phải có tính độc lập của DATC
Một trong những hạn chế của DATC như đã phân tích ở chương 2 chính là vướng mắc trong giá mua nợ. Nếu thị trường mua bán nợ vận động đúng cơ chế, mua bán cơng khai, minh bạch thì sẽ khơng tồn tại vướng mắc này, tuy nhiên, đã và đang có những lực cản từ phía NHTM làm cho khối lượng nợ xấu được xử lý từ DATC không được như mong muốn.
Điểm mấu chốt tạo ra lực cản từ nhóm lợi ích là họ khó chấp nhận sự mất giá trị lớn của các khoản nợ. Thực tế, tuy các khoản nợ có tài sản thế chấp và tài sản thế chấp thường có giá trị cao hơn giá trị khoản nợ nhưng ngân hàng không thể bán lại khoản nợ bằng đúng giá trị sổ sách. Kinh nghiệm thực tế ở các quốc gia cho thấy công ty mua bán nợ thường chỉ mua lại khoản nợ với giá bằng 20-50% giá trị sổ
sách tùy thuộc vào chất lượng nợ và chất lượng tài sản thế chấp. Do vậy, khi bán nợ ngân hàng sẽ bị thua lỗ rất lớn. Chẳng hạn như với số nợ xấu năm 2015 là 130,44 nghìn tỷ đồng (xem chương 2), thì với tỷ lệ chiết khấu 50%, ngân hàng chỉ bán được với giá khoảng hơn 65 nghìn tỷ đồng. Hệ thống ngân hàng sẽ mất đi hơn 65 nghìn tỷ đồng, con số này lớn gấp hơn hai lần so với lợi nhuận của 10 ngân hàng hàng đầu Việt Nam năm 2015 (khoảng 31.734 tỷ đồng, nguồn: Bức tranh lợi nhuận
ngân hàng năm 2015 nói lên điều gì, Trần Giang, Bizlive). Như vậy, nếu bán nợ
đồng nghĩa với nhiều ngân hàng sẽ thua lỗ và mất vốn. Đây là một cái giá rất khó chấp nhận đối với các ơng chủ ngân hàng, nhóm cổ đơng lớn có quyền kiểm sốt ngân hàng và có thể cả những doanh nghiệp liên quan cũng sẽ bị mất. Đối với NHTM nhà nước thì nếu thua lỗ lớn nhiều khoản vay sẽ bị phanh phui, sinh mệnh nhiều lãnh đạo ngân hàng bị tiêu tan mà dẫn chứng gần đây khơng ít các lãnh đạo ngân hàng VNCB, OCB đã bị bắt. Các ngân hàng cũng đã cho vay các bên liên quan rất nhiều và một tỷ trọng lớn nợ xấu thuộc về các bên liên quan đó. Do vậy, nếu mạnh tay xử lý nợ xấu có thể đưa đến những thiệt hại cho các bên liên quan, do vậy họ chính là một trong những lực cản trong xử lý nợ xấu. Vì thế các nhóm lợi ích ngân hàng cũng khó chấp nhận sự mất mát này. Đối với doanh nghiệp phải thanh lý, phải phá sản cũng là một quyết định không dễ dàng. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhà nước, thậm chí tập đồn và công ty phải chấp nhận thanh lý tài sản hoặc bị mất quyền kiểm soát đồng nghĩa với chấp nhận sự thất bại. Sự nghiệp, con đường quan lộ của những lãnh đạo các đơn vị này, thậm chí cả những người cấp cao hơn có trách nhiệm liên đới cũng tiêu tan. Đây là một cái giá quá đắt khó chấp nhận đối với họ và cũng là rào cản lớn nhất đối với quá trình xử lý nợ xấu ở Việt Nam. Theo lẽ đương nhiên những thành phần lợi ích này sẽ cố gắng duy trì hiện trạng và có những tác động trì kéo q trình xử lý nợ xấu liên quan đến họ, nếu DATC không thực sự độc lập, không đủ quyền để kiên quyết xử lý các khoản nợ này theo quy định pháp luật thì sẽ khơng thể lành mạnh hóa nền kinh tế, không xử lý hiệu quả được nợ xấu và có thể sẽ dẫn đến hậu quả khó lường cho nền kinh tế.
Khuyến nghị cho khía cạnh này, trước tiên cần có quyết tâm chính trị của Nhà nước, giao quyền và trách nhiệm xử lý nợ xấu cho DATC; cần phải đề cao vấn đề quản trị và tính minh bạch của DATC thông qua sở hữu đội ngũ chuyên gia có chun mơn cao nhưng độc lập với các đối tượng nhạy cảm có liên quan “nhóm lợi ích” trong q trình tham gia xử lý nợ; cần đưa ra các nguyên tắc cơ bản đạo đức và trách nhiệm cũng như quy trình cụ thể để giảm thiểu hành vi lạm quyền bởi chúng có vai trị quan trọng trong việc củng cố niềm tin về các phương thức DATC có thể tiến hành mua lại nợ xấu. Và trên hết tất cả những điều này phải dựa trên và tuân thủ nguyên tắc làm tối ưu hóa lợi ích cho nền kinh tế quốc gia.
Tiếp đến, DATC cần phải có được sự độc lập tương đối trong hoạt động của mình dù trực thuộc bộ chủ quản là bộ Tài chính, trong nhiều trường hợp, khi vấn đề mua nợ xấu liên quan đến các tập đoàn kinh tế lớn, trực thuộc các bộ ngành khác hoặc các khoản nợ đã để quá lâu dẫn đến khơng CPH được DNNN thì DATC phải có được sự độc lập trong quyết định hướng xử lý nợ của mình, thậm chí cơng khai ngun nhân, danh tính những người có trách nhiệm dẫn đến nợ xấu tại các tập đồn để có hướng xử lý các khoản nợ xấu này một cách triệt để.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương 3, trên cơ sở dự báo về tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam, tình hình thị trường mua bán nợ đến năm 2020, cùng với việc nghiên cứu quan điểm định hướng của Đảng, Chính phủ về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, định hướng đối với xử lý nợ xấu của nền kinh tế, tác giả đã giới thiệu các giải pháp cũng như khuyến nghị và đặc biệt là giới thiệu một mơ hình hoạt động mới cho DATC tham khảo để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, giảm dần các hạn chế như đã đề cập ở chương 2.
KẾT LUẬN
Vấn đề nợ xấu của các tổ chức tín dụng, của các doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến sự an tồn và tính thanh khoản của các tổ chức tín dụng, làm tăng chi phí và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đến thời điểm hiện nay (tháng 03/2016), đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về nợ xấu cũng như hướng giải quyết nợ xấu, và một trong số các giải pháp được đề xuất là nâng cấp hoạt động của DATC, một cơ quan trực thuộc bộ Tài chính ra đời từ năm 2003. Tuy nhiên, chưa một tài liệu nào thực sự nghiên cứu chính thức các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động cho DATC một cách đầy đủ. Đó chính là mục tiêu của luận văn và trong luận văn đã tập trung giải quyết được một số vấn đề như sau:
- Việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho DATC là một vấn đề hết sức cấp thiết
để có thể xử lý tốt vấn đề nợ xấu cho nền kinh tế.
- Khẳng định thị trường mua bán nợ Việt Nam bước đầu hoạt động theo cơ chế thị trường đúng nghĩa, có cạnh tranh và cần tiếp tục hoàn thiện.
- Việc mua nợ với giá thị trường là yêu cầu tiên quyết để minh chứng DATC thật sự là hoạt động trong một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, nghĩa là phải mua nợ với một tỷ lệ chiết khấu nhất định trên giá trị khoản nợ và khoản nợ phải được mua đứt, đồng thời, hạn chế tối đa các khoản nợ chỉ định và hoạt động mua bán nợ của DATC phải có sự độc lập tương đối, chỉ nên nằm dưới sự giám sát của Chính phủ và khơng nên chịu ảnh hưởng từ bất kỳ nhóm lợi ích nào. Đây cũng chính là một trong những điều kiện để tạo lập thị trường mua bán nợ đúng nghĩa, mua bán nợ theo quan hệ cung – cầu, giá cả thỏa thuận do thị trường quyết định.
- Giới thiệu một mơ hình mới cho DATC tham khảo trong q trình hồn thiện hoạt động của mình, mơ hình này lấy từ kết quả tham khảo ý kiến của các chun gia và là mơ hình chưa có nghiên cứu nào trước đây đề cập đến.
Tuy nhiên, luận văn chỉ mới nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp, khuyến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động cho DATC dưới góc độ kinh tế chính trị, tập trung vào các nội dung về hành lang pháp lý, tài chính và nguồn nhân lực, khơng đi sâu vào phân tích cách thức thực hiện việc mua bán, thu hồi nợ, cũng như khơng phân tích
so sánh hoạt động của DATC so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành nên có thể mở ra nhiều hướng nghiên cứu khác trong thời gian tới.
Vấn đề nợ xấu là một vấn đề nóng trong thời điểm hiện nay, tác giả hy vọng luận văn sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) trên thực tế.