Các quy định có liên quan vềtrách nhiệm của kiểm toán viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khoảng cách kỳ vọng kiểm toán về trách nhiệm của kiểm toán viên và tính hữu ích của thông tin trên báo cáo tài chính được kiểm toán nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 32)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3. Các quy định có liên quan vềtrách nhiệm của kiểm toán viên

2.3.1. Chuẩn mực kiểm toán VSA 200 - Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

Chuẩn mực kiểm toán VSA 200 được ban hành theo thông tư 214/2012/TT- BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012. Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của KTV và DNKT khi thực hiện kiểm tốn báo cáo tài chính theo chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam. Theo đoạn 11, của chuẩn mực này quy định: Mục tiêu tổng thể của KTV và DNKT khi thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính là “Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có cịn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay khơng, từ đó giúp KTV đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập phù hợp với

khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay khơng”.

Mục đích của kiểm tốn báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo tài chính, thơng qua việc kiểm tốn viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay khơng.

Ngoài ra, Chuẩn mực này cũng quy định và hướng dẫn phạm vi áp dụng, kết cấu của các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, bao gồm các yêu cầu về trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong tất cả các cuộc kiểm toán, kể cả trách nhiệm phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

Theo đoạn 05 của chuẩn mực này có nêu rõ: “Để kiểm tốn viên có cơ sở để đưa ra ý kiến kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam yêu cầu kiểm toán viên phải đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có cịn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc do nhầm lẫn hay không. Sự đảm bảo hợp lý là sự đảm bảo ở mức độ cao và chỉ đạt được khi kiểm toán viên đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm tốn thích hợp nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán (là rủi ro do kiểm toán viên đưa ra ý kiến khơng phù hợp khi báo cáo tài chính cịn có những sai sót trọng yếu) tới một mức độ thấp có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, sự đảm bảo hợp lý không phải là đảm bảo tuyệt đối, do ln tồn tại những hạn chế vốn có của cuộc kiểm tốn làm cho hầu hết bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên dựa vào để đưa ra kết luận và ý kiến kiểm toán đều mang tính thuyết phục hơn là khẳng định”

Theo đoạn 07: “Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam yêu cầu kiểm toán viên phải thực hiện xét đốn chun mơn và ln duy trì thái độ hồi nghi nghề nghiệp trong suốt quá trình lập kế hoạch cũng như thực hiện kiểm tốn, trong đó có các công việc:

- Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn, dựa trên sự hiểu biết về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường của đơn vị, kể cả kiểm soát nội bộ của đơn vị.

- Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm tốn thích hợp về việc liệu các sai sót trọng yếu có tồn tại hay khơng, thơng qua việc thiết kế và thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp đối với rủi ro đã đánh giá;

- Hình thành ý kiến kiểm tốn về báo cáo tài chính dựa trên kết luận về các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được.

Đoạn 09: “Theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hoặc pháp luật và các quy định khác có liên quan, kiểm tốn viên cũng có thể có trách nhiệm trao đổi thông tin và báo cáo về một số vấn đề phát sinh từ cuộc kiểm toán với người sử dụng báo cáo tài chính, Ban Giám đốc, Ban quản trị hoặc các đối tượng khác ngoài đơn vị được kiểm toán”

2.3.2. Chuẩn mực kiểm toán VSA 240 - Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong q trình kiểm tốn báo cáo tài chính. liên quan đến gian lận trong q trình kiểm tốn báo cáo tài chính.

Chuẩn mực kiểm tốn này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đối với gian lận trong q trình kiểm tốn báo cáo tài chính. Việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận trước hết thuộc về trách nhiệm của Ban quản trị và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán:

- BGĐ đơn vị có trách nhiệm ngăn ngừa (đặc biệt là giảm bớt các cơ hội và thực hiện hành vi gian lận) và phát hiện gian lận, kể cả cam kết tạo ra văn hóa trung thực và hành vi có đạo đức trong đơn vị.

- BQT đơn vị có trách nhiệm giám sát hoạt động của BGĐ và phải xem xét khả năng xảy ra hành vi khống chế kiểm soát hoặc hành động gây ảnh hưởng khơng thích hợp đến quy trình lập và trình bày BCTC, ví dụ việc BGĐ cố gắng điều chỉnh kết quả kinh doanh để các nhà phân tích hiểu khơng đúng về hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của đơn vị được kiểm tốn.

Ngồi trách nhiệm của Ban quản trị và Ban Giám đốc, thì trách nhiệm của KTV và DNKT cũng được quy định trong chuẩn mực này tại đoạn 05 – 08: Khi thực hiện kiểm toán, KTV chịu trách nhiệm đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu BCTC, xét trên phương diện tổng thể, có cịn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không. Do những hạn chế vốn có của kiểm tốn nên có rủi ro khó

tránh khỏi là kể cả khi cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện theo quy định của CMKiT thì KTV vẫn có thể khơng phát hiện được một số sai sót có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đặc biệt là các sai sót do gian lận. Rủi ro có sai sót trọngyếu do gian lận cao hơn rủi ro có sai sót trọng yếu do nhầm lẫn, vì gian lận có thể được thực hiện một cách tinh vi, được tổ chức chặt chẽ, có hành động che dấu, có sự thơng đồng của nhiều người, nhiều cấp...

Để hoàn thành và thực hiện tốt trách nhiệm của KTV và DNKT, thì yêu cầu đối với KTV và DNKT (Đoạn 12-43, A7-A67):

- Thái độ hoài nghi nghề nghiệp - Thảo luận nhóm kiểm tốn

- Thủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan

- Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận

- Biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận đã được đánh giá:

+ Biện pháp xử lý tổng thể - áp dụng đối với rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận đã được đánh giá ở cấp độ BCTC:

+ Thủ tục kiểm tốn – áp dụng đối với rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận ở cấp độ cơ sở dẫn liệu đã được đánh giá

- Đánh giá bằng chứng kiểm toán

- Trao đổi với BGĐ/BQT đơn vị được kiểm toán và cơ quan quản lý, cơ quan pháp luật có liên quan.

2.3.3. Chuẩn mực kiểm toán VSA 260 - Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị đƣợc kiểm toán quản trị đơn vị đƣợc kiểm toán

Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong việc trao đổi các vấn đề liên quan đến cuộc kiểm tốn báo cáo tài chính với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán. Theo đoạn 05- 07 quy định trách nhiệm của kiểm tốn viên:

- KTV có trách nhiệm trao đổi với BQT đơn vị được kiểm toán về các vấn đề quan trọng theo quy định của CMKiT, ngồi ra, CMKiT khơng u cầu KTV phải

thực hiện các thủ tục cụ thể nhằm phát hiện các vấn đề khác để trao đổi với BQT. CMKiT cũng khơng hạn chế các vấn đề mà KTV có thể trao đổi với BQT đơn vị. Tuy nhiên, cần lưu ý là pháp luật và các quy định có liên quan có thể hạn chế việc KTV trao đổi một số vấn đề nhất định với BQT đơn vị được kiểm toán.

- -

17, A9-A23):

 Trách nhiệm của KTV trong cuộc kiểm tốn BCTC (KTV có trách nhiệm

đưa ra ý kiến về BCTC do BGĐ đơn vị chịu trách nhiệm lập và trình bày dưới sự giám sát của BQT đơn vị. Việc thực hiện kiểm tốn BCTC khơng làm giảm trách nhiệm của BGĐ hoặc BQT đơn vị được kiểm toán).

 Các nội dung chính về phạm vi và lịch trình thực hiện cuộc kiểm toán theo kế hoạch.

 Các phát hiện quan trọng khi thực hiện kiểm tốn.

 Tính độc lập của KTV (đối với trường hợp đơn vị được kiểm toán là tổ chức niêm yết).

2.3.4. Chuẩn mực kiểm toán VSA 315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thơng qua hiểu biết về đơn vị đƣợc kiểm tốn và mơi trƣờng sai sót trọng yếu thơng qua hiểu biết về đơn vị đƣợc kiểm tốn và mơi trƣờng của đơn vị

Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu, thơng qua hiểu biết về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường của đơn vị, trong đó có kiểm sốt nội bộ, từ đó cung cấp cơ sở cho việc thiết kế và thực hiện các biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá.

KTV phải thu thập hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch và hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm tốn có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, qua đó giúp cho việc xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hay nhầm lẫn. Vì vậy, KTV phải:

- Phỏng vấn BGĐ và các cá nhân khác trong đơn vị mà theo xét đốn của kiểm tốn viên có khả năng cung cấp thơng tin hỗ trợ cho việc xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.

- Thực hiện thủ tục phân tích - Quan sát và điều tra

Để làm tốt những thủ tục trên, KTV phải hiểu rõ về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường của đơn vị.

- Các chính sách kế tốn mà đơn vị lựa chọn áp dụng và lý do thay đổi (nếu có). Kiểm tốn viên phải đánh giá các chính sách kế tốn mà đơn vị đang áp dụng có phù hợp với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của đơn vị, có nhất qn với khn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính và các chính sách kế tốn mà các đơn vị trong cùng lĩnh vực hoạt động đang áp dụng hay không. Mục tiêu, chiến lược của đơn vị và những rủi ro kinh doanh có liên quan mà có thể dẫn đến rủi ro có sai sót trọng yếu. Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị.

2.3.5. Chuẩn mực kiểm toán VSA 330 - Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh giá viên đối với rủi ro đã đánh giá

Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên trong việ ực hiện các biện pháp xử lý đối với các rủi ro có sai sót trọng yếu mà kiểm tốn viên đã xác định và đánh giá khi thực hiện kiểm tốn báo cáo tài chính theo Chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam số 315.

Biện pháp xử lý tổng thể đối với các rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá trong báo cáo tài chính có thể bao gồm:

- Nhấn mạnh với nhóm kiểm tốn về sự cần thiết phải duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp;

- Bổ nhiệm các thành viên nhóm kiểm tốn có kinh nghiệm hoặc có kỹ năng chuyên môn đặc biệt, hoặc sử dụng chuyên gia;

- Kết hợp các yếu tố khơng thể dự đốn trước khi lựa chọn các thủ tục kiểm toán tiếp theo cần thực hiện;

- Thực hiện những thay đổi chung đối với nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán.

Đánh giá của kiểm toán viên về các rủi ro phát hiện được ở cấp độ cơ sở dẫn liệu cung cấp cơ sở nhằm lựa chọn phương pháp kiểm tốn thích hợp để thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo. KTV cần xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo .

Việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo, mà nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục này được xác định dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu, cung cấp mối liên kết rõ ràng giữa các thủ tục kiểm toán tiếp theo và việc đánh giá rủi ro của kiểm toán viên.

2.4. Thơng tin hữu ích trên báo cáo tài chính đƣợc kiểm tốn

Tính hữu ích của BCTC được kiểm tốn là những lợi ích mà người sử dụng có được thơng qua các thơng tin mà BCTC được kiểm tốn cung cấp giúp cho việc ra các quyết định kinh tế được tốt hơn.

Thông tin hữu ích trên BCTC theo quan điểm của chuẩn mực kế tốn Việt Nam

Do bản chất và vai trị của BCTC gắn liền với việc cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng, do đó tính hữu ích của BCTC cũng chính là tính hữu ích của thơng tin được trình bày trên BCTC. Để BCTC có được tính hữu ích, thì thơng tin trên BCTC phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản: trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu và có thể so sánh.

- Tính trung thực: Các thơng tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh (đoạn 10, VAS 01).

- Tính khách quan: Các thơng tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, khơng bị xun tạc, khơng bị bóp méo (đoạn 11, VAS 01).

- Tính đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, khơng bị bỏ sót (đoạn 12, VAS 01).

- Tính kịp thời: Các thơng tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ (đoạn 13, VAS 01)

- Tính dễ hiểu: Các thơng tin và số liệu kế tốn trình bày trong BCTC phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế tốn ở mức trung bình. Thơng tin về những vấn đề phức tạp trong BCTC phải được giải trình trong phần thuyết minh (đoạn 14, VAS 01)

- Tính có thể so sánh: Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính tốn và trình bày nhất qn. Trường hợp khơng nhất qn thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng BCTC có thể so sánh thơng tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thơng tin dự tốn, kế hoạch (đoạn 15, VAS 01).

Đối tƣợng sử dụng thông tin trên BCTC đƣợc kiểm toán:

Theo luật kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015, đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC được đề cập trong luật “đối tượng có nhu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khoảng cách kỳ vọng kiểm toán về trách nhiệm của kiểm toán viên và tính hữu ích của thông tin trên báo cáo tài chính được kiểm toán nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 32)