Các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho DATC 1 Giải pháp về chính sách, khung pháp lý:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty mua bán nợ việt nam (DATC) trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (Trang 64 - 67)

3.4.1. Giải pháp về chính sách, khung pháp lý:

Cơ sở khoa học của giải pháp

Hành lang pháp lý tại quốc gia là một trong những yếu tố quan trọng có tính chất quyết định đến thành cơng hay thất bại của một công ty mua bán nợ trong việc đạt được mục tiêu giải quyết nợ xấu. Nếu khơng có được một hệ thống văn bản pháp lý làm cơ sở cho các hoạt động của công ty mua bán nợ thì bản thân cơng ty mua bán nợ cũng phải đối diện với những khó khăn mà các ngân hàng đã gặp phải khi tiến hành thu hồi nợ xấu. Để có thể giải quyết triệt để nợ xấu, DATC cần được trao một số quyền đặc biệt để có thể xử lý, mua lại nợ xấu, cơ cấu lại các khoản nợ vay (có thể chia nhỏ hay gộp lại) để đầu tư sinh lợi.

Hiện ngành nghề kinh doanh của công ty mua bán nợ Việt Nam liên quan đến nợ và tài sản tồn đọng của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, các ngành nghề của doanh nghiệp được đơn vị này thực hiện tái cơ cấu chưa có hướng dẫn rõ ràng. Điều này khiến DATC gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng phương án mua nợ và khai thác tài sản có được trong q trình hoạt động.

Tuy nhiên, trong danh mục ngành kinh tế quốc dân do Tổng cục Thống kê ban hành và các ngành nghề đăng ký kinh doanh của bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa có lĩnh vực mua, bán nợ, tái cấu trúc doanh nghiệp. Đây là ngành nghề kinh doanh mới, đặc thù, rủi ro nên việc áp dụng gặp nhiều vướng mắc, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động mua bán nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp của DATC. Cụ thể như sau khi hoàn thành tái cơ cấu, các doanh nghiệp tái cơ cấu được theo dõi trong danh mục đầu tư ra ngoài của DATC, việc xem xét đánh giá hoạt động đầu tư ngoài ngành thường căn cứ vào ngành nghề của doanh nghiệp có vốn đầu tư. Do đó, nếu doanh nghiệp tái cơ cấu hoạt động kinh doanh bất động sản, tài chính ... DATC sẽ bị đánh giá là đầu tư trái ngành.

Ngoài ra, trong quá trình DATC mua nợ có những khoản nợ có tài sản bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất, hoặc sau khi mua cùng với việc tái cơ cấu lại khoản nợ, DATC nhận giá trị quyền sử dụng đất thay cho khoản nợ của khách nợ.

Tuy nhiên, do khơng có chức năng kinh doanh bất động sản nên DATC không được cấp phép khai thác tài sản, không thể khai thác tài sản một cách có hiệu quả mà chỉ có giải pháp bán quyền sử dụng đất để thu hồi vốn. Điều đó hạn chế hiệu quả của hoạt động mua nợ, nhất là trong thời kỳ hoạt động kinh doanh bất động sản trầm lắng như hiện nay.

Như vậy, ngành nghề kinh doanh của DATC liên quan đến hoạt động mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, các ngành nghề khác mà DATC thực hiện tái cơ cấu tại các doanh nghiệp hiện chưa có hướng dẫn rõ ràng. Điều này khiến DATC gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng phương án mua nợ và khai thác tài sản có được trong quá trình hoạt động kinh doanh dẫn đến hiệu quả hoạt động còn hạn chế.

Nội dung của giải pháp

Cụ thể, cần bổ sung quyền khai thác tài sản là bất động sản gắn với những diện tích đã được sử dụng để bảo đảm cho các khoản nợ DATC mua. Quy định như vậy sẽ tạo điều kiện cho DATC thu hồi nợ tốt hơn khi mua những khoản nợ có tài sản bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất, hoặc khi nhận giá trị quyền sử dụng đất thay cho khoản nợ của khách nợ. Đồng thời, quy định này cũng đảm bảo DATC không đi chệch khỏi ngành nghề kinh doanh chính và ràng buộc việc kinh doanh bất động sản của DATC phục vụ cho thu hồi nợ.

Mặt khác, do DATC kinh doanh ngành nghề đặc thù trong lĩnh vực tài chính là chuyển các khoản nợ và tài sản đã mua thành vốn góp tại doanh nghiệp khách nợ, nên DATC có những đặc điểm khác với các doanh nghiệp kinh doanh bình thường khác. Vì vậy, về mặt lơgic, cùng với việc cho phép DATC thực hiện hoạt động đầu tư chuyển nợ, tài sản thành vốn góp tại doanh nghiệp tái cơ cấu, cần quy định thêm ngành nghề kinh doanh của DATC. Theo đó, ngành, nghề kinh doanh của DATC không chỉ trong phạm vi có giới hạn đăng ký ban đầu mà còn bao gồm ngành nghề của doanh nghiệp tái cơ cấu. Đề án Tái cơ cấu DATC cũng chỉ ra rằng: Ngồi ngành nghề kinh doanh chính là dịch vụ tài chính trong đó tập trung chủ yếu vào mua bán nợ và tài sản, xử lý nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp, tiếp nhận nợ và tài sản...

Đơn vị còn thực hiện các ngành nghề hỗ trợ như tư vấn xử lý nợ và tài sản, tái cơ cấu nợ và tái cơ cấu doanh nghiệp; môi giới xử lý nợ và tài sản; quản lý và khai thác tài sản; cung cấp dịch vụ quản lý và thu nợ ...

Đồng thời, cần bổ sung và làm rõ các đối tượng doanh nghiệp khách nợ mà DATC có quyền mua nợ và tài sản tồn đọng đúng với nhiệm vụ của DATC bao gồm: Các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ; Các doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước gồm các loại: DNNN cổ phần hoá mà nhà nước còn nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối, doanh nghiệp do nhà nước góp vốn thành lập, giữ cổ phần, vốn góp chi phối; Các doanh nghiệp khơng có vốn chi phối của nhà nước; Các doanh nghiệp khu vực tư nhân.

Bên cạnh đó, với các nhà đầu tư nước ngồi, họ cịn gặp rất nhiều vướng mắc về hành lang pháp lý nếu muốn đầu tư, đặc biệt liên quan đến vấn đề sở hữu và tỷ lệ sở hữu các khoản nợ có thể được mua, cơ chế mua trực tiếp bằng ngoại tệ hay phải chuyển đổi qua nội tệ … Các vấn đề quan trọng khác cũng rất cần tháo gỡ như vấn đề xử lý tài sản đảm bảo và điều quan trọng hơn chính là việc Việt Nam chưa từng có một thị trường mua bán nợ xấu thực sự. Bởi vậy, việc tạo lập ngay thị trường mua bán nợ và cơ chế cho thị trường này hoạt động song song với việc hoàn thiện cơ chế xử lý tài sản đảm bảo cần đặt ra hiện nay.

Ý nghĩa của giải pháp

Để phát huy năng lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nợ gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp, việc nghiên cứu, sửa đổi, mở rộng quyền kinh doanh các ngành nghề có liên quan đến ngành nghề chính của DATC là thực sự cần thiết.

Ngoài ra, việc bổ sung và mở rộng thêm các doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước, và doanh nghiệp khu vực tư nhân vào đối tượng mua nợ của DATC sẽ giải quyết hai vấn đề: Thứ nhất, bổ sung loại doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước vì đây là 1 trong 2 dạng hình của DNNN (gồm doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ; và doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước), để phù hợp với nhiệm vụ của DATC theo Quyết định thành lập và Điều lệ quy định là mua nợ và tài sản tồn đọng của DNNN. Thứ

hai, số lượng doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước cần thơng qua mua bán nợ, tái cơ cấu tài chính để đủ điều kiện chuyển đổi sở hữu khơng cịn nhiều. Vì vậy, DATC có thể mở rộng mua bán nợ và tài sản tồn đọng ra khu vực doanh nghiệp tư nhân, vừa tăng nguồn hàng vừa đảm bảo cung – cầu mua bán nợ vận hành đúng theo cơ chế thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty mua bán nợ việt nam (DATC) trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)