Lý thuyết nền tảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khoảng cách kỳ vọng kiểm toán về trách nhiệm của kiểm toán viên và tính hữu ích của thông tin trên báo cáo tài chính được kiểm toán nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 40 - 44)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.5. Lý thuyết nền tảng

2.5.1. Lý thuyết đại diện (Agency theory). Nội dung của lý thuyết Nội dung của lý thuyết

Lý thuyết đại diện có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế, được phát triển bởi Alchial và Demsetz năm 1972 và được phát triển thêm bởi Jensen và Meckling trong một công bố năm 1976. Lý thuyết này xuất hiện khi nền kinh tế trên thế giới phát triển mạnh mẽ, các cơng ty đa dạng về loại hình và phát triển về quy mô nên chủ sở hữu không thể trực tiếp điều hành công ty mà phải ủy quyền cho NQL đại diện họ điều hành công ty thông qua hợp đồng ủy nhiệm. Lý thuyết đại diện cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ này đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình thì khơng chắc chắn rằng NQL sẽ ln hành động để mang lại lợi ích cao nhất cho chủ sở hữu. Bên cạnh đó, việc giám sát NQL là rất khó khăn và tốn kém đối với chủ sở hữu vì ln tồn tại thơng tin bất cân xứng trong mối quan hệ này. NQL thì dễ dàng có được những thơng tin, cơ hội về những hợp đồng nào, đối tác nào sẽ đem lại nguồn lợi và có khả năng tối đa hóa lợi ích cá nhân trên cơ sở nguồn lực của công ty, đồng thời NQL cũng có khả năng điều hành cơng ty theo lợi ích riêng của mình hơn là lợi ích của cơng ty. Vì vậy, lý thuyết đại diện nêu ra vấn đề giải quyết làm sao để NQL làm việc vì lợi ích cao nhất cho chủ sở hữu khi họ có lợi thế về thơng tin.

Vận dụng lý thuyết vào đề tài

Do sự tách biệt giữa chủ sở hữu và người quản lý nên cần có người trung gian kiểm tra lại công việc mà người quản lý (người đại diện) đã thực hiện. Vai trị chính của KTV là kiểm tra lại các thông tin dữ liệu mà người đại diện cung cấp để cung

cấp dịch vụ đảm bảo về tính trung thực và hợp lý của BCTC. Lý thuyết người đại diện giải thích lý do cho sự kỳ vọng quá lớn của các Cổ đông vào trách nhiệm KTV trong kiểm tốn BCTC. Bởi vì các cổ đơng rất khó khăn hay tốn kém trong việc kiểm tra thơng tin tài chính của doanh nghiệp do ban giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm lập. Họ đã bổ nhiệm KTV- những người đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, độc lập, khách quan để thay thế họ kiểm tra một cách độc lập và báo cáo lại theo ý kiến của mình. Tuy nhiên ln ln tồn tại khoảng cách kỳ vọng giữa cái mà KTV làm được và cái mà cổ đơng và những người sử dụng kết quả kiểm tốn mong đợi.

2.5.2. Lý thuyết niềm tin cảm tính (Inspired Confidence Theory). Nội dung của lý thuyết Nội dung của lý thuyết

Lý thuyết này được phát triển vào cuối những năm 1920 bởi giáo sư Hà Lan Theodore Limperg. Theo lý thuyết này, thông tin được kiểm toán bởi KTV sẽ cung cấp độ tin cậy cao hơn, điều này khơng chỉ mang lại lợi ích cho cổ đơng mà cịn cho tồn xã hội. Ví dụ như trong trường hợp công ty bị phá sản không chỉ ảnh hưởng đến cổ đông mà ảnh hưởng rất nhiều đến các đối tượng sử dụng BCTC khác như chủ nợ, nhà cung cấp, ngân hàng... Và tùy vào mức độ đảm bảo mà KTV cung cấp các dịch vụ kiểm toán khác nhau, phù hợp với mong đợi của người sử dụng dịch vụ kiểm toán. Lý thuyết niềm tin cảm tính kết nối nhu cầu của cộng đồng về tính đáng tin cậy của thơng tin tài chính với khả năng của những kỹ thuật kiểm toán để thỏa mãn nhu cầu này. Theo thuyết niềm tin cảm tính giải thích sự tồn tại của chức năng kiểm tốn có nguồn gốc từ niềm tin của cộng đồng vào sự hiệu quả của hoạt động kiểm toán, vào ý kiến của kiểm toán. Niềm tin này là điều kiện cho sự tồn tại các chức năng kiểm toán. Nếu như niềm tin này mất đi, chức năng kiểm toán cũng sẽ khơng cịn bởi nó khơng cịn hữu dụng.

Vận dụng lý thuyết vào đề tài

Lý thuyết niềm tin cảm tính đã giải thích vì sao xã hội có kỳ vọng cao vì chức năng cơ bản của kiểm tốn là cung cấp sự đảm bảo về thơng tin được kiểm tra. Tuy nhiên, do sự kỳ vọng quá mức này mà KTV không thể đáp ứng được những mong

đợi lớn hơn ngoài những trách nhiệm đã thực hiện, từ đó tạo ra khoảng cách kỳ vọng kiểm toán.

Kết luận chƣơng 2

Sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán và các vấn đề liên quan đượcnhận biết trong hơn 100 năm qua nhưng thuật ngữ “khoảng cách kỳ vọng kiểm tốn”thì mới xuất hiện trong tài liệu kiểm toán từ những năm 1970. Đây được xem là một trong những hiện tượng phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến nghề kiểm tốn. Đó chính là lý do mà nhiều nhà nghiên cứu đã ngày càng quan tâm đến khoảng cách kỳ vọng kiểm tốn.

Chương 2 đã cho chúng ta có những cái nhìn cơ bản về bản chất sơ khai của kiểm tốn, q trình thay đổi vai trị của KTV cùng với tốc độ phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng của hoạt động kiểm tốn, các văn bản và sự hình thành của hội nghề nghiệp kiểm tốn tại Việt Nam. Đồng thời chương này cịn trình bày các quan điểm về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán trong các nghiên cứu trước đây cũng như thành phần,nguyên nhân của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán. Qua các nghiên cứu này, mặc dù có một vài sự khác biệt nhỏ về từ ngữ và nội dung nhưng nhìn chung các nghiên cứu này đều khẳng định tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại các Quốc gia được nghiên cứu và xác định các yếu tố cấu thành của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán. Những cơ sở lý thuyết này là những tài liệu quan trọng tạo nền tảng vững chắc để người viết học hỏi và làm sáng tỏ cho đề tài của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khoảng cách kỳ vọng kiểm toán về trách nhiệm của kiểm toán viên và tính hữu ích của thông tin trên báo cáo tài chính được kiểm toán nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)