CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.3. Nhận xét về các nghiên cứu trước và xác định vấn đề cần nghiên cứu
1.3.3. Vấn đề cần nghiên cứu
Nghiên cứu về “khoảng cách kỳ vọng kiểm toán” là một đề tài được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm với nhiều quan điểm, nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu thực hiện, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu tại Việt Nam chỉ tập trung nghiên cứu về trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện các gian lận và sai sót trên BCTC của ĐVĐKT và chưa có nghiên cứu nào kết hợp giữa trách nhiệm KTV, tính hữu ích của thơng tin trên BCTC được kiểm tốn. Thêm vào đó, các nghiên cứu này đã được thực hiện ở các nước có nền kinh tế phát triển, điển hình như Schelluch (1996), Peter, J. Best, Sherrena Buckby, Clarice Tan (2001) tại singapore, Mohamed Nazri Fadzly Zauwiyah Ahmad (2004) tại Malaysia, R. Dixon A.D. Woodhead M. Sohliman (2006) tại Egypt, Soon-Yau Foong (2013), Anila Devi (2014) tại Iran…trong khi đó, tại một nước đang phát triển ở Đơng Nam Á như Việt Nam thì một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến nghề
nghiệp kiểm toán chưa được nghiên cứu rộng rãi. Do vậy, tác giả chọn vấn đề này để tìm hiểu liệu có tồn tại khoảng cách kỳ vọng về trách nhiệm KTV, về tính hửu ích của thơng tin trên BCTC được kiểm tốn, để từ đó có những đề xuất nhằm thu hẹp khoảng cách này tại Việt Nam.
Kết luận chƣơng 1
Nghiên cứu về “khoảng cách kỳ vọng kiểm toán” là một đề tài luôn mang tính hấp dẫn và cấp thiết, có giá trị to lớn đối với người sử dụng BCTC nói riêng và xã hội nói chung. Vì việc nâng cao chất lượng kiểm tốn hiện nay khơng chỉ cố gắng nâng cao năng lực của KTV, hồn thiện các thủ tục kiểm tốn hay kiểm sốt chất lượng của các công ty kiểm tốn mà cịn phải tìm hiểu xem kỳ vọng thực tế của xã hội hiện nay như thế nào, hợp lý hay khơng và họ có tin tưởng vào cuộc kiểm toán BCTC để đưa ra quyết định đầu tư của mình khơng. Từ đó hạn chế những mong đợi khơng hợp lý của các nhóm lợi ích vượt quá khả năng thực tế của KTV nhằm thu hẹp khoảng cách kỳ vọng này.