CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.2. Giải pháp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng kiểm toán
5.2.1. Những giải pháp nhằm giảm thiểu khoảng cách kỳ vọng kiểm toán do năng lực KTV và kết quả kiểm toán năng lực KTV và kết quả kiểm tốn
Mặc dù vài trị của kiểm toán là tạo niềm tin cho người sử dụng về những thơng tin trên BCTC được kiểm tốn là hữu ích, giúp họ tin tưởng rằng BCTC được kiểm tốn trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính của đơn vị được kiểm tốn, khơng cịn gian lận. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu cho thấy người sử dụng BCTC được kiểm toán lại đánh giá thấp hơn khả năng các KTV phát hiện ra sai sót trọng yếu. Điều này chứng tỏ người sử dụng đã giảm niềm tin vào nghề nghiệp kiểm toán, vào khả năng phát hiện gian lận của các KTV. Nguyên nhân có thể là sau hàng loạt các vụ đổ bể gần đây lên quan đến kiểm toán trên thế giới và Việt Nam đã khiến người sử dụng giảm niềm tin về năng lực của KTV. Vì vậy nghề nghiệp kiểm tốn cần phải nâng cao chất lượng để lấy lại niềm tin của cơng chúng. Điều này có thể thực hiện thơng qua một số công việc sau:
Không ngừng nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng cho KTV là yêu cầu cần thiết đối với các cơng ty kiểm tốn. Bởi vì KTV có vai trị rất quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán và quyết định đến chất lượng kiểm tốn. Hoạt động này có thế được triển khai thông qua các buổi hội thảo chuyên môn, giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các công ty, các buổi học cập nhật thông tin, kiến thức mới… tổ chức tùy theo
quy mơ của cơng ty kiểm tốn. Đề đảm bảo cho việc triển khai các chương trình đào tạo, cần phải có yêu cầu bắt buộc đối với các cơng ty kiểm tốn thành lập quỹ đào tạo – phát triển nhân viên.
Tăng cường hoạt động kiểm soát chất lượng bên trong doanh nghiệp: Hiện nay, các cơng ty kiểm tốn hoạt động tại Việt Nam đều được kiểm tra soát xét chất lượng hoạt động kiểm toán theo định kỳ bởi VACPA. Tuy nhiên, các cuộc kiểm tra này đều được thực hiện dựa trên cơ sở chọn mẫu và được tiến hành sau khi cuộc kiểm tốn đã kết thúc. Vì vậy, ngồi các cuộc kiểm tra trên, cơng ty kiểm tốn cần thiết lập và duy trì hệ thống kiểm sốt chất lượng nhằm rà sốt cơng việc kiểm tốn đã được thực hiện một cách kịp thời, hiệu quả cho tất cả các hợp đồng kiểm toán. Người thực hiện soát xét chất lượng nên là người độc lập với nhóm kiểm tốn để có thể đưa ra cái nhìn khách quan đối với những đánh giá về rủi ro có gian lận của đơn vị được kiểm tốn. Soát xét lại tổng thể cuộc kiểm toán nhằm đảm bảo hợp lý rằng BCTC được kiểm tốn khơng cịn sai sót trọng yếu do gian lận gây ra cũng là một cách nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán.
Tăng cường hoạt động kiểm soát chất lượng bên ngoài bằng cách gia tăng các cuộc kiểm tra, thanh tra thường xun, tăng cường phạm vi của cơng tác kiểm sốt chất lượng dưới góc độ đi sâu vào kiểm sốt kỹ thuật chứ khơng phải chỉ kiểm sốt cơ cấu, đồng thời có những chế tài răn đe phù hợp với những doanh nghiệp kiểm toán chưa tuân thủ chuẩn mực khi hành nghề. Nâng cao tiêu chuẩn cho phép các cơng ty kiểm tốn và KTV đủ năng lực và phẩm chất để kiểm tốn cho các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn.
Khuyến khích các cơng ty kiểm tốn tn thủ chương trình kiểm tốn mẫu do VACPA soạn thảo và thiết kế chương trình kiểm tốn riêng cho những ngành nghề kinh doanh khác nhau: hiện nay, ngoại trừ một số loại hình kinh doanh có tính đặc thù riêng như ngân hàng, bảo hiểm được áp dụng chương trình kiểm tốn riêng, những doanh nghiệp khác đều được cơng ty kiểm tốn áp dụng chung một chương trình kiểm tốn, khơng phân biệt loại hình doanh nghiệp hay ngành nghề kinh doanh. Do việc xây dựng một chương trình kiểm tốn mới rất phức tạp và tốn nhiều
chi phí. Tuy nhiên, đặc điểm kinh doanh, các yếu tố của từng lĩnh vực/ ngành nghề là khác nhau. Do đó, chương trình kiểm tốn mới cụ thể hơn nên được xây dựng cho từng nhóm đối tượng khơng những nâng cao chất lượng của cuộc kiểm tốn nói chung mà còn tăng cường khả năng nhận diện và xử lý rủi ro nói riêng. Cơng ty kiểm tốn có thể tập trung xây dựng và hồn thiện những chương trình kiểm tốn này một cách riêng lẻ hoặc có sự liên kết, hợp tác giữa các công ty với nhau để gia tăng thêm nguồn lực cho quá trình này.
5.2.2. Những giải pháp nhằm giảm thiểu khoảng cách từ những mong đợi chƣa hợp lý từ ngƣời sử dụng BCTC. chƣa hợp lý từ ngƣời sử dụng BCTC.
Kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy, mặc dù trong CMKiT hiện nay cũng đã quy định rất rõ về trách nhiệm của Ban giám đốc trong việc chịu trách nhiệm về tính hữu hiệu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị được kiểm tốn. Tuy nhiên nhóm người sử dụng vẫn cho rằng chính các KTV phải chịu trách nhiệm cho vấn đề này. Bên cạnh đó họ cịn kỳ vọng các KTV phải phát hiện và ngăn chặn tất cả các gian lận trong đơn vị được kiểm toán. Từ những điều này cho thấy người sử dụng BCTC tại VN vẫn chưa có nhận thức đúng đắn về công việc kiểm toán, dẫn đến những kỳ vọng chưa hợp lý đối với KTV. Giải pháp đặt ra cho vấn đề này là tăng cường cơng tác tun truyền, giải thích cho người sử dụng biết được những hạn chế tiềm tàng của cuộc kiểm tốn BCTC, đặc biệt là giải thích về trách nhiệm của KTV, trách nhiệm của Ban giám đốc tại các đơn vị được kiểm tốn thơng qua các cuộc hội thảo chuyên đề, các buổi tập huấn, trao đổi thơng tin của doanh nghiệp kiểm tốn, của hội nghề nghiệp.
Đồng thời đối với KTV và cơng ty kiểm tốn cần làm cho ĐVĐKT và người sử dụng nhận thức đúng mục tiêu và trách nhiệm của mình trong cuộc kiểm toán: trước khi thực hiện kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán cần phân cơng các KTV có đủ năng lực chun mơn và đạo đức nghề nghiệp phù hợp với từng đơn vị kiểm tốn, giải thích rõ trách nhiệm của KTV và trách nhiệm của Ban giám đốc trong q trình kiểm tốn, mục tiêu của cuộc kiểm tốn từ đó nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng về trách nhiệm của KTV cũng như những mức độ tin tưởng về thông tin
được cung cấp trên BCTC được kiểm tốn từ đó sẽ giảm bớt khoảng cách kỳ vọng kiểm toán.
Bên cạnh đó những người sử dụng nên nghiên cứu các thêm tài liệu về kiểm tốn, trang bị cho mình những hiểu biết nhất định trước khi sử dụng hay phân tích dữ liệu trên BCTC được kiểm tốn. Từ sự am hiểu đó để có được sự mong đợi hợp lý đối với KTV và thơng tin truyền tải trên BCTC được kiểm tốn.
5.2.3. Hoàn thiện Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam nhằm giảm thiểu khoảng cách chuẩn mực cách chuẩn mực
Nhìn chung, kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn mong đợi chưa hợp lý về những trách nhiệm KTV đặc biệt là trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn gian lận hay KTV phải chịu trách nhiệm về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ. Những mong đợi này có thể được xem xét và bổ sung vào chuẩn mực nhằm giảm khoảng cách kỳ vọng này. Bởi vì tăng cường trách nhiệm của KTV đối với gian lận trong kiểm toán BCTC là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới nó là một trong những mục tiêu quan trọng của cuộc kiểm tốn là đưa ra ý kiến về BCTC có trung thực và hợp lý hay không. Đây là mục tiêu cần thiết phải đạt được của KTV, nó ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề nghiệp.
Để giúp KTV phát hiện gian lận tốt, cần có các hướng dẫn chi tiết về nguyên nhân và các phương pháp phát hiện gian lận ở đơn vị kiểm toán. Muốn vậy, cần tiếp tục cập nhật chuẩn mực kiểm toán VSA 240 về gian lận thường xuyên hơn cùng với sự thay đổi chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, Bộ tài chính và Hội nghề nghiệp cần nghiên cứu và sớm ban hành các hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kiểm tốn quan trọng, cần có hướng dẫn chi tiết về một số nội dung cần thiết như: Hướng dẫn cách thức đánh giá, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ để phát hiện những yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ.Hướng dẫn KTV cách thức thu thập bằng chứng về đặc thù kinh doanh của đơn vị để phát hiện ra gian lận. Vấn đề này rất quan trọng và cần thiết đối với các KTV.
5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo 5.3.1. Hạn chế của đề tài
Mặc dù đã cố gắng trong nghiên cứu, tuy nhiên đề tài vẫn khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy người viết đưa ra một số hạn chế mà người viết tự nhận thấy được với tầm kiến thức còn nhiều hạn hẹp của mình. Đầu tiên, liên quan đến vấn đề chọn mẫu, với số lượng mẫu khảo sát 184 mẫu cịn khá ít và thời gian nghiên cứu ngắn có thể chưa đại diện được sự kỳ vọng của toàn xã hội, đồng thời kết quả khảo sát chỉ mới được thống kê, phân tích số học đơn giản.
Một hạn chế tiếp theo của nghiên cứu là bảng câu hỏi khảo sát đóng nên đối tượng nghiên cứu chưa thể hiện hết quan điểm của mình về vấn đề này. Đồng thời đối tượng khảo sát cũng còn hẹp, chủ yếu là những đối tượng có kinh nghiệm làm việc còn thấp (dưới 5 năm) nên sự hiểu biết về trách nhiệm của KTV cũng như những thông tin được truyền tải trên BCTC được kiểm tốn cịn hạn hẹp.
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, mà tại Việt Nam có 3 miền đều có đặc điểm văn hóa khác nhau nên nếu khảo sát tại 2 miền cịn lại thì có thể kết quả sẽ có sự thay đổi. Tương tự, điều kiện kinh tế và văn hóa ở Việt Nam khác xa so với các quốc gia khác, vì vậy kết quả này cũng khơng thể khái quát sang quốc gia khác.
5.3.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo
Từ những hạn chế cụ thể nêu trên, nghiên cứu đưa ra một số hướng cho các nghiên cứu tiếp theo:
Thứ nhất: mở rộng cỡ mẫu nghiên cứu, mở rộng sự đa dạng trong mẫu nghiên cứu về đối tượng khảo sát, kinh nghiệm làm viêc, lĩnh vực hoạt động hay nghiên cứu các nhân tố về chính trị, xã hội ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán.
Thứ hai: Nên mở rộng nghiên cứu ở những khu vực khác, vùng miền khác: Miền Trung, Miền Bắc.
Kết luận chƣơng 5
Dựa vào những kết quả nghiên cứu của chương 4, chương 5 đã kết luận và đưa ra một số giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách kỳ vọng kiểm toán giữa KTV và người sử dụng về trách nhiệm KTV và tính hữu ích của thơng tin trên BCTC được kiểm toán: những giải pháp để giảm thiểu khoảng cách từ những mong đợi chưa hợp lý, từ năng lực KTV và hệ thống chuẩn mực chưa đầy đủ. Đề ra những giải pháp này với hi vọng sẽ góp phần nào trong việc cung cấp nhiều thơng tin hữu ích hơn cho KTV và người sử dụng để từ đó nâng cao tính hiệu quả của hoạt động kiểm toán tại Việt Nam, củng cố và duy trì niềm tin của công chúng vào nghề nghiệp kiểm toán.
Chương 5 cũng đã đưa ra một số hạn chế của đề tài để và một số định hướng cho hướng nghiên cứu tiếp theo có được sự phát triển hơn, chuyên sâu hơn.
KẾT LUẬN
Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán về trách nhiệm của KTV và tính hữu ích của thơng tin trên BCTC được kiểm tốn ln tồn tại giữa KTV và người sử dụng. Trong những năm gần đây, hoạt động kiểm toán ngày càng trở nên quan trọng. Một khi kiểm toán ngày càng giữ vai trò quan trọng thì những người sử dụng BCTC ngày càng trở nên thông minh hơn và họ kỳ vọng kiểm tốn viên sẽ bảo vệ lợi ích cho họ và BCTC được kiểm toán đáng tin cậy sẽ giúp họ đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn.
Sau thời gian tập trung nghiên cứu và dựa vào kết quả khảo sát, tác giả có thể kết luận rằng có tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm tốn về trách nhiệm KTV và tính hữu ích của thơng tin trên BCTC được kiểm tốn tại Việt Nam. Vì vậy, tác giả đưa ra những giải pháp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng kiểm tốn giúp cho người sử dụng có cái nhìn nhận đúng hơn về trách nhiệm của KTV cũng như hiểu rõ về những thơng tin hữu ích được truyền tải trên BCTC được kiểm tốn từ đó nhằm nâng cao chất lượng BCTC và niềm tin của cơng chúng vào nghề nghiệp kiểm tốn.
Tóm lại, với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn, tác giả đã hoàn thành những nội dung mà đề tài đưa ra. Tuy nhiên do hạn chế về điều kiện thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức có hạn nên đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý từ phía Thầy Cơ để hồn thiện bài nghiên cứu hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
Bộ tài chính, 2012. Hệ thống các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Hà nội, ngày 06/12/2012.
Bộ tài chính, 2003. Hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Hà nội, ngày
01/01/2003.
Cao Thị Cúc, 2013. Vận dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế để hồn thiện báo
cáo tài chính tại các cơng ty niêm yết Việt Nam nhằm nâng cao hữu ích của thơng tin cho các nhà đầu tư. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh.
Hồng Trọng và Nguyễn Chu Mộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu với SPSS.
Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
Hội nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam, 2013. Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán, Hà Nội ngày 03/07/2013.
<http://www.vacpa.org.vn/Page/Detail.aspx?newid=4656> truy cập ngày 22/09/2016.
Ngô Thị Thúy Quỳnh, 2015. Giải pháp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng giữa kiểm
toán viên và nhà quản lý trong việc kiểm tốn báo cáo tài chính tại Việt Nam. Luận
văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản Lao động – xã hội.
Nguyễn Quốc Kịp, 2015. Khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của kiểm toán
viên trong kiểm tốn báo cáo tài chính – nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam.
Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế - luật, ĐHQG.HCM, 2015. Đo lường khoảng cách kỳ vọng giữa nhà đầu tư và chất lượng cơng ty kiểm tốn.
Phan Thanh Trúc, 2013. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán
độc lập nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi của xã hội về chất lượng kiểm toán tại Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Tạ Duy Khánh, 2015. Khoảng cách thơng tin trên báo cáo kiểm tốn báo cáo
tài chính tại Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh.
Trịnh Thanh Thanh,2013. Tăng cường thơng tin hữu ích trên báo cáo kiểm tốn
về báo cáo tài chính tại các cơng ty niêm yết ở Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Trường
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Vũ Hữu Đức và các cộng sự, 2007, Kiểm toán, Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Tài liệu tiếng Anh
Amirhossein Taebi Noghondari Soon-Yau Foong, 2013. Antecedents andconsequences of auditexpectation gap. Managerial Auditing Journal, Vol. 28
Iss 5 pp. 384 – 406.
Anila Devi, 2014. Audit Expectation Gap between Auditors and Users of Financial Statements. European Journal of Business and Management, Vol.6,
No.14, 2014.
Baron CD, Douglas A, Johnson A, Searfoss G, Smith H, 1977. Uncovering Corporate Irregularities: Are We Closing the Expectation Gap. Accountancy,Vol
144, pp.243-250.
Beck GW, 1974. Public Accountants in Australia-Their Social Role, Melbourne. Australian Accounting Research Foundation.