CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý thuyết
1.1.2 Các lý thuyết về tác động của tín dụng đối với việc giảm nghèo (hay
sức mua tương đương đều khơng thể giải thích bằng các giá trị tự do (những giá trị được đưa ra mang tính chủ quan). Vì vậy, một số trường hợp chúng được quyết định qua những q trình chính trị.
1.1.1.6. Định nghĩa nghèo theo tình trạng sống
Cái gọi là định nghĩa tình trạng sống lưu ý đến những khía cạnh khác ngồi thu nhập khi định nghĩa "nghèo con người". Tình trạng sống bao gồm những yếu tố như: cơ hội đào tạo, mức sống, quyền tự quyết định, ổn định về luật lệ, khả năng ảnh hưởng đến những quyết định chính trị và nhiều khía cạnh khác. Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) cũng đã đưa ra chỉ số phát triển con người (Human Development Index – HDI). Các chỉ tiêu để đo lường HDI bao gồm tuổi thọ dự tính vào lúc mới sinh, tỷ lệ mù chữ, trình độ học vấn, sức mua thực trên đầu người và nhiều chỉ tiêu khác.
1.1.2 Các lý thuyết về tác động của tín dụng đối với việc giảm nghèo (hay tăng thu nhập) thu nhập)
1.1.2.1 Khái niệm về tín dụng
Theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hồn trả cả gốc và lãi.
Như vậy, tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi theo đúng thời gian đã thỏa thuận. Phần lãi hay cịn gọi là lãi suất tín dụng là phần giá trị lớn hơn giá trị mà người đi vay đã nhận phải trả cho người cho vay. Quan hệ tín dụng ở
- Có sự chuyển giao quyền sở hữu từ người này sang người khác
- Sự chuyển giao này chỉ mang tính chất tạm thời
- Khi đến thời hạn do hai bên thỏa thuận, người đi vay phải hoàn trả lại cho người cho vay một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu, phần giá trị tăng thêm này gọi là phần lời hay lãi suất.
1.1.2.2 Tín dụng dành cho hộ nghèo
a) Tín dụng dành cho hộ nghèo theo quan điểm cũ
Tín dụng cho người nghèo là một hoạt động mang tính từ thiện do Chính phủ hay các tổ chức xã hội tài trợ, loại hình dịch vụ này đã xuất hiện ở châu Âu từ thế kỷ 19. Số người hưởng thụ dịch vụ tài chính này trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất ở Đức là 1,4 triệu người; năm 1946 tại Ấn Độ số người được hưởng dịch vụ là 9 triệu người.
Qua thực tiễn thực hiện của các dịch vụ này tại các nước cho thấy Chính phủ đã phải bỏ rất nhiều tiền vào các dịch vụ này do các lý do:
+ Chi phí quản lý cao do địa bàn cho vay quá rộng + Phải quản lý nhiều khoản vay nhỏ
+ Hiện tượng xin cho (đút lót cho cán bộ tín dụng để có được khoản vay) + Tỷ lệ thu hồi nợ cực thấp.
Đằng sau dịch vụ tài chính cho người nghèo như trên là các quan niệm lạc hậu:
+ Kinh doanh tài chính: Tín dụng cho người nghèo khơng có khả năng sinh lời, do người nghèo khơng biết làm ăn và hay gặp rủi ro trong cuộc sống
+ Phương pháp giải quyết vấn đề: Xem người nghèo là vấn đề mà Chính phủ phải giải quyết
+ Chi phí quản lý cao: Trước đây do trình độ lạc hậu và phương tiện thơng tin liên lạc cịn kém phát triển nên phát sinh nhiều chi phí trong hoạt động và quản lý.
b) Tín dụng cho người nghèo theo quan điểm mới
Việc ngân hàng Grameen của Yunus chính thức ra đời vào năm 1983 ở Bangladesh đã làm thay đổi hồn tồn quan niệm tín dụng cho người nghèo. Về mặt bản chất, tín dụng cho người nghèo theo quan điểm mới là:
+ Người nghèo quá nhiều (hàng tỷ). Họ vừa là vấn đề phải giải quyết, họ cũng chính là phương tiện giải quyết vấn đề. Hay nói cách khác, họ phải tự giúp họ
+ Người nghèo, nếu có cơ hội làm ra tiền, sẽ thanh toán nợ (tất nhiên tâm lý xù nợ ở người nghèo là có, nhưng sẽ có cách kiểm sốt)
+ Tài chính vi mơ (microfinance) sẽ là trung gian tài chính để đưa vốn đến người nghèo.
Và với vai trị trung gian này, tín dụng vi mơ phải là dịch vụ tài chính có sinh lời, chứ khơng phải là làm từ thiện. Ngồi ra tín dụng vi mô nên là tư nhân, tránh sử dụng trợ giá của nhà nước để không sa vào họat động kém hiệu quả do tham nhũng, cho vay nhầm đối tượng để hưởng chênh lệch lãi suất.
1.1.2.3. Vai trị của tín dụng đối với giảm nghèo
- Là động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói: Người nghèo do nhiều
nguyên nhân như thiếu kiến thức trong sản xuất kinh doanh (SXKD), điều kiện tự nhiên bất lợi, không được đầu tư, thiếu vốn, v.v. Trong đó, vốn là điều kiện tiên quyết đối với họ, là động lực để họ vượt qua khó khăn để thốt nghèo. Khi có vốn, với bản chất cần cù cùng với sức lao động họ sẽ có điều kiện mua sắm các nguyên liệu đầu vào phục vụ cho SXKD, từ đó tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
- Tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi, hiệu quả hoạt động
xuất hoặc duy trì cuộc sống, họ phải vay tiền với lãi suất rất cao từ những người cho vay nặng lãi. Nếu nguồn vốn tín dụng đến được tận tay người nghèo thì các chủ cho vay nặng lãi sẽ khơng có thị trường để hoạt động.
- Giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều kiện hoạt động SXKD trong nền kinh tế thị trường: Cung ứng vốn cho người nghèo theo
chương trình, với mục tiêu đầu tư cho SXKD để XĐGN, thơng qua kênh tín dụng thu hồi vốn và lãi đã buộc những người vay phải có kế hoạch rõ ràng như trồng cây gì, ni con gì, làm nghề gì và làm như thế nào để có hiệu quả kinh tế cao. Để làm được như vậy, họ phải tìm hiểu học hỏi kỹ thuật, biện pháp quản lý; từ đó tạo cho họ tính năng động sáng tạo trong SXKD, tích lũy được kinh nghiệm. Mặt khác, khi phần lớn người nghèo tạo ra được sản phẩm hàng hóa thơng qua việc trao đổi trên thị trường giúp họ tiếp cận được nền kinh tế thị trường một cách trực tiếp.
- Cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nơng thơn mới: Tín dụng cho người nghèo thông qua các quy định về mặt nghiệp vụ cụ thể của nó như việc bình xét cơng khai những người được vay vốn, việc thực hiện các tổ vay vốn, tạo ra sự tham gia phối hợp chặt chẽ giữa các đồn thể chính trị xã hội, của cấp ủy, chính quyền đã có tác dụng:
+ Tăng cường hiệu lực của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế ở địa phương.
+ Tạo sự gắn bó giữa các hội viên, đoàn viên với các tổ chức hội, đồn thể của mình thơng qua việc hướng dẫn giúp đỡ về kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản lý kinh tế gia đình, quyền lợi kinh tế của tổ chức hội thơng qua việc vay vốn.
+ Thông qua các tổ vay vốn tạo điều kiện để những người vay có cùng hồn cảnh gần gũi, nêu cao tính tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau.
1.1.2.4 Lý thuyết thu nhập
a) Khái niệm thu nhập
Thu nhập là việc nhận được tiền bạc, của cải vật chất từ một hoạt động nào đó hay là các khoản thu nhập được trong một khoản thời gian nhất định thường tính theo tháng, năm… (trang 95, Từ điển Tiếng Việt năm 1994).
Mức thu nhập là các khoản thu nhập được định mức quy đổi ra tiền tệ hoặc sản phẩm nhằm so sánh lẫn nhau, mức thu nhập thường được đánh giá là cao hoặc thấp.
b) Cơ cấu thu nhập
Cơ cấu là cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện chức năng của chỉnh thể. Như vậy có thể hiểu cơ cấu thu nhập trên bình diện theo các loại tổ chức thành phần. Tuy nhiên ở đây xét theo chủ thể của thu nhập là các hộ gia đình, các nhóm xã hội tạo nên thu nhập. Vậy cơ cấu của nhóm xã hội đó là các yếu tố xã hội như nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác, học vấn,…
1.1.2.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ nghèo
Theo nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2010), các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo người dân tộc thiểu số bao gồm: trình độ học vấn của chủ hộ, trình độ học vấn của người lao động, nhân khẩu, số hoạt động tạo thu nhập, độ tuổi lao động, tham gia hội đồn thể, tình trạng vay vốn của hộ.
Theo nghiên cứu của Lê Văn Toàn, Những yếu tố tác động đến phân tầng mức sống ở Việt Nam, các nhân tố như quy mơ hộ gia đình, dân tộc, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp có ảnh hưởng đến thu nhập của cá nhân cũng như của hộ.
Bên cạnh những nghiên cứu cịn có những lý thuyết kinh tế giúp giải thích thu nhập được tạo ra từ đâu và nhân tố nào có ảnh hưởng đến thu nhập của cá nhân hay của hộ. Lý thuyết sản xuất của trường phái Kinh tế học cổ điển cho rằng có 3 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập là đất đai, lao động và vốn vật chất. Tuy
nhiên các nhà kinh tế học Tân cổ điển cho rằng những yếu tố này chỉ là điểm đầu của câu chuyện, họ đã đưa ra Lý thuyết vốn nhân lực, lý thuyết thu nhập và sự phân biệt đối xử, lý thuyết phát tín hiệu,… để giải thích cho nguồn gốc sâu xa của sự khác biệt về thu nhập giữa các cá nhân.