Ban hành một chuẩn mực XHTD chung cho tất cả các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 100)

CHƢƠNG I : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

4.2.1 Ban hành một chuẩn mực XHTD chung cho tất cả các ngân hàng

Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc tế, việc hoàn thành các hệ thống quy định là một trong những yêu cầu tiên quyết và hết sức quan trọng. Thực tế trong thời gian gần đây, NHNN đã có nỗ lực trong việc ban hành hồn thiện các văn bản pháp lý nhằm nâng cao chất lượng kiểm sốt rủi ro tín dụng, nâng cao tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hệ số an toàn ngành, nâng cao vốn điều lệ tối thiểu cho hoạt động Ngân hàng, quy định về việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho mỗi Ngân

hàng… và trong thực tiễn đã phát huy tác động cho hoạt động kinh tế, góp phần cho hoạt động Ngân hàng ngày càng thêm năng động và hiệu quả.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, các văn bản ban hành chủ yếu chỉ mang năng tính lý thuyết do Ngân hàng nhà nước chưa có biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ. Cụ thể về quy định thiết lập hê thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ tại các Ngân hàng tuy đã có văn bản quy định bắt buộc nhưng chưa đề cập cụ thể các tiêu chuẩn thống nhất. Vì vậy, mỗi Ngân hàng đều tự xây dựng cho mình một hệ thống XHTD nội bộ riêng với các tiêu chí khác biệt, tính tương đồng và chuẩn mực giữa các Ngân hàng khác nhau nên việc đánh giá tài chính, rủi ro trong cấp vốn tín dụng đối với cùng một đối tượng Khách hàng không đồng nhất. Tác giả đề xuất Ngân hàng nhà nước nên ban hành một hệ thống xếp hạng chuẩn để làm cơ sở xây dựng hệ thống XHTD chung cho tất cả các tổ chức kinh tế trong nước.

Mặt khác, chính các cơ quan quản lý nhà nước cần hồn thiên hơn nữa các quy định, chế độ kế toán phù hợp với chuẩn mực kế tốn quốc tế. Có như vậy, việc thống kê, các chuẩn mực kế tốn này mới thống nhất, cơng bằng và ổn định trong thời gian dài, từ đó mới tạo điều kiện thuận lợi để phân tích, đánh giá các chỉ số tài chính, giúp cho việc đánh giá XHTD Doanh nghiệp dễ dàng, chính xác và ngày càng nâng cao chất lượng định hạng.

4.2.2 Kiện toàn hệ thống xử lý và cung cấp thơng tin tín dụng (CIC):

Một số thơng tin nhập liệu khi chấm điểm XHTD doanh nghiệp được căn cứ trên nguồn thơng tin từ Trung tâm thơng tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước - CIC. Vì vậy, yêu cầu đầu tiên là các số liệu này phải được cập nhập nhanh và chuẩn xác. Tuy nhiên, trên thực tế, dữ liệu lấy được từ CIC thường ít được cập nhật, thiếu chính xác. Để khắc phục tình trạng này, tác giả đề xuất áp dụng một số biện pháp như:

 Yêu cầu nguồn dữ liệu từ các Ngân hàng khi cung cấp cho CIC phải cập

nhật định kỳ hàng tháng.

 Thông tin Khách hàng vay phải được cập nhất đầy đủ bao gồm cả các

Khách hàng vay là cá nhân quốc tịch nước ngoài.

 Xây dựng đội ngũ chun viên có trình độ để thu thập, xử lý, cập nhật

thông tin các cá nhân, tổ chức đang có quan hệ tín dụng tại các Tổ chức tín dụng nước ngoài.

4.2.3 Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực của Báo cáo tài chính:

Như đã đề cập ở phần nhược điểm, yếu tố quan trọng nhất khiến hệ thống đánh giá XHTD khơng chính xác là trình độ chun mơn của bộ phận kế tốn Cơng ty hoặc là sự cố ý nhằm mục đích trốn thuế khiến các Báo cáo tài chính khơng cịn khách quan. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng kế tốn Doanh nghiệp nhằm minh bạch tài chính các Doanh nghiệp, các cấp quản lý nhà nước nên tăng cường kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về kế toán của các Doanh nghiệp và cần có biện pháp xử lý nghiêm minh cho các trường hợp vi phạm.

Nếu các cấp thẩm quyền nhà nước thiết lập được một hệ thống kiểm soát tốt chất lượng Báo cáo tài chính Doanh nghiệp thì hệ thống XHTD Doanh nghiệp tại các Ngân hàng sẽ trở thành một công cụ hỗ trợ hiệu quả trong công tác đánh giá Khách hàng, đo lường và dự báo rủi ro và là định hướng có giá trị cho Ngân hàng trong vấn đề cấp vốn tín dụng.

Kết luận chƣơng IV

Trên cơ sở nghiên cứu một số nhược điểm vẫn còn tồn tại trong hệ thống XHTD ngân hàng Vietcombank, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục và hoàn thiện.

Đối với Vietcombank, đó là các giải pháp liên quan đến quy trình XHTD như: Bổ sung và hồn thiện bộ chấm điểm Phi tài chính, bổ sung yếu tố đánh giá tài sản bảo đảm, xây dựng bảng nhập liệu cho nhiều loại đơn vị tiền tệ, hoàn thiện bộ chỉ tiêu chấm điểm khách hàng doanh nghiệp, xây dựng các bộ chỉ tiêu chấm điểm cụ thể cho từng ngành, kiểm tra chất lượng quá trình XHTD.

Đối với NHNN và các cấp quản lý, các đề xuất gồm: Ban hành một chuẩn mực XHTD chung cho tất cả các ngân hàng, kiện toàn hệ thống xử lý và cung cấp thông tin tín dụng, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực của Báo cáo tài chính.

KẾT LUẬN

Ngày nay hoạt động tín dụng đóng vai trị quan trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Để quản lý tốt nguồn vốn cho vay, các ngân hàng phải xây dựng một mơ hình quản lý đánh giá chất lượng khách hàng một cách khoa học và hợp lý.

Từ thực tế đó, Vietcombank đã xây dựng và hồn thiện dần hệ thống XHTD của ngân hàng, đảm bảo quy trình XHTD ln chặt chẽ, chính xác, phân loại khách hàng một cách hợp lý. Bên cạnh những thành cơng, hệ thống XHTD vẫn cịn một số hạn chế cần khắc phục. Đó chính là động lực đề tác giả tiến hành bài nghiên cứu này.

Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của

Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam” đã đạt được một số mục tiêu sau:

a) Hệ thống hóa và hồn thiện các lý luận về quản trị rủi ro tín dụng thơng qua hệ thống XHTD khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp của NHTM.

b) Bằng cách đối chiếu với những hệ thống XHTD đang được áp dụng phổ biến của một số Ngân hàng khác và tiến hành nghiên cứu, đánh giá quy trình XHTD, đề tài đã đưa ra những ưu điểm và những hạn chế cần khắc phục của hệ thống nhằm thích nghi với mơi trường kinh doanh đang biến động như hiện nay.

c) Dựa trên những ưu nhược điểm còn tồn tại, đề tài đã xây dựng một bộ chỉ tiêu chấm điểm tín dụng rút gọn gồm 8 chỉ tiêu từ 84 chỉ tiêu XHTD nhằm kiểm tra khả năng giải thích của các chỉ tiêu này đối với kết quả xếp hạng, từ đó giúp cho các cấp quản lý có thể linh hoạt hơn trong quá trình kiểm tra XHTD. Ngoài ra, đề tài cũng đề xuất một số giải pháp khác nhằm hoàn thiện hơn hệ thống XHTD của Vietcombank.

Tuy nhiên do giới hạn về thời gian nghiên cứu và khả năng tiếp cận các số liệu của ngân hàng, đề tài vẫn cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và nhân rộng hơn về số lượng cũng như đối tượng khách hàng, bao gồm cả khách hàng doanh nghiệp, cá nhân và các định chế tài chính. Đề làm được điều này, đề tài cần được sự giúp đỡ của các cấp quản lý ngân hàng trong việc tiếp cận cơ sở dữ liệu.

Vấn đề hồn thiện hệ thống XHTD nói riêng và hệ thống quản lý rủi ro nói chung đang được các ngân hàng đặc biệt quan tâm nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, đây sẽ là cơ sở để đề tài được nhân rộng và phát triển trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng anh:

 Allen N. Berger and W. Scoot Frame (2005) – Small Business Credit Scoring and Credit Availability – Working Paper 2005-10

 Gabriele Sabato (2010) – Credits Risk Scoring Models – Royal Bank Of Scotland

 Ronald J Mann, (1997) – The role of secured credit in small bussiness lending – Columbia University. Law school

B. Tài liệu tiếng việt

 Doãn Quốc Chinh (2011) – Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của Vietcombank – Luận văn thạc sĩ – Đại học Kinh Tế TP.HCM

 Nguyễn Hồng Hạnh (2011) - Ứng dụng hệ thống xếp hạng tín dụng doanh

nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Bắc Sài Gòn – Luận văn thạc sĩ – Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

 Nguyễn Phương Mai (2012) – Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) – Luận văn thạc sĩ – Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

 Tài liệu nội bộ về hoạt động tín dụng của Vietcombank

 Tài liệu nội bộ về hoạt động tín dụng của BIDV

 Tài liệu nội bộ về hoạt động tín dụng của Vietinbank

 Tài liệu nội bộ về hoạt động tín dụng của ACB

 Tạp chí chuyên ngành của Vietcombank

 Tạp chí chuyên ngành của Vietinbank

 Trần Huy Hoàng (2007) - Quản trị ngân hàng – Nhà xuất bản lao động xã

hội.

 Trần Thị Thúy Hà (2011) – Nghiên cứu về hệ thống xếp hạng tín dụng nội

bộ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội – Luận văn thạc sĩ – VietNam

National University HaNoi

C. Internet:  http://www.Economictimes.com  http://www.thoibaonganhang.vn  http://www.thuvienphapluat.vn  http://www.sbv.gov.vn  http://www.papers.ssrn.com

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: QUY TRÌNH XHTD DOANH NGHIỆP NĂM 2014 CỦA VIETCOMBANK

I. Nội dung chấm điểm

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho doanh nghiệp phân loại theo phương pháp định tính và định lượng trong 02 phần tài chính và phi tài chính:

Phần tài chính: đánh giá yếu tố tài chính của doanh nghiệp dưa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích báo cáo tài chính năm gần nhất.

Phần phi tài chính: đánh giá bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Đối với các chỉ tiêu định tính: thơng tin được cập nhật tại thời điểm chấm điểm; các chỉ tiêu định lượng theo quý đánh giá.

1.1 Xác định ngành kinh tế

Việc xác định ngành nghề kinh tế của khách hàng dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của khách hàng. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính được định nghĩa là hoạt động đem lại doanh thu lớn nhất trong tổng doanh thu hàng năm của khách hàng

1.2 Xác định quy mô

Quy mô hoạt động của khách hàng phụ thuộc vào ngành kinh tế mà khách hàng đang hoạt động. Các chỉ tiêu xác định

Số lượng

lao động bình quân Doanh thu thuần Vốn đầu tư chủ sở hữu Tổng tài sản

 Sử dụng các thông tin sau để xác định quy mô doanh nghiệp:

STT Chỉ tiêu Cách xác định

1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Chỉ tiêu số 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu - trên Bảng cân đối kế toán năm gần nhất

2 Số lượng lao động bình quân năm

CBTD tìm hiểu thơng tin này và lưu lại hồ sơ tín dụng của khách hàng. - Lấy trên Thuyết minh Báo cáo tài chính năm gần nhất

- Trường hợp Thuyết minh Báo cáo tài chính khơng nêu rõ, xác định theo cách sau:

Bình quân gia quyền Số lượng Số lượng

số lượng lao động lao động = lao động +

thời vụ theo tháng bình quân thường xuyên

(dựa trên sổ lương) Ví dụ:

Số lượng lao động thường xuyên ở DN là 50 người.

Trong 5 tháng đầu năm, số lượng lao động thời vụ ở DN là 20 người. Trong 7 tháng còn lại của năm, số lượng lao động thời vụ ở DN là 40 người.

Vậy số lượng lao động bình quân năm của DN là:

Số lượng lao động bình quân = 50 + (20 x 5 + 40 x 7) / 12 = 82 người

3 Doanh thu thuần Chỉ tiêu số 10 - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm gần nhất

4 Tổng tài sản Chỉ tiêu số 270 – Tổng tài sản - trên Bảng cân đối kế toán năm gần nhất

Lưu ý:

Lao động của doanh nghiệp: là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và có tên trên bảng lương của doanh nghiệp để trả lương, trả công. Lao động của doanh nghiệp không bao gồm những người nhận vật liệu của doanh nghiệp về làm tại gia đình; những người lao động đang trong thời gian học nghề của các trường; trung tâm gửi đến thực tập mà doanh nghiệp không quản lý và trả lương; những người lao động của các liên doanh gửi đến mà doanh nghiệp không quản lý và trả lương.

Đối với các doanh nghiệp tư nhân, những người là thành viên trong gia đình có tham gia quản lý sản xuất hoặc trực tiếp sản xuất nhưng không nhận tiền lương, tiền cơng vì thu nhập của họ là thu nhập hỗn hợp bao gồm cả lãi kinh doanh cũng được tính là lao động của doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, thầu phụ sẽ khơng được tính đến khi xác định số lượng lao động của doanh nghiệp.

Đối với khách hàng là Chi nhánh phụ thuộc, hạch toán phụ thuộc thì số lượng lao động được xác định theo công ty mẹ.

Đơn vị sử dụng để xác định quy mô doanh nghiệp phải phù hợp với đơn vị nhập BCTC: triệu VND hoặc ngàn USD

1.3 Xác định loại hình sở hữu

Xác định Doanh nghiệp thuộc một trong các loại hình sở hữu sau: Doanh nghiệp Nhà nước

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chia làm 2 loại hình doanh nghiệp như sau

Doanh nghiệp có vốn đầu tư của các nước thuộc khối OECD

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi khác (ngồi các nước OECD) Cơng ty Cổ Phần đại chúng

DN khác (trường hợp cịn lại) Trong đó:

Doanh nghiệp Nhà nước: là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ (theo Luật Doanh nghiệp 2005).

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi: bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài. Khu vực này có các loại hình chủ yếu là Doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi, Doanh nghiệp Liên doanh và các Cơng ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 50% vốn điều lệ.

OECD là tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển. Các nước thuộc khối OECD hiện nay gồm: Australia; Austria; Belgium; Canada; Czech Republic; Denmark; Finland; France; Germany; Greece; Hungary; Iceland; Ireland ; Italy; Japan; Korea; Luxembourg ; Mexico; Netherlands; New Zealand; Norway;

Poland; Portuga; Slovak Republic; Spain; Sweden; Switzerland; Turkey; United Kingdom; United States.

Công ty Cổ phần đại chúng: Theo Luật Chứng khốn có hiệu lực từ ngày 1/1/2007, Công ty cổ phần đại chúng là các công ty cổ phần thuộc một trong ba dạng sau:

- Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khốn;

- Cơng ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, khơng kể nhà đầu tư chứng khốn chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên.

Lưu ý: trường hợp Doanh nghiệp vừa thuộc loại hình: (i) Doanh nghiệp nhà nước hoặc Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi; và thuộc (ii) Cơng ty cổ phần đại chúng thì chọn (i).

Doanh nghiệp khác: bao gồm các trường hợp còn lại

Hướng dẫn tác nghiệp thơng tin định vị về loại hình sở hữu của khách hàng trên HTXHDNB:

CBTD xác định loại hình sở hữu của khách hàngquy định tại HTXHTDNB và từ đó lựa chọn mã Thành phần kinh tế tương ứng ban hành theo QĐ 282/QĐ- NHNT.TH&CĐKT ngày 22/06/2011 về việc Ban hành “Bảng mã thành phần kinh tế” và “Bảng mã ngành kinh tế” sử dụng trong hệ thống thông tin quản lý của VCB (QĐ 282) và QĐ 51/QĐ-NHNT.TH&CĐKT ngày 10/02/2012về việc sửa đổi QĐ 282 để cập nhật trên HOST thông qua Bảng kết nối mã Thành phần kinh tế trên Host và Loại hình sở hữu trên được cập nhật tại đường dẫn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)