Đóng góp và hạn chế của đề tà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các chỉ số tài chính đến khả năng sinh lợi của hệ thống ngân hàng khu vực châu á – thái bình dương (Trang 68 - 69)

Điểm mới trong nghiên cứu này là việc kiểm định và xem xét những ảnh hưởng nhất định của các chỉ số tài chính đến khả năng sinh lợi của hệ thống ngân hàng các quốc gia khu vực Châu Á-Thái Bình Dương theo bộ chỉ số lành mạnh tài chính FSIs theo chuẩn của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra trong giai đoạn nghiên cứu 2003-2015. Dựa trên tình hình nghiên cứu đã đề cập, nghiên cứu của tôi đã cho thấy một bức tranh vĩ mơ khá tồn diện về việc áp dụng bộ chỉ số lành mạnh tài chính của khu vực theo chuẩn của IMF mà ở Việt Nam rất ít tác giả nghiên cứu về nó, có chăng cũng chỉ là những nghiên cứu định tính ở góc độ hệ thống ngân hàng ở một quốc gia (Nguyễn Thị Minh Huệ, 2012) hoặc đa số các nghiên cứu trước phân tích theo khung CAMEL hay chuẩn Basel.

Bên cạnh các vấn đề được nghiên cứu trong bài, tôi đã cố gắng thực hiện nghiên cứu với phạm vi và dữ liệu tối đa trong khả năng của mình. Tuy nhiên, vì điều kiện khách quan và chủ quan bài viết còn tồn tại một số hạn chế. Trước hết, đề tài sử dụng bộ dữ liệu có kích thước mẫu là 104 quan sát của 8/38 quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn 2003-2015. Mẫu quan sát cịn hạn chế có thể dẫn đến kết quả hồi quy từ mơ hình chưa thể giải thích hết hoặc khơng tìm thấy được bằng chứng có ý nghĩa thống kê chứng minh sự tác động của các yếu tố tài chính đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Bài nghiên cứu của tôi chỉ đề cập đến 7/40 chỉ số của bộ chỉ số lành mạnh tài chính do IMF đưa ra và bài viết đi sâu vào phân tích các yếu tố bên trong tác động đến khả năng sinh lợi mà chưa đề cập đến những yếu tố bên ngồi hay yếu tố vĩ mơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các chỉ số tài chính đến khả năng sinh lợi của hệ thống ngân hàng khu vực châu á – thái bình dương (Trang 68 - 69)