2.1.1 .Giới thiệu về Tổng công ty điện lực miền Nam
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ các đơn vị trong Tổng công ty điện lực miền Nam
2.1.2.1. Công ty điện lực
Công ty điện lực gồm chức năng nhiệm vụ sau:
- Quản lý vận hành, xây dựng cải tạo, sửa chữa lưới điện và nguồn điện trong tỉnh theo kế hoạch của Tổng công ty điện lực miền Nam giao.
- Quản lý kinh doanh điện năng, cung ứng điện an toàn, liên tục và đảm bảo chất lượng.
- Tham gia với tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch kế hoạch phát triển lưới điện phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Quản lý sử dụng toàn bộ tài sản lưới điện, nguồn điện, vốn…do Tổng Công ty Điện lực miền Nam giao.
- Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác theo giấy phép hành nghề.
Tổ chức bộ máy của Công ty điện lực gồm có: (xem phụ lục 05) - Ban Giám đốc gồm: Giám đốc và 3 Phó Giám đốc
- Văn phịng Cơng ty và các phịng nghiệp vụ (Văn phòng, Tổ chức & Nhân sự, Kế hoạch – Kỹ thuật, Kinh doanh, Tài chính kế tốn, Thanh tra bảo vệ pháp chế, Vật tư, Quản lý đầu tư, Kỹ thuật an tồn, Điều độ, Cơng nghệ thơng tin; Kiểm tra giám sát mua bán điện…).
- 1 Ban Quản lý dự án. - 1 Phân xưởng cơ điện.
- Các điện lực huyện trực thuộc (tùy thuộc vào số huyện của từng tỉnh, xem phụ lục 06)
Tùy thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương, công ty điện lực sẽ có thêm một vài phịng nghiệp vụ đặc thù.
2.1.2.2. Công ty phụ trợ (đơn vị sản xuất kinh doanh khác)
Để hỗ trợ cơng tác chun mơn cho Tổng cơng ty có 5 đơn vị phụ trợ với các chức năng riêng biệt cụ thể. Tổ chức bộ máy của các đơn vị phụ trợ gồm có Ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ.
- Ban quản lý dự án điện lực miền Nam: thay mặt EVNSPC giám sát và giải ngân các cơng trình đầu tư xây dựng do EVNSPC làm chủ đầu tư.
- Công ty Lưới điện cao thế miền Nam: quản lý, vận hành lưới điện cấp điện áp, xây dựng, cải tạo, sửa chữa, đại tu thiết bị, địa bàn hoạt động trải dài trên địa bàn 21 tỉnh thành phía Nam.
- Cơng ty Thí nghiệm điện miền Nam: thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện đến cấp điện áp 500 kV;
- Công ty TNHH MTV Tư vấn điện miền Nam: khảo sát, lập quy hoạch lưới điện cấp quận, huyện, tỉnh, miền; khảo sát, thiết kế, lập dự án đầu tư, quản lý đấu thầu, xây dựng, thẩm định thiết kế, dự tốn và giám sát thi cơng các cơng trình điện đến cấp điện áp 500 kV;
- Công ty công nghệ thông tin điện lực miền Nam: sản xuất phần mềm, thiết kế trang web; xây dựng, khai thác và lưu trữ dữ liệu; tư vấn về phần cứng; thiết kế hệ thống máy tính tích hợp với hệ thống phần cứng, phần mềm và với các công nghệ truyền thơng, quản lý máy tính và tích hợp mạng cục bộ.
2.1.2.3. Các ban nghiệp vụ tại Tổng công ty điện lực miền Nam
- Tham mưu cho Ban lãnh đạo Tổng công ty các vấn đề chuyên môn do từng ban phụ trách và đồng thời thanh tra, giám sát các đơn vị trực thuộc Tổng công ty (Ví dụ Ban tài chính – kế tốn ; Ban quản lý đầu tư...).
- Tổ chức và hướng dẫn các nhiệm vụ thực hiện của từng ban phù hợp với mục tiêu, chiến lược Tổng công ty đề ra.
- Theo dõi, phân tích đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực được phân công.
Tổ chức bộ máy các ban bao gồm Trưởng Ban, Phó Ban và các chuyên viên. 2.2. Thực trạng hệ thống kiểm sốt quản lý trong Tổng cơng ty điện lực miền Nam
2.2.1. Đối tượng và phạm vi khảo sát
Để tìm hiểu và làm sáng tỏ thực trạng hệ thống kiểm soát quản lý của EVN SPC trong thời gian qua từ đó nhận diện được những ưu điểm, khuyết điểm và sự cần thiết để hồn thiện hệ thống kiểm sốt quản lý trong thời gian đến, luận văn đã tiến hành khảo sát thực tế về hệ thống kiểm soát quản lý đang được áp dụng trong EVN SPC. Đối tượng cụ thể tiến hành liên hệ để khảo sát lấy ý kiến đó là các cấp quản lý trong Tổng công ty từ tổng giám đốc, trưởng ban, chánh văn phòng cơ quan EVN SPC, ban giám đốc các cơng ty điện lực đặc biệt là các trưởng, phó phịng kế toán của các đơn vị.
Phạm vi khảo sát là các đơn vị trong Tổng công ty điện lực miền Nam. 2.2.2. Nội dung khảo sát
Dựa vào đối tượng và phạm vi khảo sát, nội dung luận văn tập trung khảo sát hệ thống kiểm soát quản lý trong EVN SPC. Cụ thể là tập trung khảo sát về:
- Các thông tin liên quan đến các trung tâm trách nhiệm. - Chế độ đãi ngộ của công ty đối với các nhà quản trị.
- Mức độ quan tâm của nhà quản trị đến hệ thống kiểm soát quản lý. 2.2.3. Phương pháp khảo sát
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Trong phương pháp này, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (qualitative approach) mà cụ thể là phương pháp tình huống (case study research) làm phương pháp nghiên cứu chính; sử dụng phương pháp thống kê, mơ tả hỗ trợ thêm để làm sáng tỏ thêm vấn đề cần nghiên cứu.
Trong phương pháp tình huống (case study research), cơng cụ tác giả lựa chọn sử dụng để thu thập dữ liệu đó chính là quan sát (observation) và khảo sát, phỏng vấn sâu. Vì vậy, tác giả đã tiến hành quan sát hệ thống kiểm soát quản lý trong EVN
SPC kết hợp với khảo sát, phỏng vấn sâu các cấp có trách nhiệm đặc biệt là các trưởng, phó phịng kế tốn để thu thập và phân tích dữ liệu.
Dữ liệu sơ cấp: là những dữ liệu chính để hồn thành nghiên cứu bao gồm các thông tin từ cuộc phỏng vấn và bảng câu hỏi khảo sát thực tế tại các đơn vị thuộc Tổng công ty điện lực miền Nam.
Dữ liệu thứ cấp: là các thông tin thu thập từ các nguồn khác nhau như trên báo chí, internet được chọn lọc với nội dung phù hợp với nghiên cứu, các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ trong nước và dữ liệu nội bộ như các quy định, quy chế được ban hành trong Tổng công ty. Dữ liệu thông tin thu thập giúp nghiên cứu mang tính khả thi cao, kết hợp hai góc nhìn chủ quan tại Tổng cơng ty và cách nhìn khách quan từ đối tượng bên ngoài như các tổ chức kinh tế, xã hội.
2.2.4. Kết quả khảo sát
Tác giả đã gửi 40 bảng câu hỏi khảo sát (xem phụ lục 01, 03) đến các cấp quản lý, bao gồm:
- 20 bảng khảo sát đến nhà quản lý của 10 điện lực huyện (huyện Châu Thành – Tây Ninh; huyện Tân Thành – Bà Rịa Vũng Tàu; huyện Bàu Bàng – Bình Dương; huyện Hồng Dân –Bạc Liêu; huyện Tân Trụ - Long An; huyện Châu Thành – Tiền Giang; huyện Long Thành – Đồng Nai; huyện An Biên – Kiên Giang; huyện Cầu Kè – Trà Vinh; huyện Ninh Phước – Ninh Thuận).
- 10 bảng khảo sát đến nhà quản lý của 10 điện lực tỉnh (Tây Ninh; Bà Rịa Vũng Tàu; Bình Dương; Bạc Liêu; Long An; Tiền Giang; Đồng Nai; Kiên Giang; Trà Vinh; Ninh Thuận).
- 5 bảng khảo sát đến nhà quản lý công ty phụ trợ (Công ty Lưới điện cao thế miền Nam; Công ty TNHH MTV Tư vấn điện miền Nam; Ban quản lý dự án điện lực miền Nam; Cơng ty Thí nghiệm điện miền Nam; Công ty Công nghệ thông tin miền Nam).
- 5 bảng khảo sát đến nhà quản lý các ban thuộc khối cơ quan EVN SPC (Ban Tài chính – Kế tốn; Ban Kinh doanh; Ban Quản lý đầu tư; Ban Lao động tiền lương và Ban Kế hoạch).
2.2.4.1. Đánh giá chung
Quy mô hoạt động của EVN SPC rộng lớn trải dài trên 21 tỉnh thành miền Nam nên việc phân cấp quản lý, chức năng nhiệm vụ của từng nhà quản lý một cách rõ ràng. Các nhà quản lý mà tác giả khảo sát, phỏng vấn đều có kiến thức tổng quát về kế toán quản trị nhưng vai trị của kế tốn quản trị chưa rõ thật sự thiết yếu mặc dù đây là ngành trọng điểm quốc gia. Các báo cáo chỉ mang tính tổng hợp, chưa kịp thời phục vụ nhà quản lý cấp cao ra quyết định và chưa phù hợp với mục tiêu của Tập đoàn EVN đề ra trong giai đoạn 2016 – 2020 là nâng cao vai trò quản trị doanh nghiệp.
Các câu trả lời của nhà quản lý phù hợp với các quy định, quy chế cho EVN SPC ban hành. Bên cạnh đó, các nhà quản lý cho biết rằng, do ngành điện là ngành có sản phẩm đặc thù nên bên cạnh các chỉ tiêu về tài chính cịn đánh giá bởi các chỉ tiêu về kỹ thuật.
2.2.4.2. Thông tin liên quan đến các trung tâm trách nhiệm
Khi tác giả gửi 20 bảng khảo sát đến nhà quản lý của 10 điện lực huyện trong đó có 10 bảng khảo sát tới nhà quản lý điện lực huyện và 10 bảng bảng khảo sát đến Trưởng phòng kinh doanh tại điện lực huyện cho thấy rằng: (xem phụ lục 02)
- 10/10 Giám đốc điện lực huyện chịu trách nhiệm về mảng chi phí lẫn doanh thu nhưng lại khơng chịu trách nhiệm về mảng lợi nhuận thể hiện bằng cách chỉ trả lời các câu hỏi liên quan đến chi phí và doanh thu. Theo bảng câu hỏi trả lời: đối với chi phí điện lực huyện khơng tách biến phí và định phí, khơng tách định phí chung và định phí riêng, chỉ tiêu đánh giá bộ phận là chi phí thực tế/ kế hoạch; đối với doanh thu điện lực huyện mở sổ chi tiết cho từng khu vực, từng khách hàng, chỉ tiêu đánh giá bộ phận là doanh thu thực tế/ kế hoạch;
- Phỏng vấn sâu một kế toán tổng hợp tại điện lực huyện Bàu Bàng tỉnh Bình Dương cho biết do Cơng ty điện lực huyện hạch tốn phụ thuộc với Công ty điện lực tỉnh và các chi phí phát sinh chủ yếu là chi phí quản lý nên khơng cần phải tách biến phí và định phí. EVN SPC mỗi năm giao chỉ tiêu định mức chi phí cho các
cơng ty điện lực tỉnh từ đó các cơng ty điện lực tỉnh giao lại định mức chi phí cho các công ty điện lực huyện đảm bảo thực hiện được kế hoạch mà EVN SPC giao. (xem phụ lục 07)
- 10/10 Trưởng phòng kinh doanh chịu trách nhiệm về mảng doanh thu thể hiện bằng cách các Trưởng phòng chỉ trả lời các câu hỏi liên quan đến doanh thu.
Phỏng vấn sâu một Trưởng phòng kinh doanh tại điện lực huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh cho biết chỉ tiêu doanh thu thực tế/ kế hoạch khơng thể chủ động được vì tùy thuộc vào số hộ dân sử dụng điện nhưng thông thường mỗi năm đều tăng do sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, Trưởng phịng kinh doanh được đánh giá thành quả quản lý thông qua giá bán điện bình quân vì giá bán điện bình quân càng cao đồng nghĩa với doanh thu càng tăng, tồn thu tiền điện bằng không ở mỗi tháng, số hợp đồng mới đăng kí sử dụng điện….(xem phụ lục 08) Khi tác giả gửi 10 bảng khảo sát đến nhà quản lý của 10 công ty điện lực tỉnh cho thấy rằng:
- 10/10 Giám đốc điện lực tỉnh chịu trách nhiệm về mảng chi phí và lợi nhuận. Theo bảng câu hỏi trả lời: chỉ tiêu đánh giá bộ phận là lợi nhuận thực tế/ kế hoạch, định mức chi phí thực tế/ kế hoạch, lập báo cáo kết quả kinh doanh nhưng không tách biệt biến phí và định phí (xem phụ lục 09)
Phỏng vấn sâu Kế tốn trưởng Cơng ty điện lực Tây Ninh cho biết mỗi năm Tổng công ty giao chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận cho các công ty điện lực tỉnh. Từ đó các cơng ty điện lực tỉnh lập dự tốn kế hoạch chi phí, doanh thu, lợi nhuận để đạt kết quả như Tổng công ty giao. Nhưng khi đánh giá thành quả quản lý không đưa chỉ tiêu lợi nhuận thực tế/ kế hoạch vì nhà quản lý chịu các yếu tố rủi ro khơng mong muốn (như tăng chi phí bất ngờ ngồi tầm kiểm sốt) và có thể kiểm sốt được giá bán điện bình quân hay tỉ lệ tổn thất điện năng.
Khi tác giả gửi 5 bảng khảo sát đến nhà quản lý 5 công ty phụ trợ cho thấy rằng:
- 3/5 Giám đốc công ty phụ trợ (Công ty Lưới điện cao thề miền Nam; Công ty Công nghệ thông tin miền Nam; Ban Quản lý dự án điện lực miền Nam) chịu trách nhiệm về mảng chi phí bằng cách chỉ trả lời các câu hỏi liên quan đến chi phí.
Phỏng vấn sâu phó phịng kế tốn Cơng ty Cơng nghệ thơng tin miền Nam cho biết vì là cơng ty thuộc lĩnh vực sản xuất khác trong Tổng công ty, các sản phẩm hay dịch vụ tạo ra đều chỉ sử dụng trong nội bộ trong EVN SPC nên hằng năm Tổng cơng ty giao định mức chi phí cho cơng ty thực hiện.
- 2/5 Giám đốc công ty phụ trợ (Công ty TNHH MTV Tư vấn điện miền Nam; Cơng ty Thí nghiệm điện) chịu trách nhiệm về mảng lợi nhuận bằng cách chỉ trả lời các câu hỏi liên quan đến lợi nhuận. Hai cơng ty trên có khách hàng khơng chỉ là các đơn vị diện lực trong EVN SPC mà cịn có nguồn khách hàng ngoài nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ.
Phỏng vấn sâu Kế tốn trưởng Cơng ty TNHH MTV Tư vấn điện miền Nam cho biết cơng ty hạch tốn độc lập trong EVN SPC chứ khơng hạch tốn phụ thuộc như các công ty điện lực. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm về hoạt động và bảo toàn vốn của EVN SPC trong đơn vị. Ngoài phục vụ trong nội bộ EVN SPC, cơng ty cịn tìm kiếm khách hàng khác nhằm tăng lợi nhuận kinh doanh của đơn vị. Khi tác giả gửi 5 bảng khảo sát đến 5 nhà quản lý các ban thuộc khối cơ quan EVN SPC (Ban Tài chính – kế toán; Ban Kinh doanh; Ban Quản lý đầu tư; Ban Lao động tiền lương và Ban Kế hoạch) cho thầy rằng:
- 5/5 Trưởng ban còn lại cho rằng khơng có trách nhiệm về mảng chi phí, doanh thu hay lợi nhuận. Lãnh đạo Tổng công ty xem xét dựa trên các chỉ tiêu xây dựng và thực hiện kế hoạch từng Ban nghiệp vụ đề ra mà đánh giá thành quả quản lý của từng ban.
Phỏng vấn sâu một chuyên viên về kế tốn quản trị trong Ban Tài chính –Kế tốn cho rằng: Tổng giám đốc EVN SPC chịu trách nhiệm về đầu tư vốn vào các Công ty điện lực tỉnh, công ty con, công ty cổ phần và công ty liên kết và được đánh
giá thành quả quản lý dựa trên chỉ tiêu bảo toàn vốn và hiệu quả sử dụng vốn thông qua chỉ tiêu ROE và ROA (xem phụ lục 10).
2.2.4.3. Chế độ đãi ngộ của công ty đối với nhà quản lý
Từ kết quả khảo sát, tác giả nhận thấy sự hài lòng của nhà quản lý đối với chế độ đãi ngộ của Tổng công ty khi đạt thành quả quản lý. Có 10 nhà quản lý có thu nhập từ 10 triệu đến 20 triệu là các trưởng phịng kinh doanh. Có 30 nhà quản lý có thu nhập trên 20 triệu là các giám đốc điện lực tỉnh, giám đốc điện lực huyện, các công ty phụ trợ và trưởng các ban trong văn phịng Tổng cơng ty. Nhà quản lý cho rằng họ thường xuyên đạt được mục tiêu trong quản lý và mối quan hệ giữa mục tiêu hoạt động của bộ phận hồn tồn giống với mục tiêu của cơng ty. Và hơn nữa, động lực làm việc của họ dưới nhiều hình thức như lương, khen thưởng và thăng tiến.
Phỏng vấn sâu nhà quản lý tại Công ty TNHH MTV Tư vấn điện miền Nam cho biết rằng: bên cạnh tiền lương được trả theo quy định chi trả tiền lương cho viên chức quản lý trong Tổng cơng ty thì thi đua khen thưởng và các khoản phúc lợi được nhà quản lý rất hài lòng. Hằng năm, các nhà quản lý được trang bị các thiết bị viễn thông, cập nhật kiến thức thông qua các lớp học ngắn hạn, được đi tham quan nghỉ mát. Nhưng không phải nhà quản lý nào hành động như mục tiêu chiến lược