Phân tích nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV đồng nai (Trang 66 - 70)

2.3.2 .Thực trạng hiệu quả hoạt động theo mô hình BSC

2.3.3. Phân tích nguyên nhân

Qua những phân tích ở trên có thể thấy một số nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động của BIDV Đồng Nai chƣa cao. Nguyên nhân chung đến từ những khó khăn của nền kinh tế trong những năm vừa qua: tốc độ tăng trƣởng chậm, ảnh hƣởng bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế chung toàn thế giới khiến cho nhu cầu tiêu dụng chi tiêu của khách hàng giảm dẫn đến giảm nhu cầu cũng nhƣ khả năng trả nợ của khách hàng khi quan hệ tín dụng.

Cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong tình hình kinh tế thị trƣờng cịn khó khăn nhƣ hiện nay. Điều này đặt ra thách thức cho BIDV Đồng Nai cần phải có những chính sách lãi suất, phí, chính sách chăm sóc khách hàng phải linh động và hiệu quả hơn các ngân hàng khác nhằm giữ chân khách hàng truyền thống và thu hút đƣợc khách hàng tiềm năng mới. Thực tế trong những năm vừa qua BIDV Đồng Nai liên tục phải giảm lãi suất cho vay để cạnh tranh với các ngân hàng thuộc khối quốc doanh cũng nhƣ tăng lãi suất huy động để cạnh tranh với các NHTM ngồi quốc doanh, chính điều này đã làm biên lợi nhuận của BIDV Đồng Nai sụt giảm.

Mạng lƣới của BIDV Đồng Nai vẫn còn khiêm tốn so với các đối thủ cạnh tranh chỉ với 07 điểm giao dịch truyền thống chủ yếu tập trung tại Thành phố Biên Hòa. Thƣơng hiệu BIDV trên thị trƣờng gắn liền với hoạt động Ngân hàng bán lẻ vẫn còn mờ nhạt, sức cạnh tranh yếu. Cơ sở vật chất, hạ tầng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển. Ngoài ra số lƣợng máy ATM và POS của BIDV khá khiêm tốn so với các ngân hàng khác nhƣ Vietcomnbank, Vietinbank, Agribank …

BIDV Đồng Nai ln đồng hành cùng những chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, những gói cho vay ƣu đãi nhƣ gói cho vay nhà ở xã hội 30.000 tỷ, gói cho vay doanh nghiệp thuộc đối tƣợng ƣu tiên, gói cho vay tiêu dùng, cho vay bán lẻ

sản xuất kinh doanh… trong khi cơ chế điều hịa lãi suất của Trụ sở chính BIDV về lãi suất cho vay cịn thấp dẫn đến chênh lệch lãi suất cho vay và giá mua vốn thấp.

Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp do tỷ lệ dƣ nợ tín dụng trên huy động vốn chƣa cao, vốn đƣợc huy động về chƣa đƣợc sử dụng hết.

Nguồn vốn huy động của BIDV Đồng Nai còn phụ thuộc nhiều vào các định chế tài chính nhà nƣớc và Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh Đồng Nai, tạo tính ổn định khơng cao trong công tác huy động vốn.

Danh mục cho vay của BIDV Đồng Nai vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn khách hàng quốc doanh, khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên độ phân tán rủi ro thấp.

Sản phẩm dịch vụ của BIDV Đồng Nai chƣa có sự đa dạng, phong phú và có độ trễ so với các ngân hàng khác trên địa bàn, đặc biệt là các sản phẩm huy động vốn và các dịch vụ hiện đại. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và phái sinh, tài trợ thƣơng mại còn rất khiêm tốn.

Chính sách khách hàng và các chƣơng trình khuyến mãi của BIDV Đồng Nai chỉ tập trung vào các nhóm khách hàng lớn, khách hàng có số dƣ tiền gửi cao trong khi các NHTM khác tuy giá trị của chƣơng trình khuyến mãi khơng cao nhƣng phân bổ đều cho các nhóm khách hàng.

Sự liên kết hợp tác của BIDV Đồng Nai với các đối tác tiềm năng trong triển khai các sản phẩm chƣa tốt, chính sách hoa hồng chƣa cạnh tranh (Ví dụ: Các cơng ty kinh doanh bất động sản, các hãng phân phối xe ô tô, công ty tƣ vấn dịch vụ du học, du lịch…)

Phƣơng án chăm sóc khách hàng chƣa có chiều sâu, chƣa xây dựng đƣợc chƣơng trình chăm sóc khách hàng cũng nhƣ tính tốn đƣợc chi phí phù hợp với tổng hịa lợi ích khách hàng mang lại nên còn thụ động trong cơng tác chăm sóc khách hàng.

Một bộ phận khơng nhỏ dân cƣ tại địa bàn, chủ yếu là ngƣời dân tại các địa bàn nông thôn nhƣ: các huyện Xuân Lộc, Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú, Thị xã Long Khánh cịn hạn chế về trình độ nên cịn ngại tiếp xúc với dịch vụ Ngân hàng,

nhất là dịch vụ Ngân hàng hiện đại. Ngoài ra, tập quán và thói quen sử dụng tiền mặt của ngƣời dân cũng làm hạn chế sự phát triển của sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của BIDV Đồng Nai ngày một tăng trƣởng kèm theo đó những rủi ro phát sinh ngày một tăng tuy nhiên công tác kiểm tra nội bộ của chi nhánh còn chƣa sâu sát, chỉ có 01 ngƣời chuyên trách vì vậy chƣa thể kiểm sốt tồn diện mọi hoạt động dẫn đến một số sai sót, rủi ro chƣa đƣợc phát hiện kịp thời.

Trình độ nghiệp vụ, khả năng nắm bắt thơng tin và kỹ năng giải quyết công việc của đội ngũ chuyên viên chƣa đồng nhất, mức độ chuyên nghiệp chƣa sánh bằng các NHTM khác.

Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu, chƣa đồng bộ với quy mô phát triển của BIDV Đồng Nai. Nhân viên cịn thụ động, chƣa có nhiều kỹ năng tìm kiếm khách hàng. Mặc dù đã giao chỉ tiêu đến cho từng cán bộ nhƣng công tác kiểm tra đôn đốc từ các cấp lãnh đạo cịn chƣa thực hiện kịp thời, chƣa có các chế tài cho các nhân viên khơng đạt kế hoạch cũng nhƣ chính sách khen thƣởng cho nhân viên đạt kết quả cao. Việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng đƣợc đào tạo còn hạn chế, hời hợt và chƣa nghiêm túc.

Chính sách lƣơng thƣởng khơng phù hợp, nhân viên phải làm thêm giờ nhƣng không đƣợc trả thêm lƣơng ngoài giờ. Ngoài ra cơ hội đãi ngộ, thăng tiến không rõ ràng và minh bạch khiến cho nhiều nhân viên cảm thấy khơng có động lực để cống hiến làm việc.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, tác giả đã giới thiệu sơ lƣợc về BIDV Đồng Nai, đề cập đến thực trạng đánh giá hiệu quả hoạt động hiện nay tại BIDV Đồng Nai. Kết quả cho thấy BIDV Đồng Nai đang sử dụng phƣơng pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh còn khá lạc hậu, đánh giá và tổ chức vận hành theo hƣớng chun mơn hóa và tập trung chủ yếu ở khía cạnh tài chính. Trong mơi trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, BIDV Đồng Nai đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, việc đánh giá hiệu quả hoạt động một cách chính xác lại càng quan trọng để giúp BIDV Đồng Nai biết mình hiện tại đang ở vị trí nào trên bản đồ mục tiêu đặt ra, giúp đề xuất chiến lƣợc để cải thiện hiệu quả kịp thời.

Tiếp đó tác giả đã vận dụng cơ sở lý luận ở Chƣơng 1 để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động, sử dụng mơ hình BSC để đánh giá hiệu quả hoạt động của BIDV Đồng Nai trong giai đoạn 2011 – 2015. Từ đó rút ra các nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động của BIDV Đồng Nai chƣa cao. Đối với khía cạnh tài chính chủ yếu là do hiệu quả sử dụng vốn thấp, chênh lệch lãi suất rịng thấp.Về khía cạnh khách hàng: vấn đề còn tồn tại là sự hài lòng của khách hàng chƣa cao, chƣa có các hoạt động tiếp thị cũng nhƣ các sản phẩm dịch vụ hiện đại để thu hút khách hàng. Về quy trình nội bộ thì khá tốt do là quy trình chung do hệ thống BIDV xây dựng. Về khía cạnh học hỏi phát triển: trình độ cũng nhƣ số lƣợng nguồn nhân lực cịn chƣa cao, năng lực cơng nghệ cịn hạn chế, mơi trƣờng làm việc chƣa tốt, mức độ thỏa mãn của cán bộ cơng nhân viên cịn chƣa cao.

Những nguyên nhân trên trở thành tiền đề cho Chƣơng 3 – đề xuất những giải pháp nhằm điều chỉnh hoạt động, các nguồn lực sử dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV Đồng Nai.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA BIDV ĐỒNG NAI TRONG ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN

2015 – 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV đồng nai (Trang 66 - 70)