Những khác biệt trong quan điểm tạo nên khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khoảng cách kỳ vọng kiểm toán về trách nhiệm của kiểm toán viên và tính hữu ích của thông tin trên báo cáo tài chính được kiểm toán nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 69 - 70)

CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

5.1.2. Những khác biệt trong quan điểm tạo nên khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tạ

toán tại Việt Nam

Bên cạnh những điểm thống nhất, các phân tích từ kết quả khảo sát cịn cho ta thấy những khác biệt trong nhận thức giữa các bên tạo nên các loại khoảng cách kỳ vọng như sau:

Về trách nhiệm của KTV

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các KTV hiểu rõ các trách nhiệm của mình trong cuộc kiểm tốn BCTC. Tuy nhiên nhóm người sử dụng chưa nhận thức đúng trách nhiệm của KTV khi cho rằng KTV phải chịu trách nhiệm về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ (GTTB: 3,48), đặc biệt KTV có trách nhiệm phát hiện tất cả các gian lận (GTTB: 4,27) và ngăn chặn các gian lận trong đơn vị được kiểm toán. Điều này cho thấy tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại Việt Nam mà nguyên nhân là do hiểu biết còn hạn chế và nhận thức chưa đầy đủ của người sử dụng về trách nhiệm của KTV trong kiểm tốn BCTC nên có những mong đợi chưa hợp lý mà chính KTV cũng khơng thể thực hiện và cũng không được quy định trong chuẩn mực kiểm tốn và các luật có liên quan.

Người sử dụng cho rằng KTV phải chịu trách nhiệm nếu đơn vị kiểm toán bị phá sản do gian lận hay KTV phải đưa ra tất cả những cảnh báo về rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp (GTTB là 3,47 và 3,82). Trong khi một số KTV vẫn không có ý kiến về trách nhiệm này (GTTB: 2,44 và 2,58). Điều này cho thấy đa số KTV không đồng ý đây là trách nhiệm của mình, tuy nhiên vẫn cịn một số KTV không nhận định được đây có phải trách nhiệm của mình hay khơng, họ không đưa ra ý kiến của mình cho trách nhiệm này, chủ yếu là các KTV có kinh nghiệm dưới 5 năm.

Liên quan đến tính hữu ích của thơng tin trên BCTC được kiểm tốn, các KTV tự tin rằng thông tin trên BCTC đã được kiểm tốn đảm bảo tính đầy đủ và chính xác đồng thời người sử dụng có được sự đảm bảo rằng BCTC được kiểm toán khơng cịn các sai sót trọng yếu (GTTB 3,55 và 3,72). Tuy nhiên đó khơng phải là những gì mà người sử dụng đánh giá (GTTB: 2,87 và 2,99).

KTV tin rằng BCTC được kiểm tốn là hữu ích để đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị (GTTB: 3,09) nhưng nhóm người sử dụng thì cho rằng dựa vào BCTC được kiểm tốn khơng đủ thơng tin để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của đơn vị (GTTB: 2,02).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khoảng cách kỳ vọng kiểm toán về trách nhiệm của kiểm toán viên và tính hữu ích của thông tin trên báo cáo tài chính được kiểm toán nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 69 - 70)