Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các chỉ số tài chính đến khả năng sinh lợi của hệ thống ngân hàng khu vực châu á – thái bình dương (Trang 44 - 46)

Hiện nay, các bài nghiên cứu trên thế giới phổ biến với ba loại dữ liệu: dữ liệu chuỗi thời gian (time series data), dữ liệu chéo (cross sectional data) và dữ liệu bảng (panel data). Mỗi loại dữ liệu được thiết kế riêng cho từng mục đích và điều kiện nghiên cứu.

Dữ liệu chuỗi thời gian: thể hiện thông tin về một đối tượng trong một

khoảng thời gian dài. Nghiên cứu loại dữ liệu này có thể thấy được sự thay đổi của đối tượng trong thời gian nghiên cứu, từ đó dự báo xu hướng dài hạn của đối tượng đó trong tương lai.

Dữ liệu chéo: thể hiện thông tin về nhiều đối tượng vào một thời điểm nhất

định.

- Ưu điểm của dữ liệu chéo:

+ Việc thu thập dữ liệu được thực hiện nhanh chóng vì loại bỏ được yếu tố thời gian.

+ Dữ liệu chéo có chi phí thu thập thấp hơn dữ liệu theo thời gian. - Nhược điểm của dữ liệu chéo:

+ Dữ liệu chéo thiếu phân tích chi tiết như dữ liệu chuỗi thời gian. Vì loại dữ liệu này cho chúng ta thấy sự khác nhau giữa các chủ thể nghiên cứu nhưng không cho ta thấy dữ liệu qua một thời kỳ nghiên cứu.

+ Dữ liệu chéo không so sánh quá khứ với tương lai, nên làm giảm hiệu lực của kết luận nghiên cứu.

Dữ liệu bảng: là sự kết hợp của dữ liệu chéo và dữ liệu chuỗi thời gian. Dữ

liệu bảng thể hiện thơng tin về một nhóm đối tượng nghiên cứu theo thời gian. - Ưu điểm của dữ liệu bảng:

+ Thể hiện được mối quan hệ giữa các đối tượng theo thời gian.

- Nhược điểm của dữ liệu bảng: Khó thu thập được cùng nhóm đối tượng theo thời gian.

Khi tiến hành nghiên cứu vấn đề liên quan đến vùng lãnh thổ sẽ gặp phải những khó khăn trong khâu thu thập dữ liệu bởi vì trong một vùng lãnh thổ thì các điều kiện về phát triển kinh tế, chính trị - xã hội là khác nhau sẽ có những quy định nghiêm ngặt khác nhau trong việc công khai dữ liệu nên có khá nhiều quốc gia không công bố đầy đủ số liệu của quốc gia mình trên bộ dữ liệu của các tổ chức quốc tế, điều này gây nhiều khó khăn cho các bài nghiên cứu về hệ thống ngân hàng. Trong điều kiện như vậy, tôi chọn cách thu thập số liệu theo dữ liệu bảng, cụ thể là dữ liệu bảng cân bằng cho các quốc gia theo chuỗi thời gian (năm) để đảm bảo số lượng đối tượng thu thập được nhiều nhất cho nghiên cứu. Việc nghiên cứu các mơ hình với dữ liệu bảng có những ưu điểm theo Baltagi (2008):

- Việc kết hợp dữ liệu chuỗi thời gian của các quốc gia khác nhau, dữ liệu bảng sẽ chứa nhiều thơng tin hữu ích hơn, tính biến thiên nhiều hơn, giảm hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến, tăng số quan sát từ đó tăng số bậc tự do và có thể đem lại ước lượng vững, hiệu quả và không chệch;

- Dữ liệu bảng có liên quan đến nhiều doanh nghiệp, quốc gia theo thời gian, mỗi doanh nghiệp, quốc gia lại có những đặc trưng riêng. Tuy nhiên, các kỹ thuật ước lượng dựa trên dữ liệu bảng có thể tính đến sự khơng đồng nhất này, cho phép kiểm sốt sự khác biệt khơng quan sát được giữa các thực thể, ví dụ như khả năng quản lý, triết kinh doanh, văn hoá, khoáng sản... giữa các doanh nghiệp.

Như vậy, với những lợi thế trên, việc sử dụng dữ liệu bảng trong các mơ hình nghiên cứu của tơi được kỳ vọng có thể đem lại hiệu quả cao hơn so với phân tích dữ liệu chéo hay dữ liệu chuỗi thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các chỉ số tài chính đến khả năng sinh lợi của hệ thống ngân hàng khu vực châu á – thái bình dương (Trang 44 - 46)