CHƢƠNG I : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
4.1 Nhóm giải pháp do Vietcombank thực hiện:
4.1.1 Giải pháp dựa trên phương trình hồi quy của bài luận văn:
Theo kết quả nghiên cứu, bài luận văn đã rút ra phương trình liên quan giữa kết quả XHTD và 8 chỉ tiêu chấm điểm:
Scoring = 27.54989 + 1.027323 x TC4 - 8.225883 x TC8 + 2.153864 x PTC7 + 7.326170 x PTC10 - 8.001351 x PTC12 + 6.042832 x PTC30 + 3.486448 x PTC31 + 4.246207 x PTC38
Sau khi kiểm định lại với 5 khách hàng thuộc 5 ngành nghề ngẫu nhiên hiện đang có dư nợ tại Vietcombank, điểm Scoring của phương trình và điểm Scoring thực tế gần như giống nhau, điều này cho thấy kết quả XHTD thực tế sẽ phụ thuộc vào một số chỉ tiêu nhất định và nhiều yếu tố đánh giá vẫn cịn mang tính định tính theo nhận định chủ quan của CBTD và có thể làm sai lệch kết quả XHTD. Vì vậy tác giả kiến nghị Vietcombank có thể bỏ bớt hoặc giảm tỷ trọng các yếu tố khơng có trong phương trình, hoặc có yếu tố đánh giá tương tự nhau để điểm XHTD chính xác hơn, khách quan hơn. Ngoài ra việc giảm bớt các yếu tố đánh giá không cần thiết cũng làm đơn giản hóa q trình đánh giá XHTD, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp quản lý đánh giá tính chính xác của q trình xếp hạng.
Đây chính là ý nghĩa quan trọng của việc xác định các biến và thiết lập phương trình của bài luận văn.
4.1.2 Bổ sung và hoàn thiện bộ chấm điểm Phi tài chính:
Như đã phân tích ở phần nhược điểm của hệ thống XHTD nội bộ của Ngân hàng, việc đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính phụ thuộc khá nhiều vào tính chủ quan của cán bộ XHTD do các thông số đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính rất chung chung. Vì vậy, để nâng cao tính khách quan, bộ chỉ tiêu phi tài chính cần tăng
cường hồn thiện, bổ sung các tiêu chí đánh giá khách hàng đặc biệt là các tiêu chí được xuất từ hệ thống phần mềm quản lý.
Ngoài ra, để việc chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính được chính xác hơn và có cơ sở cho việc giám sát, kiểm tra sau này thì tác giả kiến nghị Vietcombank nghiên cứu ban hành danh sách các loại hồ sơ tài liệu mà CBTD cần thu thập để phục vụ cho việc đánh giá chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính. Danh sách các tài liệu cần thu thập sẽ bám sát theo nội dung đánh giá. Việc này vừa giúp cho CBTD chấm điểm khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác vừa giúp lãnh đạo có cơ sở để kiểm tra.
4.1.3 Bổ sung yếu tố đánh giá tài sản bảo đảm:
Hệ thống XHTD nội bộ của Vietcombank chưa đánh giá được mối gắn kết giữa tài sản bảo đảm và giá trị khoản cấp tín dụng, trong khi đó, tài sản bảo đảm vẫn là một yếu tố rất quan trọng khi xem xét giá trị cấp tín dụng cho Khách hàng. Vì vậy, theo tác giả Vietcombank có thể đưa ra một số các tiêu chí về tài sản bảo đảm như là một cách thức xác định mức độ rủi ro khi thực hiện cấp vốn, chẳng hạn như: “Thực trạng tài sản bảo đảm”, “Khả năng phát mại tài sản bảo đảm”…
4.1.4 Xây dựng bảng nhập liệu cho nhiều loại đơn vị tiền tệ:
Một trong những hạn chế liên quan đến vấn đề nhập liệu là vấn đề nhập liệu dưới dạng số liệu có đơn vị tiền tệ quốc tế và số liệu khơng theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam. Hiện nay, hệ thống nhập liệu của Vietcombank chỉ thực hiện mặc định theo các dữ liệu kế toán được nhập sẵn. Do vậy, đối với các khách hàng thực hiện theo chuẩn mực kế toán Mỹ hoặc hạch tốn theo đơn vị tiền tệ là ngoại tệ thì nguồn số liệu cần phải được đánh giá lại và chấp nhận sai sót số liệu. Để nâng cao chất lượng đánh giá Khách hàng, Vietcombank cần thiết phải xây dựng hê thống nhập liệu báo cáo tài chính chấp nhận các đơn vị tiền tệ khác ngoài VND.
4.1.5 Hoàn thiện bộ chỉ tiêu chấm điểm khách hàng doanh nghiệp:
Hiện nay, ví lý do hạn chế về nguồn nhân lực cũng như thời gian nhập liệu đánh giá mà Vietcombank chỉ bắt buộc chấm điểm XHTD cho các đối tượng Khách hàng có giá trị tín dụng từ 5 tỷ đồng trở lên. Đồng thời, ngân hàng cũng chưa xây
dựng được bộ chỉ tiêu chấm điểm đối với các Khách hàng quy mơ siêu nhỏ chưa có quan hệ tín dụng với Vietcombank. Điều này dẫn đến việc một tỷ trọng dư nợ lớn các Khách hàng vay nhỏ không được đánh giá XHTD dẫn đến việc điểm XHTD không cịn là cơng cụ quản lý tài chính hữu hiệu cho tất cả các đối tượng Khách hàng.
Để khắc phục nhược điểm này, tác giả kiến nghị Vietcombank cần xem xét, đánh giá lại, giảm bớt các tiêu chí đánh giá khơng cần thiết, mang tính chủ quan cao nhằm giảm thiểu thời gian cho việc XHTD Khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cần xây dựng một hệ thống chấm điểm riêng dành cho các Khách hàng thuộc Quy mô siêu nhỏ và chưa có quan hệ tín dụng với Vietcombank. Thực tế đối tượng Khách hàng này rất cần được xếp hạng nhằm đóng góp thêm một yếu tố để CBTD xem xét, cấp vốn trước lần quyết định cấp tín dụng đầu tiên.
4.1.6 Xây dựng các bộ chỉ tiêu chấm điểm cụ thể cho từng ngành:
Xét cả về bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, hầu như tất cả các Doanh nghiệp không kể quy mô, ngành nghề đều được chấm với cùng một bộ số chỉ tiêu tài chính, phi tài chính và trọng số cố định. Điều này khơng hợp lý vì tuỳ vào mỗi ngành nghề có đặc điểm tài chính khác biệt, ví dụ như khơng thể so sánh vòng quay hàng tồn của Khách hàng thuộc nhóm ngành sản xuất hàng tồn kho lớn và mang tính thời điểm lớn với một Khách hàng ngành Du lịch với hàng tồn kho thấp hay không thể đánh giá Khách hàng ngành Du lịch trên phương diện chất lượng kho bãi, cơng suất máy móc,…như bộ chấm điểm thực tế đang áp dụng tại Vietcombank. Vì vậy, cần hồn thiện hơn hệ thống chấm điểm bằng cách chi tiết bộ số chấm điểm của từng ngành.
Ngoài ra, hệ thống có thể xây dựng một bộ tiêu chí chấm điểm mà số liệu căn cứ cụ thể trên cơ sở đánh giá điểm tài chính của khách hàng đó so với điểm Trung bình ngành (Peer Group). Điều này tạo nên sự so sánh hợp lý với các Doanh nghiệp trong cùng một nhóm ngành với đặc điểm tài chính, điều kiện ngành, điều kiện phụ thuộc ngoại cảnh…tương tự nhau.
4.1.7 Kiểm tra chất lƣợng quá trình XHTD:
Hiện nay, cấp thẩm quyền phê duyệt điểm XHTD Khách hàng chỉ dừng lại ở mức nhân viên và lãnh đạo trực tiếp (tức lãnh đạo phê duyệt hồ sơ cấp tín dụng). Điều này tạo nên tính chủ quan hoặc thậm chí là cố tình làm sai nhằm đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Để khắc phục điều này, tác giả kiến nghị một số biện pháp như sau:
Thứ nhất, nâng cao tinh thần trách nhiệm và khách quan của CBTD khi
thực hiện chấm điểm Khách hàng. Vì vai trị của CBTD trong việc nhìn nhận khách hàng và nhận thực chính xác về vai trị của XHTD khi thực hiện nhập liệu rất quan trọng. Trong q trình chấm điểm, CBTD cần có thái độ suy xét cẩn trọng, thu thập các bằng chứng chứng minh cho từng nhận định cụ thể để có điểm XHTD phù hợp nhất với năng lực tài chính của Khách hàng.
Thứ hai, điểm XHTD Khách hàng cần được quản lý chặt chẽ hơn, thông
qua nhiều cấp phê duyệt và cấp phê duyệt cuối cùng phải là lãnh đạo cấp cao để có cái nhìn tồn diện và chuẩn xác nhất.
Thứ ba, định kỳ hàng quý, Bộ phận kiểm tra giám sát nội bộ Trụ sở chính
Vietcombank cần kiểm tra tính trung thực của việc nhập liệu và lưu thơng tin. Đặc biệt, đối với các Khách hàng được rà soát và sửa đổi dữ liệu nhiều lần cần yêu cầu CBTD giải trình cụ thể và cung cấp các bằng chứng chứng minh tính trung thực của việc sửa đổi dữ liệu. Điều này giúp hạn chế tình trạng các CBTD khi nhập dữ liệu cố tình sửa đổi dữ liệu để đánh giá tốt hơn tình hình tài chính và kinh doanh thực tế của Khách hàng.
4.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ :