Biến Hệ số P
Dấu kỳ vọng
Số năm tham gia CT -2,863145 0,124 ns +
Tổng số tiền vay từ CT 1,956825 0,000 *** +
Tỷ lệ vốn vay sử dụng cho SXKD 0,1652291 0,030 ** +
Tiết kiệm tự nguyện 3,020316 0,145 ns +
Thu nhập từ việc làm do CT giới thiệu 0,9594531 0,001 *** +
Số khóa tập huấn 3,08423 0,017 ** +
Tổng số quan sát
Giá trị kiểm định F Giá trị xác suất lớn hơn F
120
13,90
0,0000
(***): Biến có giá trị ở mức ý nghĩa 1% (Phụ lục 2.1)
ns: Biến khơng có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 10% (Phụ lục 2.1)
Kết quả phân tích ở bảng trên cho thấy có 4 yếu tố có tác động ý nghĩa đến thu nhập của hội viên phụ nữ nghèo người Khmer đó là tổng số tiền vay từ chương trình, tỷ lệ vốn vay sử dụng cho SXKD, thu nhập từ việc làm do chương trình giới thiệu và số khóa tập huấn do chương trình tổ chức. Bốn yếu tố này ảnh hưởng đến thu nhập ở mức ý nghĩa 1% và 5%.
Kết quả chạy mơ hình cho thấy rằng tổng lượng tiền vay từ chương trình có tác động tích cực đối với việc thu nhập của hội viên tăng lên (ở mức ý nghĩa 1%). Khi vay thêm được từ chương trình 1 triệu đồng sẽ làm cho thu nhập của hội viên tăng thêm 1,96 triệu đồng. Trên thực tế, việc tham gia chương trình vay vốn do Hội LHPN tỉnh quản lý đã mang lại cho hội viên rất nhiều lợi ích, cụ thể như: 1) Trả dần hàng tháng: có thể sử dụng tiền tiết kiệm từ các khoản chi tiêu trong gia đình, ni heo đất.. khơng ảnh hưởng đến vốn tái đầu tư cho sàn xuất, kinh doanh; 2) Tránh được việc “vay nóng”, mặc dù lãi suất của chương trính cao hơn so với tín dụng chính thức nhưng thấp hơn lãi suất tín dụng phi chính thức, tín dụng “đen” rất nhiều; 3) Có sự giám sát, hỗ trợ của các thành viên nhóm nên sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả; 4) Việc học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, thông tin thị trường, cơ hội việc làm tạo điều kiện đa dạng nguồn thu nhập bền vững…..Những yếu tố này đã góp phần rất lớn đến tăng thu nhập của các hội viên Khmer nghèo .
Bảng 4.7 cũng cho thấy tỷ lệ vốn vay từ chương trình được sử dụng vào SXKD có tác động tích cực và có ý nghĩa đến sự gia tăng thu nhập (tại mức ý nghĩa 5%). Khi các thành viên sử dụng 1% vốn vay để đầu tư vào SXKD sẽ làm thu nhập tăng lên 0,16 triệu đồng. Số vốn vay do chương trình hỗ trợ khơng nhiều, khơng đủ cho một chu kỳ nhưng vẫn có thể giúp hội viên giải quyết được bài tốn khó về chi phí sản xuất, kinh doanh. Chỉ riêng việc sử dụng vốn đúng mục đích để phát triển kinh tế đã là một thành cơng, có thể lãi/lỗ nhưng chính nhận thức đúng đắn về sử
dụng đồng vốn vay như thế nào có hiệu quả đã góp phần tích lũy kinh nghiệm, tạo nền móng cho sự phát triển kinh tế gia đình. Kết hợp với các điều kiện khách quan (thị trường, thời tiết, chính sách ưu đãi, ..), chủ quan (lao động trong gia đình, kiến thức, kỹ năng, đất đai, địa điểm …), hội viên sẽ tăng thu nhập.
Kết quả phân tích cũng cho thấy khoản thu nhập có được từ việc làm do chương trình giới thiệu có tác động tích cực và có ý nghĩa (ở mức ý nghĩa 1%) đối với việc thu nhập của các hội viên tăng lên, cụ thể là nếu thu nhập từ việc làm thêm do chương trình giới thiệu tăng 1 triệu đồng sẽ đóng góp 0,96 triệu đồng vào phần thu nhập gia tăng của hội viên Khmer. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế bởi kinh tế hộ nông thôn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, nhưng với điều kiện thời tiết, thị trường, khoa học kỹ thuật như hiện nay, thu nhập của nông dân rất bấp bênh. Do đó, việc đa dạng sinh kế, tạo việc làm là một trong những giải pháp quan trọng mà mỗi hộ gia đình đều phải quan tâm. Hội LHPN cũng tác động đến hội viên Khmer nghèo thực hiện các giải pháp thốt nghèo bền vững thơng qua giới thiệu việc làm, hướng dẫn tận dụng cơ hội, đất đai, lao động… để có thêm nguồn thu nhập mới. Việc này sẽ đảm bảo thu nhập tăng và đặc biệt là hộ không bị ảnh hưởng quá lớn khi sản xuất nông nghiệp bị rủi ro vì hộ vẫn cịn các thu nhập khác để ni sống gia đình.
Số khóa tập huấn mà hội viên tham gia cũng là một trong những yếu tố có tác động tích cực và có ý nghĩa ở mức 5% đối với thu nhập tăng thêm của hội viên Khmer. Khi các hội viên tham gia số khóa tập huấn càng nhiều thì thu nhập của hội viên càng cao. Khi tham gia vào nhiều khóa tập huấn khác nhau, sẽ giúp cho hội viên có nhiều kiến thức hơn, học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong SXKD cũng như trong đời sống, từ đó làm thu nhập của chính họ được cải thiện. Khi số khóa tập huấn mà hội viên tham gia tăng 1 khóa thì thu nhập của hội viên tăng 3,08 triệu đồng.
Nhìn chung, thu nhập tăng thêm của hội viên Khmer chịu ảnh hưởng bởi 4 yếu tố là tổng số tiền vay từ chương trình, tỷ lệ vốn vay sử dụng cho SXKD, thu nhập từ việc làm do chương trình giới thiệu và số khóa tập huấn mà hội viên tham gia. Trong đó, yếu tố tổng số tiền vay từ chương trình và thu nhập từ việc làm do chương trình giới có ảnh hưởng đến thu nhập tăng thêm của hội viên Khmer hơn so với 2 yếu tố còn lại.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng đang hoạt động thực sự hiệu quả thông qua các chỉ tiêu về số tiền phát vay, dư nợ, số hội viên với chiều hướng tăng trưởng ổn định qua các năm. Tuy nhiên, bên cạnh đó Hội vẫn cịn một số hạn chế ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của chương trình.
Tuy việc tham gia vào các chương trình HTPN của các thành viên có gặp phải khó khăn, nhưng đa số các thành viên đều cho rằng thu nhập của họ tăng lên sau khi tham gia chương trình HTPN. Hội cũng đã thực hiện nhiều hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp đến các thành viên nhằm cải thiện thu nhập của họ, tuy nhiên cần chú ý đến 2 yếu tố là số tiền vay từ Hội hay chương trình và thu nhập từ việc làm do Hội giới thiệu bởi đây là 2 yếu tố tác động tích cực và có ý nghĩa đến việc cải thiện thu nhập của các hội viên. Từ đây có thể thực hiện các hỗ trợ cho hội viên một cách hiệu quả hơn đồng thời phát triển các sản phẩm tín dụng mới phù hợp hơn với nhu cầu và năng lực SXKD của các hội viên cũng như tiến hành kiểm soát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích một cách hiệu quả hơn.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Đối với Hội LHPN tỉnh
Khẳng định với đội ngũ cán bộ chương trình hoạt động vì mục đích lợi nhuận nhưng lấy tổ chức Hội, hội viên là trung tâm, lợi nhuận để phục vụ lại cho cộng đồng, cho Hội để có đường hướng, phương thức, cách thức hoạt động phù hợp với lợi ích cộng đồng.
Tiếp tục phát huy đội cũ cán bộ Hội, cán bộ tín dụng đã có, bồi dưỡng thêm kiến thức, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp và thực hiện nhiều chính sách ưu đãi,
quan tâm đến đời sống vật chất, tình thần của đội ngũ này để họ gắn bó lâu dài với Hội như: cho vay vốn lãi suất ưu đãi, thăm hỏi khi gia đình hữu sự, tặng quà lễ tết...
Định kỳ sơ tổng kết, rút kinh nghiệm để kịp thời phát hiện, điều chỉnh những khó khăn, vương mắc, bất cập trong q trình tổ chức thực hiện.
Tổ chức giao lưu, học tập, chia sẻ kinh nghiệm giũa ấp với ấp, xã với xã, huyện với huyện để chương trình được thực hiện đồng đều với nhau giữa các địa bàn.
Điều chỉnh quy chế hoạt động của chương trình phù hợp với tình hình thực tế với mức vay, phương thức thanh toán, lãi suất linh hoạt. Ví dụ như có nhiều mức vay khác nhau tùy theo nhu cầu, điều kiện của hộ; lãi suất cho vay tùy theo mục đích (lãi suất cho vay tiêu dùng cao hơn sản xuất...))
Mờ rộng địa bàn để có thêm nhiều đơn vị, nhiều hội viên được hưởng lợi từ chương trình.
Xây dựng đội ngũ giảng viên nòng cốt tại cơ sở để trực tiếp tập huấn cho hội viên những nội dung thiết thực, vừa giảm tải cho cán bộ tỉnh, vừa kịp thời gian đúng với nhu cầu của hội viên.
5.2.2. Đối với Hội LHPN cấp huyện, xã, cán bộ tín dụng
Nghiên cứu quy chế của dự án, mạnh dạn trao đổi với Hội LHPN tỉnh nếu thấy chưa phù hợp, nhưng nếu đã thống nhất thì bám sát quy chế để chỉ đạo hoạt động, giải quyết tình huống tại cơ sở.
Kiên trì vận động và thuyết phục để hội viên vay vốn hiểu những lới ích khi tham gia chương trình, thực hiện tốt quy chế. Thường xuyên tham gia họp tổ để nắm bắt nguyện vọng, khó khăn của hội viên, hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là tìm những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển kinh tế gia đình, thực hiện tốt quy chế để nêu gương, giới thiệu hình mẫu để hội viên khác phấn đấu.
Cơng khai, cơng bằng trong bình xét khen thưởng, mức vay; hỗ trợ tổ hoàn thành thủ tục vay vốn nhanh chóng, kịp thời; dân chủ trong việc thực hiện các hoạt động của tổ (sử dụng quỹ tổ như thế nào, ngày – giờ họp phù hợp..)
Chủ động phối hợp với các ngành có liên quan dạy nghề, giới thiệu và tạo nhiều cơ hội việc làm cho các hội viên, đặc biệt là các việc làm có nhiều thành viên trong gia đình tham gia để phát huy việc sử dụng nguồn lực của gia đình. Tranh thủ các chương trình, dự án, chính sách của địa phương để tác động, hỗ trợ hội viên tăng thu nhập như các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ cây con giống
5.2.3. Đối với tổ và hội viên
Tuân thủ quy chế hoạt động của chương trình, quy chế tổ, nhóm.
Xác định rõ mục đích, động cơ vay vốn, tìm hiểu các quyền lợi, trách nhiệm khi tham gia chương trình,
Tích cực, chủ động trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm, tăng thu nhập, không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, hay tổ chức, cá nhân nào.
Với hạn chế về thời gian và năng lực, đề tài này chỉ là kết quả nghiên cứu về giá tác động của tín dụng nhỏ do Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Sóc Trăng cung cấp trong hỗ trợ hội viên Khmer tăng thu nhập. Nó có thể mở rộng để nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn cho hội viên nói chung, trong đó có phụ nự Kinh, Hoa, Khmer để phân tích các yếu tố tác động đến tăng thu nhập của 3 nhóm phụ nữ thuộc 3 dân tộc đặc trưng của Sóc Trăng, tìm ra yếu tố cốt lõi để từ đó có những giải pháp tác động có hiệu quả giúp từng nhóm phụ nữ tăng thu nhập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, 2011. Các nguyên tắc cơ bản nhằm giám sát có hiệu quả hoạt động tài chính vi mơ. <http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1579:c ac-nguyen-tc-c-bn-nhm-giam-sat-co-hiu-qu-hot-ng-tai-chinh-vi-mo-&catid=43:ao- to&Itemid=90> [Ngày truy cập: 10/8/2015].
Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng , (2012-2014), Báo cáo thường niên dự án Quỹ tình
thương, CIDSE.
Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng, (?). Quy chế hoạt động các dự án tín dụng tiết
kiệm.
Lê Thanh Tâm, 2008. Phát triển các tổ chức tài chính nơng thơn Việt Nam.
Luận án tiến sĩ kinh tế. Đại học kinh tế quốc dân.
Lương Hồng Vân, 2009. Tác động của Tài chính vi mơ tới cơng tác xóa đói
giảm nghèo ở Việt Nam, và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tài chính vi mơ. Luận văn đại học. Đại học kinh tế quốc dân.
Nguyễn Kim Anh và Nguyễn Đức Hải, 2013. Hoạt động tài chính vi mô: Kinh nghiệm của thế giới và bài học cho Việt Nam. <www.sbv.gov.vn/portal/contentattachfile/idcplg;...kimanh.pdf...kimanh.pdf> [Ngày truy cập: 10/8/2015].
Nguyễn Thùy Trang, Võ Hồng Tú và Nguyễn Phú Son, 2012. Vai trò phụ nữ cộng đồng dân tộc Khmer trong phát triển kinh tế hộ ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học trường đại học Cần Thơ, số 26, trang 15-
21.
Phan Thị Nữ, 2010. Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh. <http://www.fetp.edu.vn/cache/Phan%20Thi%20Nu-Final-2013-04-11- 10474616.pdf > [Ngày truy cập : 16/7/2015]
Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, 2014. Vai trò của tài chính vi mơ với giảm nghèo tại Việt Nam.
<http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/vaitrocuataichinhvi-nd-16815.html> [Ngày truy cập: 11/8/2015].
UBND xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên (2012-2014), Báo cáo thường niên. UBND xã Phú Tâm, huyện Châu Thành (2012-2014), Báo cáo thường niên. UBND xã Long Phú, huyện Long Phú (2012-2014), Báo cáo thường niên. Võ Khắc Thường và Trần Văn Hồng, 2013. Tài chính vi mơ tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm nhằm hạn chế đói nghèo tại Việt Nam. Phát triển & hội nhập, số 9, 16 – 21.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. KẾT QUẢ HỒI QUY Mơ hình OLS
. regress tongthunhap sonamtgia tongtienvay tylevaysxkd tktn tnhotro taphuan
Source | SS df MS Number of obs = 120
-------------+------------------------------ s F( 6, 113) = 13.90
Model | 8796.78344 6 1466.13057 Prob > F = 0.0000
Residual | 11915.7285 113 105.448925 R-squared = 0.4247
-------------+------------------------------ Adj R-squared = 0.3942
Total | 20712.512 119 174.054722 Root MSE = 10.269
------------------------------------------------------------------------------
tongthunhap | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
-------------+----------------------------------------------------------------
sonamtgia | -2.863145 1.846648 -1.55 0.124 -6.521688 .7953984
tongtienvay | 1.956825 .5458408 3.58 0.000 .8754163 3.038235
tylevaysxkd | .1652291 .0751141 2.20 0.030 .0164146 .3140436
taphuan | 3.08423 1.268404 2.43 0.017 .5712923 5.597167
_cons | -11.37261 7.766048 -1.46 0.146 -26.75855 4.013337
------------------------------------------------------------------------------
. vif
Variable | VIF 1/VIF
-------------+---------------------- tongtienvay | 2.63 0.380577 sonamtgia | 2.61 0.383693