Biến thu nhập ròng từ lãi so với tổng thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các chỉ số tài chính đến khả năng sinh lợi của hệ thống ngân hàng khu vực châu á – thái bình dương (Trang 61 - 64)

Biến IMGI đại diện cho chỉ tiêu thu nhập ròng từ lãi so với tổng thu nhập. Thu nhập ròng từ lãi là khoản thu nhập từ lãi của hoạt động tín dụng (cho vay) trừ cho lãi phải trả (huy động nợ).Cho vay là hoạt động truyền thống tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Lợi nhuận ròng cao cho thấy chất lượng các khoản vay hay việc sử dụng tài sản của ngân hàng đạt hiệu quả do đó sẽ là tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng, bằng chứng từ các kết quả nghiên cứu của Bourke, P. (1989), Ben Nacour (2003), Claudiu Tiberiu Albulescu (2015). Tuy nhiên, kết quả kiểm định cho thấy IMGI tác động tức thời và ngược chiều đến biến phụ thuộc ROE với mức ý nghĩa khá cao 1%. Chiều tương quan của kết quả thu được không giống với giả thuyết 5 đưa ra trước đó, có nghĩa là trong giai đoạn này thu nhập ròng từ lãi so với tổng thu nhập và khả năng sinh lợi của ngân hàng có tác động ngược chiều nhau.

Việc tối đa hóa lợi nhuận bằng cách tăng vốn chủ sở hữu chỉ có thể đáp ứng nguồn vốn hay tài sản của ngân hàng ở ngắn hạn và chi phí vốn chủ sở hữu rất đắt

đỏ (Angbazo, 1997), do đó trong dài hạn để có nguồn vốn đáp ứng chu hoạt động kinh doanh của mình ngân hàng sẽ tăng cường huy động vốn hay vay nợ. Mặc dù ngân hàng quản lý tốt các hoạt động kinh doanh, đem lại hiệu quả và khả năng sinh lợi cao tuy nhiên về lâu dài những khoản chi phí về lãi phải trả sẽ chiếm phần lớn thu nhập, do đó sẽ làm giảm thu nhập rịng từ lãi.

Như vậy, giai đoạn từ 2003-2015 hệ thống ngân hàng các quốc gia tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã sử dụng một địn bẫy tài chính cao hay ngân hàng tăng sử dụng nợ nhiều hơn là vốn chủ sở hữu nên dù khả năng sinh lợi có cao thì khơng đủ bù đắp các khoản lãi phải trả làm cho lãi rịng giảm.

TĨM TẮT CHƢƠNG 4

Chương 4 trình bày cụ thể hai mơ hình nghiên cứu sử dụng trong bài. Với mẫu dữ liệu gồm 104 quan sát của 8 quốc gia thuộc vùng lãnh thổ Châu Á - Thái Bình Dương trong giai đoạn từ 2003-2015, tôi tiến hành kiểm định việc lựa chọn mơ hình ước lượng hồi quy bao gồm các phương pháp: Pooled OLS, FEM và REM. Sau đó tiến hành phân tích hồi quy dữ liệu bảng bằng phương pháp mở rộng GMM. Kết quả thu được từ kiểm định được tóm tắt theo bảng 4.14. Theo đó, 2 chỉ số chi phí ngồi trả lãi trên tổng thu nhập và thu nhập rịng từ lãi so với tổng thu nhập có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi của ngân hàng, trong khi đó 2 chỉ số tỷ lệ vốn pháp định/điều lệ so với tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro và tài sản thanh khoản trên tổng tài sản có tác động 2 chiều đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Cuối cùng, nghiên cứu khơng tìm thấy mối quan hệ tuyến tính nào giữa nợ xấu trên tổng dư nợ và khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các chỉ số tài chính đến khả năng sinh lợi của hệ thống ngân hàng khu vực châu á – thái bình dương (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)