Nguồn: Tính tốn của tác giả.
Nhìn lại bối cảnh của dự án NMNĐ Dung Quất, phương án than dừng tiến hành và chuyển đổi sang sử dụng khí là do sự xuất hiện của mỏ khí Cá Voi Xanh. Trong trường hợp khơng có mỏ khí, dự án sẽ vẫn được tiến hành theo phương án than với việc chủ đầu tư được bàn giao đất để triển khai giai đoạn xây dựng vào đầu năm 2016, nhưng nếu tính ln chi phí ngoại tác một cách tương đối thì việc sử dụng than sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Trong báo cáo đầu tư do PECC1 cho dự án NMNĐ Dung Quất, đơn vị thực hiện mặc dù có nêu lên các tác động mơi trường có thể có. Tuy nhiên, các đánh giá dường như chỉ mang tính lý thuyết, các ảnh hưởng mơi trường bị đánh giá thấp và khơng được lượng hóa thành giá trị. Hay nói cách khác, q trình thẩm định dự án đã khơng xem xét các tác động mơi trường một cách đầy đủ. Nhìn rộng ra, những vấn đề này không chỉ là trục trặc riêng ở dự án NMNĐ Dung Quất, mà cịn là tình trạng phổ biến hiện nay về lỗ hổng trong công tác thẩm định ở một loạt các dự án đầu tư (Chi tiết phân tích ở Phụ lục 24). Những bất cập này có thể đưa đến sai lầm trong phê duyệt, tăng rủi ro cho sự phát triển bền vững. Có thể thấy rõ thực trạng này khi ngày càng xuất hiện nhiều dự án gây ra các tác động tiêu cực cho mơi trường. Qua đó, có thể thấy vai trị và sự cần thiết nâng cao chất lượng các báo cáo đánh giá tác động môi trường dù đã luật hóa nhưng chưa được thực thi một cách hiệu quả hiện nay (Phụ lục 24).
2.121,99 45% 559,36 12% 19,96 0% 2.015,37 43%
Chi phí kinh tế của PA than chưa tính ngoại tác (triệu USD)
Chi phí nhiên liệu
Chi phí vận hành và bảo dưỡng Thay đổi vốn lưu động Chi phí đầu tư
2.121,99 32% 559,36 8% 2.025,61 30% 19,96 0% 2.015,37 30%
Chi phí kinh tế của PA than đã tính ngoại tác (triệu USD)
Chi phí nhiên liệu
Chi phí vận hành và bảo dưỡng Chi phí ngoại tác
Thay đổi vốn lưu động Chi phí đầu tư
3.3.1.3. Kết quả phân tích rủi ro của phương án sử dụng than
Tác giả thực hiện phân tích độ nhạy của ENPV khi cho các yếu tố biến động, kết quả khả thi về mặt kinh tế của phương án than như sau:
- Với yếu tố giá điện, tác giả phân tích dựa trên cận trên và cận dưới của giá điện kinh
tế, với cận trên là 8,54 cent/KWh và cận dưới là 5 cent/KWh bằng với giá điện bình quân của các nhà máy thủy điện ở Việt Nam (Lê Phúc Yên, 2014). Kết quả cho thấy ENPV thay đổi cùng chiều với thay đổi của giá điện kinh tế và dự án vẫn không khả thi khi giá điện thay đổi giữa hai cận biên. Mức giá trị hoán chuyển là 11,84 cent/KWh, tức là dự án chỉ có thể tạo ra lợi ích rịng cho nền kinh tế khi giá điện kinh tế lớn hơn 11,84 cent/KWh.
- Với yếu tố giá than, chi phí này chiếm tỷ trọng cao nhất (33%) trong chi phí kinh
tế, phân tích cho thấy ENPV thay đổi ngược chiều với thay đổi giá kinh tế của than. Giá trị hoán chuyển tại mức -91%, nghĩa là khi giá than kinh tế giảm xuống hơn 91% thì dự án mới khả thi kinh tế. Tuy nhiên, điều này được nhận định khó có thể xảy ra. Quan sát giá than trên thị trường thế giới 10 năm gần đây, giá than có sự biến động mạnh và được Ngân hàng thế giới dự báo có tăng nhưng chậm đến năm 2025 với tốc độ tăng bình quân là 0,44%/năm.
- Với yếu tố chi phí đầu tư, hạng mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí kinh tế
của phương án than, tác giả giả định mức chi phí đầu tư thay đổi trong khoảng từ -10% đến 50% so với mức chi phí ban đầu (Vũ Nhật Phương, 2015), kết quả cho thấy ENPV thay đổi ngược chiều với thay đổi của chi phí đầu tư, ở mức chi phí đầu tư tiết kiệm được tốt nhất 10% thì dự án vẫn khơng khả thi về mặt kinh tế.
- Với yếu tố chi phí ngoại tác, phân tích độ nhạy cho thấy giá trị ENPV giảm đi khi
chi phí ngoại tác tiêu cực của ơ nhiễm khơng khí tăng lên, đồng thời dự án vẫn không khả thi khi cho mức tổn thất thay đổi trong khoảng từ 1 cent/KWh đến 5 cent/KWh. Giá trị hoán chuyển là 0,215 cent/KWh, một mức khó có thể thực hiện được đối với một dự án NMNĐ ở Việt Nam.
- Với chi phí vốn kinh tế, tác giả cho chi phí vốn kinh tế thay đổi từ mức 8% theo
nghiên cứu của Nguyễn Phi Hùng (2010) đến mức 12% theo nghiên cứu của ADB (2015), phân tích cho thấy kết quả ENPV vẫn nhỏ hơn 0 hay tính khả thi của dự án khơng thay đổi khi chi phí vốn thay đổi giữa hai cận. Do đó, việc lựa chọn mức chi phí vốn nào trong khoảng 8% đến 12% cũng khơng làm thay đổi kết quả tính khả thi của dự án.
Thực hiện phân tích mơ phỏng Monte – Carlo ENPV khi cho các yếu tố giá điện, giá than và chi phí đầu tư kinh tế thay đổi với các giả định biến động của từng yếu tố như sau: Giá điện kinh tế tuân theo phân phối tam giác, với mức thấp nhất là 7 cent/KWh, yếu vị là 7,5 cent/KWh, lớn nhất là 8,54 cent/KWh; Tỷ lệ thay đổi chi phí đầu tư kinh tế có phân phối tam giác biến động trong khoảng [-10%; 50%] (Vũ Nhật Phương, 2015), yếu vị 0%; Giá than tuân theo phân phối tam giác với mức thay đổi thấp nhất là -20%, cao nhất là 28%, yếu vị 0%.
Hình 3 - 1: Kết quả mơ phỏng Monte-Carlo NPV kinh tế phương án than
Nguồn: Thực hiện của tác giả.
Kết quả phân tích mơ phỏng cho thấy xác suất để dự án NMNĐ Dung Quất sử dụng than làm nhiên liệu đầu vào khả thi kinh tế gần như 0%. Đây là mức xác suất rất thấp, chứng tỏ phương án than hầu như không tạo ra lợi ích rịng cho phúc lợi của nền kinh tế khi các yếu tố thay đổi theo giả định đưa ra.
Chi tiết phân tích có thể tham khảo chi tiết tại Phụ lục 18.
3.3.2. Phương án thực hiện bằng khí 3.3.2.1. Kết quả phân tích kinh tế 3.3.2.1. Kết quả phân tích kinh tế
Tương tự với phương án than, tác giả thiết lập ngân lưu kinh tế khi sử dụng khí làm nhiên liệu dựa trên các khoản lợi ích và chi phí kinh tế. Ta có ngân lưu kinh tế của dự án qua các năm trong suốt vòng đời dự án thể hiện trong biểu đồ dưới đây.