Mơ hình vệt khói Gauss

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính khả thi của phương án sử dụng khí so với sử dụng than cho dự án nhà máy nhiệt điện dung quất (Trang 30)

Nguồn: Tác giả vẽ lại từ Bùi Tá Long (2008).

Theo mơ hình Gauss, các chất thải phát tán ra ngồi khơng khí sẽ được chia ra làm 2 vùng ảnh hưởng: vùng 1 trong phạm vi bán kính 56 km với đặc điểm phát tán chất thải chịu tác động lớn bởi đặc điểm khí tượng, vùng 2 là vùng có bán kính ngồi 56 km, có thể lên đến 1.000 km, gồm các chất thải sơ cấp sẽ tách ra khỏi khơng khí do tác động của trọng lực hay do các phản ứng hóa học hình thành chất kết tủa như NOx và SO2 thốt ra ngồi khơng khí kết hợp với O2 và hơi nước tạo nên những cơn mưa axit H2SO4 và HNO3 (Joseph V. Sapadaro, 2002).

2.2.3.3. Đánh giá những tác động lên sức khỏe con người

Bước thứ ba là xác định các tác động đến sức khỏe con người do sự gia tăng lượng chất ơ nhiễm trong khơng khí khu vực lân cận nhà máy thơng qua ước tính số người chịu ảnh hưởng do phơi nhiễm dưới chất thải. Có nhiều mơ hình nghiên cứu thể hiện mối tương quan giữa số người bị ảnh hưởng do phơi nhiễm với mức gia tăng nồng độ chất thải. Trong nghiên cứu này, do hạn chế về khả năng cũng như thơng tin khí tượng thủy văn, tác giả sử dụng Mơ hình quốc tế đồng nhất đơn giản SUWM (Simple uniform world model), tổng mức tác động I (ca bệnh (trường hợp)/năm) được thể hiện theo công thức như sau:

I = ∫ ρ(r)ERF (r, C(r, Q))dA

2.2.3.4. Lượng hóa ngoại tác tổn thất sức khoẻ thành giá trị kinh tế

Chi phí ngoại tác của xã hội gây ra bởi các chất ô nhiễm là: D = I x UV. Trong đó: UV được tính bằng USD/căn bệnh, là chi phí đơn vị điều trị cho một căn bệnh. Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm mơi trường khơng khí ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm các khoản chi phí: chi phí khám và thuốc chữa bệnh, tổn thất mất ngày công lao động do nghỉ ốm, tổn thất thời gian của người nhà chăm sóc người ốm,… Có nhiều cách thức để chuyển thành tiền khi lượng hóa thiệt hại sức khỏe con người, trong đó phổ biến là các phương pháp sau: Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method); Phương pháp tiếp cận chi phí sức khoẻ (Cost of Illness - COI) (Van Hor, và đ.t.g, 1996); Phương pháp chuyển giao lợi ích (Benefits Transfer);…

Trong đề tài, tác giả sử dụng phương pháp chuyển giao lợi ích bằng cách dựa vào những chi phí đã được tính trước ở Mỹ và quy đổi giá trị sang Việt Nam thông qua Tổng thu nhập quốc dân của quốc gia có điều chỉnh theo ngang bằng sức mua - PPP GNP của Mỹ và Việt Nam. Để áp dụng phương pháp này địi hỏi phải có sự đánh giá sự phù hợp giữa hai nơi nghiên cứu, giữa nơi có nghiên cứu gốc được sử dụng và nơi chuyển đến. Tính tốn được thực hiện theo cách tính như sau:

UV (Việt Nam) = UV(US) ∗ (PPP GNP (Việt Nam)PPP GNP (US) )γ. Trong đó:

UV (Việt Nam) là chi phí điều trị bệnh ở Việt Nam; UV(US) là chi phí điều trị bệnh ở Mỹ;

PPP GNP: tổng thu nhập quốc dân của quốc gia, điều chỉnh theo ngang bằng sức mua; γ là hệ số co giãn WTP theo thu nhập.

Bản thân phương pháp này có ưu điểm là sự thuận tiện và ít tốn kém chi phí thực hiện nghiên cứu. Tuy nhiên nhược điểm là kết quả tính tốn có thể khơng được đảm bảo khi các nơi nghiên cứu khơng có sự phù hợp.

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH KINH TẾ

Như đã trình bày ở trên, dự án đi vào hoạt động có thể mang lại những tác động tích cực như đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng đang có xu hướng tăng lên; thu hút một lực lượng lớn lao động từ khu vực khác chuyển sang, qua đó góp phần tạo ra cơng ăn việc làm cho người dân, cải thiện đời sống kinh tế. Ngoài ra, NMNĐ đi vào hoạt động còn sẽ gây ra rất nhiều ngoại tác tiêu cực, điển hình và rõ ràng nhất chính là ơ nhiễm mơi trường do nhà máy gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người dân vùng lân cận. Do đó, việc đánh giá tính khả thi kinh tế của dự án có vai trị rất quan trọng. Theo khung phân tích đã thiết lập trong chương 2, chương này sẽ tính tốn các lợi ích và chi phí kinh tế của dự án như sau:

3.1. Lợi ích kinh tế

Lợi ích kinh tế của dự án bao gồm giá trị kinh tế của điện bán ra tại của nhà máy và giá trị kinh tế của bán xỉ than. Trong đó lợi ích kinh tế của bán điện được xác định bằng cách lấy mức giá điện kinh tế áp dụng cho dự án này nhân với sản lượng điện thương phẩm của dự án sau khi loại trừ lượng tổn thất điện trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng:

Giá trị kinh tế của điện bán ra tại của nhà máy =

(Giá điện kinh tế tới người tiêu dùng – Chi phí truyền tải và phân phối) x

Sản lượng điện

 Tính mức giá điện kinh tế của dự án áp dụng cho cả hai phương án than và khí

Giá điện kinh tế áp dụng cho dự án được tính bằng cách lấy mức sẵn lịng chi trả WTP trừ đi chi phí truyền tải – phân phối và quản lý. Theo nghiên cứu của NHTG năm 2002, mức giá điện kinh tế áp dụng cho dự án NMNĐ Phú Mỹ là 7,5 cent/KWh. Trong nghiên cứu của Lê Bảo Bình với dự án NMNĐ Vân Phong vào năm 2012, giá điện kinh tế là 7,17 cent/KWh. Với dự án NMNĐ Dung Quất, tác giả tính tốn lại mức sẵn lịng chi trả cho 1 KWh thông qua mức sẵn lòng chi trả (WTP) của các khu vực tiêu dùng điện khác nhau. Mặc dù giá điện do nhà nước điều tiết, nhưng trong những năm gần đây, người tiêu dùng (hộ gia đình và doanh nghiệp) khơng phải hạn chế tiêu dùng vì thiếu điện, tình trạng cắt điện cũng ít xảy ra. Trên cơ sở này, mức sẵn lòng chi trả này của mỗi khu vực sử dụng điện được tính dựa trên mức trung bình giá điện lúc cao điểm và thấp điểm được áp dụng cho từng khu vực tiêu thụ khác nhau theo quy định tại Thông tư 16/2014/TT-BCT (Bộ Công Thương, 2014).

Bảng 3 - 1: Cơ cấu tiêu dùng điện năm 2014

Khu vực Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ Sinh hoạt Khác

Cơ cấu 53,90% 1,50% 4,90% 35,60% 4,10%

Giá điện bình quân 2.126,50 2.060,00 3.155,50 2.060,00 1.671,00

WTP (VNĐ/KWh) 2.133,57

WTP (USD/KWh) 0,101

Nguồn: Tác giả tính dựa theo Báo cáo ngành điện (2015) và Bộ Cơng Thương (2014a).

Chi phí truyền tải – phân phối và quản lý được tính tốn theo bảng 3 – 2.

Bảng 3 - 2: Chi phí truyền tải, phân phối và quản lý điện năm 2014

STT Khoản mục Đơn vị Cách tính Thành tiền

1 Doanh thu truyền tải điện Tỷ VNĐ 1 9.200,1

2 Chi phí khâu phân phối Tỷ VNĐ 2 29.047,4

3 Chi phí điều hành - quản lý, dịch vụ kỹ

thuật Tỷ VNĐ 3 746,3

4 Tổng sản lượng điện thương phẩm Tỷ KWh 4 115,3

5 Chi phí truyền tải, phân phối, quản lý VNĐ/KWh 5=(1+2+3)/4 338,3

6 Chi phí truyền tải, phân phối, quản lý USD/KWh 6=5/21.036 0,016

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa vào Bộ Cơng Thương (2014).

Qua đó, mức giá điện kinh tế áp dụng cho dự án NMNĐ Dung Quất là 8,5 cent/KWh và được giả định không đổi đến năm 2016.

Xác định mức tổn thất trong truyền tải, phân phối và quản lý

Tổn thất điện năng là lượng điện năng bị tiêu hao trong quá trình truyền tải và phân phối điện khi điện năng được tải từ điểm giao nhận với đơn vị sản xuất điện đến khách hàng tiêu thụ điện sau khi chuyển qua lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối. Trong những năm qua, tỷ lệ tổn thất điện ở Việt Nam có xu hướng cải thiện khi giảm từ 10,15% năm 2010 xuống cịn 8,6% năm 2014 (Nguyễn Ngọc Hồng, 2015). Chính phủ đặt ra cho ngành điện chỉ tiêu mức tổn thất điện năng là 8,00% vào năm 2015 và giảm xuống cịn 6,5% vào năm

2020. Do đó, tác giả áp dụng mức tỷ lệ tổn thất điện năng của EVN năm 2015 là 8,00% và giảm dần đều đến năm 2020 đạt chỉ tiêu 6,5% theo mục tiêu chính phủ đặt ra.

Biểu đồ 3 - 1: Tỷ lệ tổn thất điện năng Việt Nam qua các năm

Nguồn: Báo cáo ngành điện (Nguyễn Ngọc Hoàng, 2015).

Với mức giá điện kinh tế đã tính, sản lượng điện thương mại và tỷ lệ tổn thất điện năng được giả định trên, tác giả tính được lợi ích kinh tế của dự án NMNĐ Dung Quất. Kết quả thể hiện trong Phụ lục 15 và Phụ lục 17.

3.2. Chi phí kinh tế

Chi phí kinh tế của NMNĐ Dung Quất bao gồm giá trị kinh tế của chi phí đầu tư ban đầu và chi phí hoạt động trong giai đoạn vận hành thương mại. Chi phí kinh tế được xác định dựa trên theo công thức xác định hệ số chuyển đổi giữa giá kinh tế và giá tài chính của dự án là CF =PPef.

Ngồi ra, trong chi phí kinh tế của dự án, tác giả cịn nội hóa chi phí ngoại tác tiêu cực của ơ nhiễm khơng khí do bụi của nhà máy tác động đến của người dân đến sức khỏe người dân.

3.2.1. Hệ số chuyển đổi

Hệ số chuyển đổi CF là tỷ lệ giữa chi phí tài chính và chi phí kinh tế. Chi tiết tính tốn CF từng hạng mục ở Phụ lục 6. Ta có bảng tổng hợp các hệ số chuyển đổi CF cho từng khoản mục của hai phương án như bảng sau.

11,05% 10,56% 9,21% 9,57% 10,15% 9,23% 8,85% 8,87% 8,60% .000% 2.000% 4.000% 6.000% 8.000% 10.000% 12.000% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Bảng 3 - 3: Tổng hợp hệ số chuyển đổi theo hai phương án

STT Các khoản mục Than Khí I Chi phí đầu tư

1 Chi phí xây dựng 0,933 0,933

2 Chi phí thiết bị 1,008 1,008

3 Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư 5,150 5,150

4 Chi phí quản lý dự án 1,000 1,000 5 Chi phí tư vấn dự án 0,977 0,977 6 Các chi phí khác 1,001 1,001 7 Dự phịng tăng chi phí thực 0,999 0,999 II Chi phí hoạt động 1 Than 1,018 2 Dầu LDO 1,018

3 Chi phí vận hành và bảo dưỡng 1,008 1,008

4 Khoản phải thu 1,000 1,000

5 Khoản phải trả 1,000 1,000

6 Cân đối tiền mặt 1,000 1,000

III Doanh thu

1 Xỉ than 1,000

2 Giá trị thanh lý 1,000 1,000

Nguồn: Tính tốn và giả định của tác giả.

3.2.2. Chi phí đầu tư

Chi phí đầu tư kinh tế được tính bằng cách lấy hệ số chuyển đổi ứng với từng hạng mục chi phí nhân với chi phí tài chính của khoản mục đó. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực nên số liệu chi phí đầu tư tài chính được tác giả thu thập từ Thuyết minh báo cáo đầu tư, đơn vị tư vấn dự án và điều chỉnh theo lạm phát thay vì xác định chi tiết thành phần thiết bị và giá trị thực tế của các khoản chi phí trên thị trường hiện nay.

3.2.3. Phí thưởng ngoại hối

Tỷ giá hối đoái kinh tế phản ánh chi phí cơ hội của ngoại tệ mà dự án sử dụng. Dựa theo kết quả nghiên cứu của Lê Thế Sơn (2011) trong xác định hệ số tỷ giá hối đối kinh tế của Việt Nam, ta có tỷ lệ giữa tỷ giá hối đoái kinh tế và tỷ giá hối đối chính thức trong giai đoạn từ 2007 đến 2010 thay đổi từ 1,08 đến 1,16, và mức trung bình chênh lệch trong giai đoạn này là 12%. Trong luận văn này, tác giả sử dụng mức tỷ lệ trung bình 1,12 tương ứng với mức chênh lệch trung bình 12% cho thẩm định dự án NMNĐ Dung Quất. Tỷ lệ trung 1,12 cũng gần với mức tỷ lệ được WB sử dụng để thẩm định một số dự án thời gian gần đây.

Bảng 3 - 4: SERF sử dụng trong thẩm định kinh tế của WB và ADB

Dự án Năm Cơ quan thẩm định SERF

Dự án cải tạo hệ thống cấp nước và vệ sinh tại

Hồ Chí Minh 2004 ADB 1,11

Dự án phát triển nước nông thôn 2004 WB 1,31

Dự án đường dây cao tốc Bến Lức – Long

Thành 2010 ADB 1,04

Dự án chuyển đổi Nông nghiệp bền vững 2015 WB 1,11

Dự án vững mạnh khí hậu tích hợp sinh kế bền

vững đồng bằng sông Cửu Long 2016 WB 1,11

Nguồn: Nguyễn Xuân Thành, 2016.

3.2.4. Chi phí vốn kinh tế

Chi phí cơ hội của vốn về mặt kinh tế được xác định bởi cung và cầu vốn trong nền kinh tế sau khi điều chỉnh những tác động bóp méo thị trường. Chi phí vốn ảnh hưởng đến kết quả tính khả thi của dự án được thẩm định. Ngồi ra, nó cịn ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơng nghệ cho dự án (Nguyễn Phi Hùng, 2010). Khi thẩm định các dự án ở Việt Nam, người ta thường sử dụng các mức chi phí cơ hội của vốn bằng với mức chi phí cơ hội kinh tế của vốn được các tổ chức viện trợ áp dụng cho các quốc gia đang phát triển tùy theo ngành (Zhuang và đ.t.g, 2007 trích trong Nguyễn Phi Hùng, 2010). Suất chiết khấu kinh tế được áp dụng cho các, dự án giao thông là là 12% (ADB, 2015), dự án điện là 10% (Bộ Cơng Nghiệp, 2007). Trong nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng chi phí cơ hội kinh tế của vốn ở Việt Nam

theo nghiên cứu của Nguyễn Phi Hùng (2010) là 8,00% và có phân tích độ nhạy của kết quả thẩm định khi sử dụng các mức chi phí vốn khác nhau.

3.2.5. Ngoại tác của dự án Nhà máy nhiệt điện

Dự án NMNĐ tạo ra những ngoại tác đến nền kinh tế, trong giai đoạn xây dựng lẫn thời gian vận hành thương mại, gồm cả ngoại tác tích cực lẫn tiêu cực. Việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch – loại nhiên liệu khơng an tồn cho sự phát triển bền vững – làm đầu vào của dự án, NMNĐ gây ra một loạt các ngoại tác tiêu cực liên quan đến môi trường như sự nóng lên tồn cầu, ơ nhiễm nước, mưa axit, ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm nhiệt, ơ nhiễm tiếng ồn,…

3.2.5.1. Nóng lên tồn cầu

Việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch khiến cho lượng CO2 tăng lên nhanh, CO2 là nguyên nhân chính gây ra sự nóng lên tồn cầu vì CO2 hấp thụ tốt tia hồng ngoại. Ngồi ra, NMNĐ cịn thải ra NO2 vốn hấp thụ nhiều nhiệt hơn cả CO2. Sự tăng lượng khí CO2 và NO2 làm tăng nhiệt lượng bị hấp thụ, tăng nhiệt độ trung bình của trái đất (Genk, 2012), nhiệt độ trên bề mặt trái đất nóng dần lên, nguyên nhân sâu xa của vấn đề biến đổi khí hậu, dẫn đến các hiện tượng nước biển dâng lên, các hiện tượng khí hậu cực đoan và sự gia tăng thiên tai cả về số lượng lẫn cường độ (Báo Cáo Môi Trường 2014).

3.2.5.2. Ơ nhiễm tiếng ồn

Mặc dù khó đo lường nhưng cũng có một số nghiên cứu cịn cho thấy NMNĐ cũng là nguồn gây ra ô nhiễm tiếng ồn. Nguồn gây ra tiếng ồn đến từ hoạt động của tuabin phát điện, nồi hơi, các động cơ diesel, quạt, thiết bị bơm, hệ thống làm mát,…(IFC, 2008).

3.2.5.3. Tác động đến nguồn nước

Nếu như nước là một tài nguyên vô cùng quý giá và đang trở nên dần cạn kiệt thì NMNĐ lại được coi là “quái vật uống hết nước của nhân loại” (Lê Thành Ý, 2015). Dù sử dụng bằng bất kỳ loại nhiên liệu nào thì một NMNĐ đều tiêu thụ một lượng nước rất lớn cho việc làm nguội bộ ngưng, làm mát hệ thống máy... Quá trình hút lượng lớn nước cho nhà máy sẽ ảnh hưởng đến những đối tượng sử dụng nước khác như canh tác nông nghiệp, nguồn nước dành cho sinh hoạt. Hơn nữa, sau quá trình sử dụng, lượng nước thải ra từ nhà máy cịn chứa các hóa chất có tác động tiêu cực đến hệ thống thủy sinh (IFC, 2008).

3.2.5.4. Ơ nhiễm nhiệt

Q trình đốt cháy các nhiên liệu tạo ra nhiệt năng. Lượng nhiệt này được chia ra làm hai phần, một phần để sản xuất điện năng, phần cịn lại giải phóng vào mơi trường xung quanh. Theo báo cáo đầu tư, 37,18% lượng nhiệt từ NMNĐ Dung Quất chuyển thành điện năng, hơn 60% còn lại trở thành nguồn gây ô nhiễm nhiệt cho khu vực xung quanh. Nhiệt độ cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính khả thi của phương án sử dụng khí so với sử dụng than cho dự án nhà máy nhiệt điện dung quất (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)