Kết quả kiểm định giả thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khoảng cách kỳ vọng kiểm toán về trách nhiệm của kiểm toán viên và tính hữu ích của thông tin trên báo cáo tài chính được kiểm toán nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 54 - 68)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả khảo sát khoảng cách kỳ vọng vềtrách nhiệm của KTV và tính hữu

4.1.2. Kết quả kiểm định giả thuyết

Qua việc phân tích Independent Sample T- Test, để kiểm định giả thuyết về việc có tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm toán về trách nhiệm của KTV giữa hai nhóm đối tượng là KTV và người sử dụng hay khơng, kết quả phân tích từ dữ liệu thu được như sau:

Bảng 4.3: Thống kê theo nhóm đối tƣợng về trách nhiệm KTV

N Mean Std. Deviation Std. Error Mean TN1 KTV 89 1.70 .897 .095 NSD 95 1.82 1.072 .110 TN2 KTV 89 2.18 1.173 .124 NSD 95 3.48 1.193 .122 TN3 KTV 89 4.01 1.050 .111 NSD 95 4.08 1.209 .124 TN4 KTV 89 1.79 .994 .105 NSD 95 4.27 .868 .089 TN5 KTV 89 1.79 .898 .095 NSD 95 1.87 .802 .082 TN6 KTV 89 3.57 1.205 .128 NSD 95 2.07 1.196 .123 TN7 KTV 89 3.36 1.334 .141 NSD 95 3.21 1.383 .142 TN8 KTV 89 2.44 1.288 .136 NSD 95 3.47 1.201 .123 TN9 KTV 89 2.58 1.241 .132 NSD 95 3.82 .956 .098

Bảng 4.4: Kiểm định Independent Samples T-Test theo nhóm đối tƣợng về trách nhiệm KTV

Levene's Test for Equality of Variances

t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig.(2- tailed) TN1 Equal variances assumed 3.708 .056 -.851 182 .396

Equal variances not assumed -.856 179.771 .393 TN2 Equal variances assumed .193 .661 -7.472 182 .000 Equal variances not assumed -7.477 181.562 .000 TN3 Equal variances assumed 3.988 .047 -.436 182 .663 Equal variances not assumed -.438 180.984 .662 TN4 Equal variances assumed 1.344 .248 -18.105 182 .000 Equal variances not assumed -18.025 175.052 .000 TN5 Equal variances assumed 1.832 .178 -.695 182 .488 Equal variances not assumed -.693 176.447 .489 TN6 Equal variances assumed .624 .431 8.467 182 .000 Equal variances not assumed 8.465 181.035 .000 TN7 Equal variances assumed .075 .784 .743 182 .458 Equal variances not assumed .744 181.845 .458 TN8 Equal variances assumed .477 .491 -5.643 182 .000 Equal variances not assumed -5.630 178.760 .000 TN9 Equal variances assumed 20.042 .000 -7.598 182 .000 Equal variances not assumed -7.535 165.231 .000

Theo bảng kết quả phân tích cho thấy:

Trách nhiệm 1: KTV có trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính cho đơn vị

được kiểm toán

Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các đối tượng đều không cho rằng đây là trách nhiệm của KTV. Đối với nhóm KTV giá trị trung bình là 1.7 và nhóm người sử dụng là 1,82. Đồng thời kiểm định Levene có Sig > 0,05 ta sử dụng kết quả kiểm định t ở cột “Equal variances assumed” có Sig. (2-tailed) là 0,396 > 0,05 điều đó chứng tỏ rằng khơng có sự khác biệt về nhận thức của KTV và người sử dụng về trách nhiệm này. Kết quả này cho thấy nó phù hợp với VSA 200 “Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm tốn chịu trách nhiệm lập, trình bày trung thực, hợp lý BCTC”.

Trách nhiệm 2: KTV chịu trách nhiệm về tính hữu hiệu đối với hệ thống kiểm soát

nội bộ tại đơn vị được kiểm toán.

Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác biệt đáng kể trong nhận thức giữa các nhóm về trách nhiệm của KTV đối với tính hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ. Nhóm KTV có điểm trung bình là 2.18 thấp hơn đáng kể so với nhóm người sử dụng 3,48. Đồng thời kiểm định Levene có Sig. > 0,05 ta sử dụng kết quả kiểm định t ở cột “Equal variances assumed” có Sig. (2-tailed) là 0,000 < 0,05 điều đó chứng tỏ rằng có sự khác biệt về nhận thức của KTV và người sử dụng về trách nhiệm này.

Trách nhiệm 3: KTV khơng có trách nhiệm duy trì ghi chép hồ sơ kế toán của

đơn vị được kiểm toán

Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các đối tượng đều đồng ý rằng đây không phải là trách nhiệm của KTV. Nhóm KTV giá trị trung bình là 4,01và nhóm người sử dụng là 4,08. Đồng thời kiểm định Levene có Sig là 0,047 <0,05 ta sử dụng kết quả kiểm định t ở cột “Equal variances not assumed” có Sig. (2-tailed) là 0,662> 0,05 điều đó chứng tỏ rằng khơng có sự khác biệt về nhận thức của KTV và người sử dụng về trách nhiệm này. Trên thực tế VSA cũng không yêu cầu đây là trách nhiệm của KTV, việc ghi chép và duy trì hồ sơ kế toán thuộc về trách nhiệm của

đơn vị được kiểm tốn. Như vậy trách nhiệm này khơng tạo ra khoảng cách kỳ vọng kiểm toán.

Trách nhiệm 4: KTV có trách nhiệm phát hiện tất cả các gian lận trong đơn vị được kiểm toán

Theo kết quả thống kê, nhóm KTV cho rằng đây khơng hồn tồn là trách nhiệm của KTV (GTTB là 1,79). Tuy nhiên nhóm người sử dụng lại cho rằng trách nhiệm phát hiện tất cả các gian lận là trách nhiệm cần thiết đối với KTV (GTTB là 4,27). Sự khác biệt này là do kỳ vọng chưa hợp lý của người sử dụng vào KTV. Bởi vì trong một cuộc kiểm tốn ln có những hạn chế về thời gian và chi phí nên KTV khơng thể phát hiện tất cả các gian lận, KTV chỉ chịu trách nhiệm đối với những ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Mặt khác ta thấy Sig. (2-tailed) là 0,000< 0,05, vì vậy trách nhiệm này tạo ra khoảng cách giữa KTV và người sử dụng.

Trách nhiệm 5: KTV phải kiểm tra 100% các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ kế

toán của đơn vị

Dựa vào kết quả phân tích cho thấy, khơng có sự khác biệt về nhận thức KTV phảikiểm tra các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ kế toán của đơn vị. KTV cho rằng họ không đủ thời gian và chi phí để kiểm tra hồn tồn 100% các nghiệp vụ phát sinh của đơn vị, họ chỉ chọn kiểm tra những nghiệp vụ theo xét đoán về trọng yếu và rủi ro. Nhóm người sử dụng cũng nhận thức được trách nhiệm kiểm tra 100% các nghiệp vụ phát sinh không thuộc về trách nhiệm của KTV, tuy nhiên họ cũng có mong đợi là KTV sẽ kiểm tra nhiều nghiệp vụ hơn những gì mà KTV phải làm. Vì vậy giá trị trung bình của KTV (1,79) và người sử dụng khơng có chênh lệch lớn lắm (1,87). Mặt khác ta thấy Sig. (2-tailed) là 0,488> 0,05 điều đó chứng tỏ khơng tồn tại khoảng cách kỳ vọng về trách nhiệm của KTV trong trách nhiệm này.

Trách nhiệm 6: KTV khơng có trách nhiệm ngăn chặn các gian lận trong đơn vị

được kiểm tốn

Theo kết quả phân tích trên cho thấy, người sử dụng cho rằng trách nhiệm ngăn chặn các gian lận trong đơn vị kiểm toán là trách nhiệm của KTV (GTTB là 2,07). Tuy nhiên đa số KTV cho rằng đây không phải là trách nhiệm thuộc về KTV

(GTTB là 3,57). Đồng thời Sig. (2-tailed) là 0,000< 0,05. Sự khác biệt này xuất phát từ việc người sử dụng chưa am hiểu về chuẩn mực kiểm toán, theo VSA 240: “Giám đốc (hoặc người đứng đầu ) đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các gian lận trong đơn vị; KTV có trách nhiệm giúp đơn vị phát hiện, xử lý và ngăn ngừa gian lận, nhưng KTV không phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn ngừa các gian lận và sai sót ở đơn vị mà họ kiểm tốn”. Từ kết quả trên có thể kết luận răng có tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở trách nhiệm này.

Trách nhiệm 7: KTV luôn trung thực và khách quan trong kiểm toán BCTC

Theo kết quả thống kê, cả hai nhóm KTV và người sử dụng đều cho rằng KTV luôn trung thực và khách quan trong kiểm toán BCTC nhưng còn ở mức độ thấp. Kết quả trung bình của 2 nhóm này lần lượt là: 3,36 và 3,21. Đồng thời Sig. (2- tailed) là 0,458> 0,05. Từ kết quả này cho ta thấy rằng không tồn tại khoảng cách kỳ vọng về trách nhiệm này.

Trách nhiệm 8,9: KTV phải chịu trách nhiệm nếu đơn vị kiểm toán bị phá sản do gian lận và phải đưa ra tất cả những cảnh báo về rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp.

Ở trách nhiệm này, kết quả phân tích cho thấy, nhóm người sử dụng với giá trị trung bình khá cao lần lượt là 3,47 và 3,82. Nhóm KTV cho rằng họ khơng có trách nhiệm này (GTTB là 2,44 và 2,58). Khơng q khó hiểu khi nhóm người sử dụng đồng ý với trách nhiệm này của KTV, vì họ là những người có lợi ích liên quan đến đến đơn vị được kiểm tốn, vì vậy họ mong đợi họ sẽ có nhiều lợi ích hơn, nếu đơn vị kiểm toán bị phá sản lợi ích của họ cũng bị ảnh hưởng trực tiếp. Đồng thời từ kiểm định Independent sample T- Test cũng cho thấy Sig. (2-tailed) là 0,000< 0,05. Vì vậy trách nhiệm này tạo nên khoảng cách kỳ vọng kiểm tốn về trách nhiệm của KTV.

Tóm lại, qua phân tích trên có thể thấy kỳ vọng của người sử dụng cao hơn so với nhận thức của KTV ở hầu hết các trách nhiệm. Đối với các biến trách nhiệm 1, 3, 5, 7 có Sig. (2-tailed) > 0,05 trong kiểm định Independent sample T- Test điều đó

chứng tỏ khơng có sự khác biệt có ý nghĩa giữa KTV và người sử dụng ở những trách nhiệm này. Ngược lại ở trách nhiệm 2, 4, 6, 8, 9 có Sig. (2-tailed) < 0,05 chứng tỏ có sự khác biệt có ý nghĩa giữa KTV và người sử dụng. Ở những trách nhiệm này người sử dụng đã kỳ vọng quá mức hay có nhận thức sai lệch về trách nhiệm của KTV, chủ yếu là các trách nhiệm liên quan vai trò ngăn chặn và phát hiện các gian lận, trách nhiệm đối với tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị được kiểm toán hay trách nhiệm của KTV khi đơn vị bị phá sản so gian lận cung như KTV phải đưa ra những cảnh báo về rủi ro mà doanh nghiệp sẽ gặp phải. Như vậy trong 9 trách nhiệm của KTV thì có 5 trách nhiệm có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm đối tượng. Từ kết quả nghiên cứu, ta có thể bác bỏ giả thuyết H1 và kết luận rằng khoảng cách kỳ vọng giữa KTV và người sử dụng về trách nhiệm của KTV là có tồn tại tại Việt Nam. Cụ thể, người sử dụng đặt ra yêu cầu lớn hơn so với những gì mà KTV nhận thức được về trách nhiệm của mình.

4.1.2.1. Kiểm định tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm tốn về tính hữu ích của thơng tin trên BCTC đƣợc kiểm tốn giữa KTV và ngƣời sử dụng

Bảng 4.5 và 4.6 bên dưới trình bày kết quả thống kê mơ tả và phân tích Independent sample T- Test để kiểm định tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm tốn về tính hữu ích của thông tin trên BCTC được kiểm toán với giả định rằng khơng có sự tồn tại khoảng cách kỳ vọng này giữa các nhóm.

Bảng 4.5: Thống kê theo nhóm đối tƣợng về tính hữu ích của thơng tin trên BCTC đƣợc kiểm tốn

N Mean Std. Deviation Std. Error Mean HI1 KTV 89 3.42 .975 .103 NSD 95 3.16 .982 .101 HI2 KTV 89 3.55 .954 .101 NSD 95 2.87 .789 .081 HI3 KTV 89 3.72 .892 .095 NSD 95 2.99 1.067 .109 HI4 KTV 89 3.83 .772 .082 NSD 95 4.06 .836 .086 HI5 KTV 89 3.88 .850 .090 NSD 95 3.61 1.170 .120 HI6 KTV 89 4.03 .730 .077 NSD 95 4.21 .824 .085 HI7 KTV 89 3.09 1.354 .144 NSD 95 2.02 1.052 .108 HI8 KTV 89 2.99 1.050 .111 NSD 95 2.83 1.173 .120 HI9 KTV 89 2.83 1.110 .118 NSD 95 2.66 1.107 .114

Bảng 4.6: Kiểm định Independent Samples T-Test theo nhóm đối tƣợng về tính hữu ích của thơng tin trên BCTC đƣợc kiểm tốn

Levene's Test for Equality of

Variances

t-test for Equality of Means

F Sig. t Df Sig.(2- tailed) HI1 Equal variances assumed 1.133 .288 1.786 182 .076

Equal variances not assumed 1.787 181.383 .076 HI2 Equal variances assumed 9.917 .002 5.260 182 .000 Equal variances not assumed 5.227 171.142 .000 HI3 Equal variances assumed 5.189 .024 5.016 182 .000 Equal variances not assumed 5.045 179.716 .000 HI4 Equal variances assumed .012 .914 -1.950 182 .053 Equal variances not assumed -1.955 181.968 .052 HI5 Equal variances assumed 18.782 .000 1.754 182 .081 Equal variances not assumed 1.772 171.639 .078 HI6 Equal variances assumed 3.756 .054 -1.537 182 .126 Equal variances not assumed -1.543 181.450 .125 HI7 Equal variances assumed 16.529 .000 6.002 182 .000 Equal variances not assumed 5.953 165.965 .000 HI8 Equal variances assumed 8.382 .004 .956 182 .341 Equal variances not assumed .959 181.631 .339 HI9 Equal variances assumed .019 .890 1.029 182 .305 Equal variances not assumed 1.029 181.152 .305

Tính hữu ích 1: Báo cáo tài chính được kiểm tốn sẽ phản ánh trung thực và hợp lý

tình hình tài chính của đơn vị

Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các nhóm đều đồng ý BCTC được kiểm toán đều phản ánh một cách trung thực và hợp lý về tính hình tài chính của đơn vị tuy nhiên, mức độ tin tưởng vào tính hữu ích này của cả hai nhóm đều khơng cao (GTTB của nhóm KTV là 3,42 và nhóm người sử dụng là 3,16). Đồng thời, kiểm định Levene có Sig > 0,05 cho ra kết quả kiểm định t ở cột “Equal variances assumed” có Sig. (2-tailed) là 0,076 > 0,05. Vì vậy khơng tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm tốn ở tính hữu ích này.

Tính hữu ích 2, 3: Thông tin trên BCTC được kiểm tốn đảm bảo tính đầy đủ và

chính xác; người sử dụng có được sự đảm bảo rằng BCTC được kiểm tốn khơng cịn các sai sót trọng yếu

Kết quả khảo sát cho thấy nhóm người sử dụng có giá trị trung bình lần lượt là 2,97 và 2,99 thấp hơn so với nhóm KTV (3,55 và 3,72) đồng thời Sig. (2-tailed) là 0,000 <0,05. Mặc dù có tồn tại khoảng cách về tính hữu dụng của thông tin trên BCTC được kiểm toán, tuy nhiên khoảng cách này không lớn. Điều này cũng dễ hiểu, vì gần đây tại Việt Nam đã có những thất bại trong kiểm tốn BCTC (Bông bạch tuyết, gỗ Trường Thành…) làm cho niềm tin của người sử dụng vào nghề nghiệp kiểm toán đã giảm sút. Do vậy, người sử dụng không cho rằng thơng tin trên BCTC được kiểm tốn là đầy đủ và chính xác hay BCTC được kiểm tốn khơng cịn các sai sót trọng yếu. Vì vậy, với kết quả trên cho thấy tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm tốn về tính hữu ích của thông tin trên báo cáo tài chính ở tính hữu ích 2 và 3 này.

Tính hữu ích 4, 5: BCTC được kiểm tốn là hữu ích cho nhà quản lý trong việc

giám sát các hoạt động của đơn vị và là hữu ích cho nhà quản lý trong việc hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị

Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các nhóm đều đồng ý BCTC được kiểm tốn là hữu ích cho nhà quản lý trong việc giám sát các hoạt động của đơn vị cũng như hồn thiện hệ thống kế tốn và hệ thống kiểm sốt nội bộ(GTTB của nhóm KTV lần lượt là là 3,83 và 3,88; nhóm người sử dụng là 4,06 và 3,61; Sig. (2-tailed) lần lượt là 0,53 và 0,78, cả hai đều > 0,05).Nhận định này là hợp lý, bởi vì dựa vào cuộc kiểm tốn nhà quản lý hiểu chính xác hơn về các hoạt động cũng như hệ thống kế toán hay hệ thống kiểm soát nội bộ của mình đang vận hành như thế nào để từ đó đưa ra những quyết định để hoàn thiện và phát triển doanh nghiệp hơn. Vì vậy khơng tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm tốn ở hai tính hữu ích này.

Tính hữu ích 6: BCTC được kiểm tốn là hữu ích cho việc ra quyết định của các

nhà đầu tư và người sử dụng phân tích đúng thực trạng doanh nghiệp và hạn chế rủi ro khi đầu tư

Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các nhóm đều đồng ý BCTC được kiểm tốn là hữu ích cho việc ra quyết định của nhà đầu tư (GTTB của nhóm KTV lần lượt là là 4,03 và nhóm người sử dụng là 4,21; Sig. (2-tailed) là 0,126 > 0,05. Nhận định này là hợp lý, bởi vì dựa BCTC được kiểm tốn nhà đầu tư có thể tính tốn các chỉ số tài chính, và có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính của đơn vị để từ đó đưa ra quyết địn đầu tư mang lại lợi ích cho mình. Vì vậy khơng tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm tốn ở tính hữu ích này

Tính hữu ích 7: BCTC được kiểm tốn là hữu ích để đánh giá về khả năng hoạt

động liên tục của đơn vị

Dựa vào kết quả phân tích cho thấy, nhóm KTV với GTTB là 3,09 có nghĩa là nhóm này đồng ý với việc BCTC được kiểm tốn có thể đánh giá được khả năng hoạt động liên tục của đơn vị, dựa vào các xét đốn và tình hình thực tế tại đơn vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khoảng cách kỳ vọng kiểm toán về trách nhiệm của kiểm toán viên và tính hữu ích của thông tin trên báo cáo tài chính được kiểm toán nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 54 - 68)