Biến chỉ số tài sản thanh khoản trên tổng tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các chỉ số tài chính đến khả năng sinh lợi của hệ thống ngân hàng khu vực châu á – thái bình dương (Trang 60 - 61)

Từ kết quả thực nghiệm thu được, biến LATA có bằng chứng ý nghĩa thống kê. Biến này đại diện chỉ số tài sản thanh khoản trên tổng tài sản có tác động tức thời ngược chiều tới biến phụ thuộc ROA ở mức ý nghĩa thấp 10% nhưng không tác động vào ROE, tuy nhiên xét ở độ trễ thì biến LATA tác động mạnh cùng chiều tới ROA và ROE với mức ý nghĩa 1%. Kết quả tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản tác động 2 chiều đến khả năng sinh lợi của ngân hàng, giống như kỳ vọng của tôi và giả thuyết 3 đưa ra trước đó.

Thanh khoản năm trước cao ảnh hưởng đến mức tín nhiệm của ngân hàng, tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản của năm trước tốt sẽ có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận năm nay, cho thấy ngân hàng có thể cung ứng cho dịch vụ tốt hơn cho khách hàng, thu hút được nhiều nhà đầu tư hay các khoản tiền gửi, làm cho lợi nhuận tăng hay khả năng sinh lợi tăng, bằng chứng từ nghiên cứu của Bourke, P. (1989), Fadzlan Sufian (2011), Claudiu Tiberiu Albulescu (2015).

Tuy nhiên, khi ngân hàng nắm giữ tài sản thanh khoản quá cao tại ngân hàng để đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt dự tính và bất thường của khách hàng thì số tài sản đó khơng thể tham gia vào vịng quay vốn hay nói khác hơn số tiền đó khơng thể đem đầu tư hay kinh doanh để thu về lợi nhuận cho ngân hàng. Vậy nên trong dài hạn một mức thanh khoản cao sẽ làm khả năng sinh lợi của ngân hàng giảm và ngược lại.

Do đó làm thế nào để đảm bảo được khả năng thanh khoản, tránh được các cú sốc tiêu cực mà vẫn mang lại hiệu quả hoạt động cao cho ngân hàng là một câu hỏi đặt ra cho nhà quản trị nhân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của các chỉ số tài chính đến khả năng sinh lợi của hệ thống ngân hàng khu vực châu á – thái bình dương (Trang 60 - 61)