Một số quy định ban hành trong EVNSPC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát quản lý trong tổng công ty điện lực miền nam (Trang 58)

2.1.1 .Giới thiệu về Tổng công ty điện lực miền Nam

2.2.5. Một số quy định ban hành trong EVNSPC

Các hoạt động kinh doanh hay cách đánh giá nhà quản lý đều dựa vào các quy định, quy chế của Tổng cơng ty ban hành. Từ đó các đơn vị thành viên biên soạn các quy định, quy chế phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị mình. Đánh giá thành quả của nhà quản lý dựa vào thành quả của công ty được Tổng công ty giao kế hoạch từ đầu năm tài chính. Sau đây xin được trích dẫn một số quy định, quy chế do EVN SPC ban hành.

Theo quy định 1159 ngày 12/05/2014 về “Quy định giao định mức chi phí sản xuất kinh doanh điện cho các công ty điện lực thuộc EVN SPC” nêu rõ nguyên tắc chung cho định mức chi phí được giao phải tương ứng và phù hợp với khối lượng quản lý, phù hợp với nhiệm vụ được giao của đơn vị. Định mức chi phí giao cho cơng ty điện lực như sau:

 Trong sản xuất:

Định mức chi phí vật liệu/Kwh điện diesel

Định mức chi phí vật liệu/Kwh điện sản xuất thủy điện  Trong phân phối

Định mức chi phí vật liệu/Kwh điện thương phẩm

Định mức chi phí dịch vụ mua ngồi/Kwh điện thương phẩm Định mức chi phí bằng tiền khác/Kwh điện thương phẩm  Trong sản xuất phụ trợ

Khối lượng đường dây các loại đang quản lý. Khối lượng máy biến thế các loại đang quản lý. Số lượng lao động theo định mức.

Vào đầu năm, dựa trên cơ sở số liệu kế tốn, báo cáo tài chính năm trước và các chỉ tiêu năm kế hoạch, Tổng cơng ty sẽ tính định mức chi phí và giao kế hoạch lợi nhuận sản xuất kinh doanh điện cho Cơng ty điện lực. Cơng thức tính như sau:

Kế hoạch chi phí giao năm kế hoạch = Thực hiện năm trước năm giao kế hoạch x (1+ Tỷ lê tăng bình quân các chỉ tiêu dự kiến năm kế hoạch)

Theo quy định số 1987 ngày 07/08/2014 về “Quy định giao kế hoạch lợi nhuận sản xuất kinh doanh điện và giá bán điện nội bộ” nêu rõ giao kế hoạch lợi nhuận cho các ông ty điện lực đảm bảo mục tiêu tài chính chung của Tổng công ty.

Trong quy định số 1409 ngày 11/06/2014 về “Chấm điểm thi đua các đơn vị, các ban nghiệp vụ thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam” tại mục điểm thưởng, điểm trừ như sau:

- Đối với các công ty điện lực: áp dụng thưởng khi đơn vị hoàn thành vượt mức chỉ tiêu lợi nhuận, giảm chi tiêu điện dùng để truyền tải, phân phối thấp hơn so với kế hoạch, không tồn thu và một số tiêu chuẩn khác trong quy định chấm điểm thi đua.

- Đối với các Công ty LĐCTMN: giảm định mức chi phí so với kế hoạch, đạt kết quả thực hiện suất sự cố và các giải pháp giảm sự cố.

- Đối với Công ty CNTT ĐLMN: giảm định mức chi phí so với kế hoạch, sản phẩm phần mềm hoàn thành trước kế hoạch.

- Đối với Công ty TNHH MTV Tư vấn điện miền Nam và Cơng ty Thí nghiệm điện miền Nam: thưởng theo doanh thu và lợi nhuận.

- Đối với Ban QLDA ĐLMN: quyết tốn cơng trình đạt >98% kế hoạch, cơng trình hồn thành trước tiến độ.

- Đối với các các ban ngiệp vụ trong Tổng công ty: do lãnh đạo Tổng công ty xem xét dựa trên các chỉ tiêu xây dựng và thực hiện kế hoạch từng Ban nghiệp vụ đề ra.

Theo quy định số 2871 ngày 1/12/2014 về “Quy định về tiêu chí đánh giá người đứng đầu trong EVN SPC” nêu rõ các tiêu chí để đánh giá Chủ tịch, Tổng giám đốc công ty EVN SPC; Giám đốc công ty điện lực; Trưởng ban, Chánh văn phịng EVN SPC; các Giám đốc của 5 cơng ty phụ trợ như Giám đốc công ty Lưới điện cao thế miền Nam…Sau đây xin trích dẫn một số tiêu chí trong đánh giá các nhà quản lý theo quy định:

- Đối với Chủ tịch, Tổng giám đốc công ty EVN SPC: lợi nhuận/ kế hoạch; giá bán điện bình quân/ kế hoạch; tổn thất điện năng/ kế hoạch; định mức chi phí, đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng; bảo toàn vốn; lập nộp báo cáo tài chính quý, năm theo quy định….

- Đối với Trưởng Ban, Chánh văn phòng cơ quan EVN SPC: kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch công tác bao gồm các công việc phát sinh, đột xuất; chấp hành những nội quy, quy định nhà nước và EVN.

- Đối với Giám đốc cơng ty điện lực: giá bán điện bình qn/ kế hoạch; tổn thất điện năng/ kế hoạch; định mức chi phí, đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng; bảo toàn vốn; lập nộp báo cáo tài chính quý, năm theo quy định….

- Đối với Giám đốc công ty lưới điện cao thế miền Nam: sản lượng điện truyền tải/ kế hoạch; tổn thất điện năng/ kế hoạch; định mức chi phí, đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng; bảo toàn vốn; lập nộp báo cáo tài chính quý, năm theo quy định….

- Đối với Giám đốc Ban quản lý dự án điện lực miền Nam: kết quả thực hiện các chỉ tiêu chính được giao hằng năm như khối lượng, chất lượng, tiến độ các công đoạn, cơng việc, hạng mục các cơng trình đầu tư xây dựng; thanh quyết tốn các cơng trình; bảo tồn vốn; lập nộp báo cáo tài chính q, năm theo quy định….

- Đối với Giám đốc các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khác thuộc EVN SPC (Thí nghiệm điện; Tư vấn điện; Cơng nghệ thơng tin): kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật hoặc nhiệm vụ lĩnh vực công tác hàng năm; bảo tồn vốn; lập nộp báo cáo tài chính q, năm theo quy định…

Như vậy, từ quy định 1409 và quy định 2781 ta thấy rằng chưa có sự tương quan đánh giá nhà quản lý với đánh giá chấm điểm thi đua đơn vị. Cụ thể rằng:

- Đối với Chủ tịch, Tổng giám đốc có vai trị đầu tư vốn vào các công ty điện lực, các công ty con hay công ty liên kết nhưng chưa được đánh giá bởi các chỉ số đầu tư. Điều này được thể hiện rõ trong điều 5 của “Quy chế quản lý tài chính của EVN SPC” ngày 16/06/2015 quy định rằng EVNSPC được quyền chủ động sử dụng số vốn EVN đầu tư, các loại vốn khác, các quỹ do EVNSPC quản lý vào hoạt động kinh doanh của EVNSPC theo quy định của pháp luật và các quyết định của EVN; quản lý sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả; báo cáo kịp thời cho EVN về việc doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không đảm bảo khả năng thanh tốn, khơng hồn thành mục tiêu, nhiệm vụ do EVN giao hoặc trường hợp sai phạm khác để thực hiện giám sát theo quy định.

- Đối với các Trưởng Ban cơ quan trong EVN SPC chưa có các chỉ tiêu cụ thể định lượng kết quả làm việc.

- Đối với các Giám đốc điện lực khi đánh giá thành quả quản lý không đề cập đến chỉ tiêu lợi nhuận thực tế/ kế hoạch trong khi Tổng công ty giao chỉ tiêu lợi nhuận từng năm cho điện lực;

- Đối với một số Giám đốc công ty phụ trợ khi đánh giá thành quả quản lý khơng đề cập đến định mức chi phí trong khi Tổng công ty giao chỉ tiêu hàng năm. 2.3. Đánh giá thực trạng kiểm sốt quản lý trong Tổng cơng ty

2.3.1. Ưu điểm trong kiểm sốt quản lý trong Tổng cơng ty

- Mơ hình của EVN SPC là mơ hình cơng ty mẹ - con với quy mô hoạt động trên 21 tỉnh thành miền Nam nên sự phân quyền được thể hiện rất rõ ràng. Điều này giúp nhà quản lý cấp cao có cách nhìn tổng quan khi đưa ra các mục tiêu, chiến lược và cũng giúp cho nhà quản lý nắm vững mục tiêu, chiến lược của Tổng công ty.

- Nhà quản lý hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình trong cơng tác điều hành và ra quyết định. Các yếu tố trong mơ hình người ủy quyền – người đại diện như tính khơng chắc chắn, rủi ro không mong muốn và thiếu khả năng quan sát

được loại trừ khi đánh giá thành quả quản lý bằng cách không sử dụng các chỉ tiêu mà nhà quản lý khơng kiểm sốt được trong quyền hạn và trách nhiệm của mình.

- Chính sách đãi ngộ đối với nhà quản lý phù hợp thúc đẩy nhà quản lý đưa ra các quyết định đồng nhất với mục tiêu của Tổng công ty.

2.3.2. Hạn chế trong kiểm sốt quản lý trong Tổng cơng ty

Các công ty điện lực, công ty phụ trợ có trách nhiệm chồng chéo trong cơng tác quản lý. Ví dụ như đối với Cơng ty TNHH MTV Tư vấn điện miền Nam vừa phải đảm bảo doanh thu và lợi nhuận, đối với Công ty điện lực huyện vừa phải đảm bảo doanh thu lẫn chi phí nhưng khơng có trách nhiệm về lợi nhuận. Điều này làm khó khăn trong khi đánh giá thành quả của nhà quản lý cấp cao đối với nhà quản lý cấp trung. Vì vậy cần xác định rõ các trung tâm trách nhiệm trong hệ thống kiểm soát quản lý.

Việc phân loại chi phí kiểm sốt được và chi phí khơng kiểm sốt được chưa được xác định cụ thể đối với các nhà quản lý. Bên cạnh đó, các bộ phận quản lý (khối gián tiếp) trong các công ty điện lực hay các công ty phụ trợ là nơi phát sinh chi phí tùy ý nhưng Tổng cơng ty chưa có quy định hay quy chế nào áp dụng cho trách nhiệm của nhà quản lý .

Thiết kế hệ thống kiểm soát quản lý là chưa đủ các yếu tố để trở thành hệ thống chính thức, đánh giá nhà quản lý thông qua các quy chế, quy định áp dụng trong EVN SPC chưa được đánh giá tồn diện bởi nhiều yếu tố kiểm sốt được. Hay các thước đo đánh giá thành quả quản lý chưa được các nhà quản lý cấp cao quan tâm và sử dụng như công cụ thiết thực đánh giá trong Tổng cơng ty.

Chính sách đãi ngộ chưa mang tính khách quan, cơng bằng cho các nhà quản lý đặc biệt là các nhà quản lý cấp trung trực tiếp quản lý nhân viên của mình. Qua kết quả khảo sát ở trên, cho thấy chưa đáp ứng được mức độ hòa hợp giữa thành quả của nhà quản lý và chính sách đãi ngộ của Tổng công ty.

2.3.3. Sự cần thiết hồn thiện hệ thống kiểm sốt quản lý trong Tổng công ty Theo quyết định 457 ngày 07/07/2015 ban hành “Quy định về cơng tác cổ phần hóa trong Tập đồn điện lực quốc gia Việt Nam” nêu rõ việc cổ phần hóa các

cơng ty con là nhiệm vụ quan trọng mà tập đồn hướng tới. Đây là lộ trình dài hạn mà nhà nước đặt ra trong đề án“Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015”. Ngành điện là một ngành trọng điểm quốc gia, có vai trị quan trọng trong sự phát triển của đất nước, luôn đi cùng với phát triển kinh tế xã hội, nâng cao cuộc sống của người dân từ miền núi cao đến vùng đảo xa xôi, thúc đẩy đầu tư. Để hoàn thiện được nhiệm vụ nhà nước giao, Tập đồn điện lực Việt Nam nói chung cũng như Tổng cơng ty điện lực miền Nam nói riêng cần nâng cao năng lực quản trị trong doanh nghiệp cũng như kiểm soát quản lý.

Với quy mô hoạt động rộng trên 21 tỉnh thành miền Nam và cơ cấu tổ chức theo mơ hình cơng ty mẹ – con được phân quyền trách nhiệm rõ ràng tạo tiền đề để hồn thiện hệ thống kiểm sốt quản lý. Nhưng trách nhiệm của nhà quản lý từng khu vực chưa đồng nhất với mục tiêu chiến lược của Tổng cơng ty từ đó tạo ra các sai sót trong đánh giá thành quả quản lý. Các nhà quản lý tại bộ phận chưa xác định được rõ vai trị, trách nhiệm của mình trong hệ thống kiểm sốt quản lý. Hay các nhà quản lý hồn thành tốt trách nhiệm nhưng lại chưa được hưởng chính sách đãi ngộ thích đáng. Vì vậy, hồn thiện hệ thống kiểm sốt quản lý là vấn đề thiết yếu trong quản trị tại Tổng công ty điện lực miền Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Thông qua bảng khảo sát, phỏng vấn và tìm hiểu thực tế, tác giả đã có cách nhìn tổng qt về hệ thống kiểm sốt quản lý tại Tổng công ty điện lực miền Nam. Dưới mơ hình kinh doanh cơng ty mẹ - con, đã có sự phân quyền rõ ràng cho các quyền hạn và trách nhiệm của tất cả các cấp quản lý. Tác giả nhận định được đã có sự hình thành của các trung tâm trách nhiệm tùy theo chức năng, bộ phận trong Tổng công ty nhưng điều này chưa được rõ ràng. Số lượng thông tin và chất lượng thông tin để đánh giá thành quả nhà quản lý chưa phù hợp với q trình tồn cầu hóa, tạo ra lỗ hổng trong q trình kiểm sốt quản lý. Như vậy, các nhà quản lý cấp trung điều hành không theo đúng mục tiêu chiến lược của nhà quản lý cấp cao. Nhưng bên cạnh đó, qua bảng sáo sát về mức độ quan tâm của nhà quản trị đến hệ thống kiểm soát quản lý cho thấy rằng mức độ sẵn lịng áp dụng hệ thống kiểm sốt quản lý trong Tổng công ty. Đây là điều kiện thuận lợi giúp tác giả đề ra một số giải pháp hoàn thiện phù hợp với quy mô hoạt động của Tổng công ty cũng như trách nhiệm quản lý đánh giá theo xu thế hội nhập, phát triển bền vững.

CHƯƠNG III: GIÁI PHÁP HỒN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SỐT QUẢN LÝ TRONG TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM

3.1. Quan điểm để hoàn thiện hệ thống kiểm sốt quản lý trong Tổng cơng ty điện lực miền Nam

3.1.1. Phù hợp với mơ hình quản lý của cơng ty

Hệ thống kiểm sốt quản lý có mối quan hệ mật thiết với mơ hình phân cấp quản lý, do vậy để hoàn thiện hệ thống kiểm sốt quản lý trong Tổng cơng ty điện lực miền Nam cần đảm bảo tính phù hợp với mơ hình quản lý. Cơ cấu tổ chức quản lý được thực hiện thông qua việc giao quyền và trách nhiệm cho các công ty điện lực, các cơng ty phụ trợ và các phịng ban, bộ phận khác nhau trong Tổng cơng ty. Vì vậy, hệ thống kiểm sốt quản lý thích hợp sẽ phát huy được nhiệm vụ kiểm soát và đánh giá kết quả hoạt động cũng như trách nhiệm của các cấp quản lý. Từ đó cung cấp các thơng tin hữu ích cho nhà quản lý ra quyết định kinh doanh.

3.1.2. Phù hợp với cơ chế quản lý của Tập đoàn điện lực Việt Nam

Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác quản lý của Tổng công ty điện lực miền Nam đều dựa trên cơ chế quản lý của Tập đoàn điện lực Việt Nam. Vì vậy nên khi đưa ra các giải pháp cải tiến hay hồn thiện trong cơng tác sản xuất cũng như quản lý đều phải phù hợp với cơ chế quản lý của Tập đồn. Ngày 23/11/2012 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1782/QĐ-TTG phê duyệt “Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn điện lực Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015”. Theo đó, EVN sẽ thực hiện tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp, tập trung vào những ngành nghề kinh doanh chính. Vì thế, hệ thống kiểm sốt quản lý giữ vai trị quan trọng, đánh giá năng lực, trách nhiệm quản lý đảm bảo đồng nhất mục tiêu của nhà quản lý cấp cao.

3.1.3. Phù hợp với q trình tồn cầu hóa

Trong điều kiện hiện nay, cơng tác quản lý địi hỏi ngày càng cao về số lượng lẫn chất lượng thông tin phục vụ cho việc thực hiện các chức năng quản trị, đặc biệt

là chức năng kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản lý của các bộ phận, cá nhân, trong việc góp phần hồn thành mục tiêu chung của các doanh nghiệp. Thêm vào đó, trong tiến trình phát triển và hội nhập, EVN SPC khơng những đáp ứng được nhiệm vụ do Tập đồn EVN giao mà cịn có vai trị quan trọng với cộng đồng, với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát quản lý trong tổng công ty điện lực miền nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)