THÁI BÌNH DƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các chỉ số tài chính đến khả năng sinh lợi của hệ thống ngân hàng khu vực châu á – thái bình dương (Trang 64 - 68)

Chương này tóm tắt lại những điểm chính của luận văn và đưa ra một số kiến nghị cho các nhà quản trị tại ngân hàng và các nhà đầu tư để từ đó đưa ra những quyết định kịp thời, phù hợp về việc tăng khả năng sinh lợi cho hệ thống ngân hàng nhằm tăng trưởng lợi nhuận. Bên cạnh đó, tơi sẽ đưa ra đóng góp cũng như những hạn chế của đề tài từ đó đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1 Kết luận

Trong bài nghiên cứu này, tôi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm xem xét ảnh hưởng của các chỉ số tài chính đến khả năng sinh lợi của hệ thống ngân hàng tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Bài nghiên cứu sử dụng mơ hình Pooled OLS tổng thể để kiểm định các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi, mơ hình tác động cố định (Fixed effects model) và tác động ngẫu nhiên (Random effects model). Tiếp theo tôi sử dụng phương pháp ước lượng moment tổng quát – GMM. Việc sử dụng mơ hình GMM sẽ cho phép khắc phục cả vi phạm tự tương quan, phương sai thay đổi và biến nội sinh nên kết quả ước lượng lúc này sẽ không chệch, vững và hiệu quả nhất sử dụng các biến công cụ để kiểm soát vấn đề nội sinh với dữ liệu trong giai đoạn 2003 - 2015, với kỳ quan sát tính theo năm. Điều chỉnh ước lượng sai số chuẩn theo cách này đảm bảo rằng các ước lượng ma trận hiệp phương sai là phù hợp, kiểm soát được tất cả các vấn đề như tương quan phụ thuộc chéo, phương sai thay đổi, tự tương quan và nội sinh.

Kết quả nghiên cứu tìm ra bằng chứng thực nghiệm chi phí ngồi trả lãi trên tổng thu nhập có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lợi của ngân hàng, một tác động mạnh với ý nghĩa thống kê 1%, theo đó các khoản chi phí ngồi lãi tăng như tiền lương, tài sản cố định, khấu hao, thuế, chi dự phòng,… tăng sẽ làm cho thu nhập giảm sút và làm giảm khả năng sinh lợi của ngân hàng. Bên cạnh đó, thu nhập rịng từ lãi so với tổng thu nhập có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lợi của ngân hàng (tác động mạnh đến ROE với mức ý nghĩa 1%), điều này thể hiện việc

sử dụng đòn bẫy tài chính như “con dao hai lưỡi” trong việc tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng và thu nhập ròng tăng nhưng khả năng sinh lợi giảm cho thấy tiềm ẩn rủi ro tín dụng, thu nhập tăng đồng thời rủi ro tín dụng tăng làm cho khả năng sinh lợi của ngân hàng giảm.

Ngồi ra, các yếu tố kiểm sốt khác, tơi cịn tìm thấy tỷ lệ vốn pháp định/điều lệ so với tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro tác động ngược chiều đến khả năng sinh lợi của ngân hàng tại thời điểm nghiên cứu, việc tăng vốn sẽ làm tăng tài sản ngân hàng sẽ làm giảm khả năng sinh lợi, tuy nhiên tác động tìm thấy cũng phù hợp với thuyết đánh đổi giữa rủi ro - lợi nhuận, nghĩa là khi tăng vốn điều lệ ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ khả năng sinh lợi giảm.

Tiếp theo, chỉ tiêu tài sản thanh khoản trên tổng tài sản có tác động 2 chiều đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Việc tăng tài sản thanh khoản sẽ đáp ứng tốt nhu cầu rút tiền mặt dự tính và bất thường tại ngân hàng, tránh được những cú sốc tiêu cực, điều đó sẽ tạo được uy tín cho ngân hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ góp phần tăng thu nhập và khả năng sinh lợi. Tuy nhiên, việc tăng tài sản thanh khoản sẽ làm giảm khả năng sinh lợi của ngân hàng khi mà tài sản thanh khoản không thể tham gia vào vòng quay vốn vay hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngược lại, khi ngân hàng có tài sản thanh khoản thấp, nghĩa là sử sụng tài sản để cho vay, đầu tư để đem lại thu nhập nhiều hơn thì ngân hàng sẽ đối mặt với rủi ro mất khả năng thanh tốn khi có cú sốc tiêu cực xảy ra, khách hàng rút tiền ồ ạt. Kết quả kiểm định tìm thấy tại độ trễ bậc 1, tài sản thanh khoản tác động cùng chiều đến khả năng sinh lợi ở mức ý nghĩa cao 1%, nhưng tại tác động ngược chiều ở bậc gốc, nghĩa là nếu năm trước thanh khoản ngân hàng tốt thì khả năng sinh lợi ở năm sau có xu hướng giảm, tuy nhiên tác động này tức thời và mức ý nghĩa không cao (10%) Cuối cùng, khơng tìm thấy bằng chứng ảnh hưởng của nợ xấu đến khả năng sinh lợi trong giai đoạn này. Nếu xét theo từng giai đoạn và từng quốc gia trong khu vực, thì tại một thời điểm nào đó nợ xấu có tác động nhất định đến khả năng sinh lợi của ngân hàng, tuy nhiên, xét theo tổng thể cả khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

trong giai đoạn 2003-2015 thì nợ xấu khơng có mối quan hệ tuyến tính nào với khả năng sinh lợi của ngân hàng.

5.2 Kiến nghị

Từ những phân tích kết quả nghiên cứu ở Chương 4 về ảnh hưởng của các chỉ số tài chính đến khả năng sinh lợi của ngân hàng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong giai đoạn 2003-2015, tơi xin đề xuất một số kiến nghị trong thời gian tới như sau:

+ Kiến nghị cho nhà quản trị ngân hàng

Các ngân hàng không nên tăng vốn điều lệ/pháp định vượt quá phần trăm quy định vì khơng phải theo đuổi chính sách tăng vốn nào cũng mang lại lợi nhuận. Việc tăng vốn pháp định chỉ để đảm bảo an toàn vốn và tránh được các cú sốc tiêu cực, các rủi ro bất ổn từ nên kinh tế chứ khơng góp phần tăng trưởng lợi nhuận mà ngược lại có thể làm giảm lợi nhuận khi ngân hàng đang sử dụng địn bẫy tài chính cho việc tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng mình. Do đó, để nâng cao khả năng sinh lời ngân hàng nên sử dụng nguồn vốn huy động hay sử dụng nợ sẽ hưởng được tấm lá chắn từ thuế sẽ mang lại thu nhập cao hơn cho ngân hàng.

Cho vay là hoạt động truyền thống đem lại lợi nhuận chính cho ngân hàng, tuy nhiên, các khoản vay có rủi ro cao biến thành nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn gây ảnh hưởng, thất thốt cho thu nhập của ngân hàng. Để tăng khả năng sinh lợi cho ngân hàng các nhà quản trị cần lưu ý không phải khi nào tăng trưởng cho vay cũng hiệu quả, cần lưu ý đúng mức chất lượng của các khoản tín dụng, củng cố bảng cân đối bằng cách giải quyết khối lượng ngày càng tăng của các tài sản không hiệu quả nhằm tạo uy tín cho ngân hàng. Giải pháp ngắn hạn cho các ngân hàng là tạo ra các cơng ty quản lý tài sản, bên cạnh đó phải nâng cao quy trình tín dụng để thắt chặt các khoản cho vay không hiệu quả, cải thiện quản lý rủi ro trong dài hạn.

Bên cạnh đó, trước đây các ngân hàng thường tập trung cấp tín dụng cho các khách hàng thuộc giới trung lưu giàu có, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay những khách hàng có thu nhập mà „bỏ quên” một lượng khách hàng không và chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng (Unbanked và Underbanked). Trên thế giới có khoảng 2 tỷ

người lớn khơng có một mối quan hệ chính thức với một ngân hàng và hơn một nửa số đó (khoảng 1,1 tỷ) sống ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (Joydeep Sengupta & cộng sự, 2016), phần lớn rơi vào các nước đang phát triển (mới nổi) như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, đây là khối lượng khách hàng tiềm năng tương đối lớn mà các ngân hàng cần khai thác các khách hàng này. Do đó, để gia tăng khả năng sinh lợi cũng như lợi nhuận của mình, bên cạnh duy trì chăm sóc, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng khách hàng cũ thì các ngân hàng nên mở rộng, đa dạng hóa sản phẩm cho vay và thiết kế các sản phẩm phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh đánh vào đối tượng khách hàng tiềm năng trong tương lai.

Ngoài ra, với sự hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của các tổ chức phi ngân hàng thì khơng tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, do đó, các ngân hàng khơng ngừng cải tiến, nâng cao các dịch vụ, gói sản phẩm tín dụng của mình nhằm thu về lợi nhuận ngồi hoạt động cho vay truyền thống. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các ngân hàng kiểm sốt chi phí ngồi lãi hiệu quả nhằm mục tiêu tăng khả năng sinh lợi cho ngân hàng? Bên cạnh sự phát triển của cơng nghệ khoa học hay internet thì các ngân hàng nên sử dụng cơng nghệ tài chính (fintechs) vào hoạt động của ngân hàng nhằm đa dạng hóa các dịch vụ để phục vụ tốt hơn khách hàng hay đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng bằng cách bù giá chéo hay trợ cấp cho các dịch vụ khác, giảm giá phí hoặc tăng khuyến mãi thì sẽ tiết kiệm được các khoản chi phí ngồi lãi và đem lại thu nhập ngoài lại cao hơn. Đối với những ngân hàng nhỏ, vốn ít hay những quốc gia đang phát triển thì nên chú trọng tới hoạt động bán lẻ hơn là bán bn để có thể khai thác hết lượng khách hàng tiềm năng và phù hợp với năng lực của mình và ngược lại.

Tiếp theo, để nâng cao khả năng sinh lợi thì các ngân hàng nên duy trì khả năng thanh khoản để tạo uy tín cho ngân hàng từ đó thu hút các nguồn lực cũng như các nhà đầu tư.

+ Kiến nghị cho các nhà các nhà đầu tư

Một hệ thống ngân hàng có khả năng sinh lợi tốt là yếu tố tích cực để mua cổ phiếu của ngân hàng đó. Vậy nên lời khuyên cho các nhà đầu tư rút ra từ bài nghiên

cứu này là các nhà đầu tư nên chọn các ngân hàng có chi phí ngồi lãi thấp, vốn pháp định khơng cao hơn so với quy định và tính thanh khoản cao.

Cuối cùng, các quyết định về quản trị và đầu tư phải dựa trên cơ sở tổng hịa các yếu tố chứ khơng chỉ dựa trên một yếu tố cá biệt nào. Các khuyến nghị trên đây, được rút ra từ nghiên cứu mang tính thực nghiệm các dữ liệu quá khứ trong ngành Ngân hàng, do đó sẽ là thơng tin tham khảo đáng tin cậy cho các nhà đầu tư và các nhà quản trị ngân hàng cũng như các nhà hoạch định chính sách trong q trình phân tích trước khi đưa ra quyết định của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các chỉ số tài chính đến khả năng sinh lợi của hệ thống ngân hàng khu vực châu á – thái bình dương (Trang 64 - 68)