Phân tích rủi ro tài chính của dự án theo phương án than

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính khả thi của phương án sử dụng khí so với sử dụng than cho dự án nhà máy nhiệt điện dung quất (Trang 118 - 122)

Phân tích độ nhạy tài chính

Dự án có vịng đời 30 năm, các tính tốn đều dựa vào những thơng số đầu vào giả định theo báo cáo đầu tư của PECC1 và của tác giả nhưng thực tế thường diễn ra khơng hồn tồn như giả định. Luận văn phân tích độ nhạy nhằm đánh giá rủi ro về mặt tài chính.

i. Phân tích độ nhạy theo giá bán điện

Giá bán điện là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tính khả thi của các dự án nguồn điện và đối với các dự án NMNĐ để đảm bảo thu hút chủ đầu tư tham gia vào khâu sản xuất bù đắp lượng điện thiếu hụt, giá bán điện thường được đàm phán và thỏa thuận trong các hợp đồng mua điện PPA với đơn vị thu mua (như trong trường hợp dự án này là EVN). Theo đó, giá hợp đồng PPA được xây dựng theo cơ chế “Cost + Margin” được quy định trong Thông tư 56/2014/TT-BCT ban hành ngày 19/12/2014. Theo quyết định số 24/2011/QĐ-TTg về việc điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường, EVN có quyền điều chỉnh giả điện mỗi 3 tháng và EVN cịn có quyền tăng giá điện 5% cho mỗi lần điều chỉnh. Do đó, tác giả sử dụng biên độ 20% (Lê Phúc Yên, 2014) cho giá điện so với mức 7,6 cent/KWh để đánh giá tác động của việc tăng giá điện tới tính khả thi về mặt tài chính của dự án.

Bảng kết quả phân tích độ nhạy của phương án than theo giá bán điện

Mơ hình cơ sở

Thay đổi giá bán điện (cent/KWh) GTHC

6,08 6,50 7,50 8,00 9,12 7,39

FNPV tổng đầu tư 130 -841 -572 65 373 1070 0

FNPV chủ đầu tư 35 -707 -504 -14 225 770 -66

Nguồn: Tính tốn của tác giả.

FNPV của dự án và chủ đầu tư thay đổi cùng chiều với giá bán điện. Giá trị hoán chuyển bằng 7,39 cent/KWh gần bằng với mức 7,6 cent/KWh trong báo cáo đầu tư cho thấy tính khả thi tài chính của dự án khi sử dụng than làm nhiên liệu rất nhạy với giá điện thỏa thuận trong hợp đồng PPA.

ii. Phân tích độ nhạy theo chi phí đầu tư

Khi thực hiện các dự án điện trong thời gian dài, có nhiều trường hợp khiến cho vốn đầu tư của một dự án được tiết kiệm hơn so với thiết kế ban đầu của chủ đầu tư nhưng cũng có những trường hợp trong đó vốn đầu tư của một dự án bị đội lên như các thay đổi trong chế độ kế toán, đội giá thiết bị, các khoản phát sinh ngoài dự kiến trong thiết kế dự án ban đầu. Tương tự bên phân tích kinh tế, tác giả phân tích độ nhạy theo thay đổi của vốn đầu tư trong biên độ từ mức tiết kiệm -10% đến đội vốn 50%. Kết quả phân tích độ nhạy dự án theo biên độ trên cho kết quả như trong bảng sau.

Bảng kết quả phân tích độ nhạy của phương án than theo thay đổi vốn đầu tư

Mơ hình cơ sở

Tỷ lệ thay đổi vốn đầu tư (%) GTHC

-10% 5% 20% 30% 50% 5%

FNPV tổng đầu tư 130 370 130 -368 -875 -1129 0

FNPV chủ đầu tư 35 229 35 -363 -762 -961 -70

Nguồn: Tính tốn của tác giả.

Kết quả phân tích độ nhạy cho thấy FNPV của dự án theo phương án than thay đổi nghịch biến với vốn đầu tư, hay nói cách khác tính khả thi về tài chính giảm đi khi vốn đầu tư tăng lên. Giá trị hoán chuyển là 5% tức khi vốn đầu tư tăng lên hơn 5% dự án khơng cịn khả thi tài chính nữa. Điều này hồn tồn có thể xảy ra trong nhiều dự án trên thực tế.

iii. Phân tích độ nhạy theo giá than

Theo Báo cáo ngành điện (Nguyễn Ngọc Hồng, 2015) thì cơ chế giá nhiên liệu than trong tương lai sẽ chịu ảnh hưởng lớn của giá thị trường (cả than trong nước và than nhập khẩu). Đây cũng là điểm hợp lý và tạo động lực thúc đẩy giá điện về với giá thị trường. Dựa trên dữ liệu lịch sử giá than trên thị trường thế giới, tác giả giả định giá than sẽ thay đổi trong khoảng từ -20% tới 28% để tiến hành phân tích độ nhạy tính khả thi về mặt tài chính của dự án theo sự thay đổi của giá than đầu vào, dưới đây là kết quả phân tích.

Bảng kết quả phân tích độ nhạy của phương án than theo thay đổi giá than

Mơ hình cơ sở Thay đổi giá mua than (%) GTHC

-20% -10% 10% 20% 28% 6%

FNPV tổng đầu tư 130 550 341 -84 -298 -473 0

FNPV chủ đầu tư 35 361 199 -130 -295 -428 -66

Nguồn: Tính tốn của tác giả.

Dựa theo bảng trên ta thấy FNPV của dự án thay đổi ngược chiều với sự thay đổi của giá than đầu vào, giá mua than càng tăng lên thì tính khả thi của dự án càng giảm xuống. Dự án sẽ không khả thi về mặt tài chính một khi giá than tăng thêm 6%. Điều này cho thấy tính khả thi tài chính của dự án theo phương án than khá nhạy cảm với sự thay đổi của giá nhiên liệu.

Phân tích Monte Carlo tài chính

Thực hiện phân tích mơ phỏng Monte – Carlo NPV tài chính trong đó, các yếu tố giá điện, giá than và chi phí đầu tư kinh tế thay đổi với các giả định biến động như sau: Giá bán điện tuân theo phân

đầu tư có phân phối tam giác biến động trong khoảng [-10%; 50%] (Vũ Nhật Phương, 2015), yếu vị 0%; Giá mua than tuân theo phân phối tam giác với tỷ lệ thay đổi thấp nhất là -20%, lớn nhất là 28%, yếu vị 0%.

Hình kết quả mơ phỏng FNPV tổng đầu tư và chủ đầu tư theo phương án than

Nguồn: Tính tốn của tác giả.

Như vậy, xác suất để FNPV dương bằng 83,18% theo quan điểm chủ đầu tư và 56,46% theo quan điểm tổng đầu tư, mức xác suất rất cao chứng tỏ tính khả thi của dự án khi sử dụng than làm nhiên liệu đầu vào có sự vững mạnh khi các biến đầu vào cùng thay đổi theo xác suất đã được giả định. Kết quả phân tích mơ phỏng Monte Carlo FNPV được thể hiện chi tiết ở bảng sau.

Kết quả phân tích Monte – Carlo khả thi tài chính phương án than.

Summary - CĐT

Certainty level is 83,18%

Certainty range is from 0,00 to Infinity Entire range is from -602,48 to 6031,19 Base case is 35,31

After 10000 trials, the std. error of the mean is 5,55

Statistics: Forecast values

Trials 10000 Base Case 35,31 Mean 445,62 Median 322,74 Mode --- Standard Deviation 555,19 Variance 308239,47 Skewness 1,85 Kurtosis 8,94 Coeff. of Variation 1,25 Minimum -602,48 Maximum 6031,19 Range Width 6633,67 Mean Std. Error 5,55 Summary - TĐT Certainty level is 56,46%

Certainty range is from 0,00 to Infinity

Entire range is from -2775005,29 to 3808198,17 Base case is 129,45

After 10000 trials, the std. error of the mean is 540,30 Forecast values Trials 10000 Base Case 129,54 Mean 266,18 Median 69,71 Mode --- Standard Deviation 54030,31 Variance 2919274552,33 Skewness 21,05 Kurtosis 3,261,99 Coeff. of Variation 202,99 Minimum -2775005,29 Maximum 3808198,17 Range Width 6583203,46 Mean Std. Error 540,30

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính khả thi của phương án sử dụng khí so với sử dụng than cho dự án nhà máy nhiệt điện dung quất (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)