Xây dựng bảng câu hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khoảng cách kỳ vọng kiểm toán về trách nhiệm của kiểm toán viên và tính hữu ích của thông tin trên báo cáo tài chính được kiểm toán nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 47 - 53)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thiết kế nghiên cứu

3.2.3. Xây dựng bảng câu hỏi

Dựa vào thang đo được thiết kế, tác giả tiến hành xây dựng bảng câu hỏi khảo sát trên cơ sở tham khảo và kế thừa các nội dung có liên quan từ các nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới như nghiên cứu của các tác giả: Best, P.J., Buckby, S. and Tan,

C. (2001), “Evidence of the audit expectation gap in Singapore”; Fadzly, Mohamed Nazri and Ahmad, Zauwiyah (2004), “Audit expectation gap: The case

of Malaysia”; R. Dixon A.D. Woodhead M. Sohliman (2006), “An investigation

of the expectation gap in Egypt”; AmirhosseinTaebi Noghondari Soon-Yau Foong (2013), “Antecedents and consequences of audit expectation gap”; Anila Devi (2014), “Audit Expectation Gap between Auditors and Users of Financial

Statements”. Các câu hỏi được xem xét lại và có một vài sự thay đổi nội dung cho phù hợp với mơi trường pháp lý và văn hóa tại Việt Nam.

Phụ lục 4: Bảng câu hỏi khảo sát và các nghiên cứu kế thừa

Bảng câu hỏi chính thức sau khi được điều chỉnh sẽ được gửi đến đối tượng tham gia khảo sát trực tiếp, qua Email hoặc công cụ khảo sát trực tuyến trên ứng dụng của www.docs.google.com.vn.

Nội dung khảo sát gồm 2 phần:

Phần 1 liên quan đến nhân khẩu học, bao gồm các thông tin cơ bản của người được phỏng vấn về nghề nghiêp, kinh nghiệm làm việc, và lĩnh vực hoạt động.

Phần 2 bao gồm 18 câu hỏi được thiết kế nhằm đánh giá sự hiểu biết của các đối tượng khảo sát về 2 vấn đề tập trung của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán, những câu trả lời này sẽ được sử dụng để kiểm tra giả định H1-H2, cụ thể các biến được diễn đạt và kế thừa từ các nghiên cứu của tác giả trên thế giới. Để thuận tiện cho việc tổ chức thu thập và xử lý dữ liệu, các biến sẽ được mã hóa cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Cấu trúc bảng câu hỏi và thang đo

STT Mã hóa Các phát biểu Thang đo Trách nhiệm kiểm tốn viên (KTV)

1 TN1 KTV có trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính cho đơn vị được kiểm tốn.

Likert

2 TN2 KTV chịu trách nhiệm về tính hữu hiệu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị được kiểm toán.

Likert

3 TN3 KTV khơng có trách nhiệm duy trì ghi chép hồ sơ kế toán của đơn vị được kiểm toán

Likert

4 TN4 KTV có trách nhiệm phát hiện tất cả các gian lận trong đơn vị được kiểm toán.

Likert

5 TN5 KTV phải kiểm tra 100% các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ kế toán của đơn vị

Likert

6 TN6 KTV khơng có trách nhiệm ngăn chặn các gian lận trong đơn vị được kiểm tốn.

Likert

7 TN7 KTV ln trung thực và khách quan trong kiểm toán BCTC

Likert

8 TN8 KTV phải chịu trách nhiệm nếu đơn vị kiểm toán bị phá sản do gian lận.

Likert

có thể xảy ra đối với doanh nghiệp

Tính hữu ích của thơng tin trên báo cáo tài chính (BCTC) đƣợc kiểm tốn

10 HI1 Báo cáo tài chính được kiểm tốn sẽ phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của đơn vị.

Likert

11 HI2 Thơng tin trên BCTC được kiểm tốn đảm bảo tính đầy đủ và hợp lý

Likert

12 HI3 Người sử dụng có được sự đảm bảo rằng BCTC được kiểm tốn khơng cịn các sai sót trọng yếu.

Likert

13 HI4 BCTC được kiểm tốn là hữu ích cho nhà quản lý trong việc giám sát các hoạt động của đơn vị

Likert

14 HI5 BCTC được kiểm tốn là hữu ích cho nhà quản lý trong việc hồn thiện hệ thống kế tốn và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị

Likert

15 HI6 BCTC được kiểm tốn là hữu ích cho việc ra quyết định của các nhà đầu tư.

Likert

16 HI7 BCTC được kiểm tốn là hữu ích để đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị

Likert

17 HI8 BCTC được kiểm tốn cung cấp thơng tin về khả năng sinh lời của đơn vị trong tương lai

Likert

18 HI9 BCTC được kiểm tốn giúp người sử dụng phân tích đúng thực trạng doanh nghiệp và hạn chế rủi ro khi đầu tư

3.2.4. Thiết kế mẫu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở phần mở đầu của đề tài, thiết kế chọn mẫu phi xác xuất với hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên thuận lợi đã được sử dụng. Lý do để chọn phương pháp chọn mẫu này vì dễ tiếp cận với người trả lời, họ sẵn sàng trả lời câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém thời gian và chi phí để thu thập thơng tin cần nghiên cứu.

Về kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết kế là gì (Kumar, 2005). Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng càng phức tạp thì mẫu ngẫu nhiên càng lớn. Một nguyên tắc chung khác nữa là mẫu càng lớn thì độ chính xác của kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên trên thực tế thì việc lựa chọn kích thước mẫu tùy thuộc vào một số yếu tố khác là năng lực tài chính và thời gian mà nhà nghiên cứu đó có thể thực hiện.

Đối với đề tài này, kích thước mẫu dự kiến ban đầu là 200. Việc xác định kích thước mẫu bao nhiêu là phù hợp cịn nhiều tranh cãi và có nhiều quan điểm khác nhau. Một số nghiên cứu không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng. Đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số biến được đưa ra trong phân tích nhân tố. Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố là thơng thường thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (trích từ trang 263 của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc – phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê 2005). Ngoài ra, theo Gorsuch (1983) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 5 lần so với số lượng biến. Trong đề tài này, có tất cả 18 tham số (biến quan sát) cần tiến hành phân tích, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 18 x 5 = 90. Tuy nhiên, để tăng tính đại diện cho tổng thể và đảm bảo việc thực hiện phân tích thì người viết xác định cỡ mẫu cho nghiên cứu này là 200 cho 2 nhóm đối tượng cần khảo sát.

Với nghiên cứu này, đối tượng khảo sát tập trung vào 2 nhóm đối tượng (1) nhóm các kiểm tốn viên chính, chun viên kiểm tốn và trợ lý kiểm toán viên đang làm việc tại các DNKT ở Việt Nam và (2) những người sử dụng báo cáo tài

chính: đây là nhóm có lợi ích trực tiếp liên quan đến cuộc kiểm tốn với mục đích đánh giá thơng tin tài chính để cho vay hoặc đánh giá tình hình hoạt động để đầu tư hay đánh giá khả năng đóng góp cho Nhà nước thơng qua đóng góp cho các loại thuế…; nhóm này được khảo sát bao gồm: Kế toán, nhân viên ngân hàng, các nhân viên làm việc ở các cơng ty chứng khốn, các nhà đầu tư, các nhân viên làm việc tại các cơ quan thuế…

Phụ lục 5: Danh sách các đối tƣợng khảo sát 3.2.5. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu

Dữ liệu thu thập từ bảng khảo sát được phân tích hỗ trợ bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 20.0 với các thủ tục thống kê, bao gồm:

Thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng nhằm mơ tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu. Các mẫu thu thập được sẽ tiến hành thống kê phân loại theo các đặc tính như: đối tượng nghiên cứu, kinh nghiệm, lĩnh vực hoạt động. Đồng thời tính điểm trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất và độ lệch chuẩn của các câu trả lời trong bảng câu hỏi thu thập được.

Kiểm định Independent – samples T – test

Đây là phép kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của 2 trung bình tổng thể. Giả thuyết:

H0: Giá trị trung bình của 2 tổng thể là giống nhau H1: Giá trị trung bình của 2 tổng thể là khác nhau

Nguyên tắc bác bỏ giả thuyết: Dựa vào kết quả kiểm định sự đồng nhất phương sai (Levene’s Test)

- Nếu giá trị Sig.<0,05: phương sai giữa 2 lựa chọn của biến định tính ở trên khác nhau. Sử dụng kết quả kiểm định t ở cột phương sai không đồng nhất (Equal variances not assumed)

- Nếu giá trị Sig.>= 0,05: Kết quả kiểm định t khơng có sự khác biệt. Sử dụng kết quả kiểm định t ở cột phương sai đồng nhất (Equal variances assumed) - Nếu giá trị Sig. của t <0,05: Bác bỏ giả thuyết H0

Kết luận chƣơng 3

Trong chương này đã trình bày phương pháp nghiên cứu thực hiện trong đề tài nhằm xây dựng và đánh giá các thang đo và mơ hình lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện là nghiên cứu định lượng và tiến hành bằng khảo sát khách hàng với kích cở mẫu n = 200. Khoảng cách kỳ vọng kiểm tốn về trách nhiệm của KTV và tính hữu ích của thơng tin trên BCTC được kiểm tốn được đo lường thơng qua 2 thành phần gồm 18 biến quan sát; nhân tố về trách nhiệm kiểm toán viên (KTV) được đo lường bằng 09 biến quan sát; nhân tố tính hữu ích của thơng tin trên BCTC được kiểm tốn đo lường bằng 09 biến quan sát. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được tiến hành mã hoá, nhập dữ liệu vào chương trình phân tích số liệu thống kê SPSS 20.0 for Windows để phân tích thơng tin và kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khoảng cách kỳ vọng kiểm toán về trách nhiệm của kiểm toán viên và tính hữu ích của thông tin trên báo cáo tài chính được kiểm toán nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 47 - 53)