Góp phần xây dựng tổ chức Hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của tín dụng nhỏ do hội liên hiệp phụ nữ tỉnh sóc trăng cung cấp trong hỗ trợ hội viên khmer giảm nghèo (Trang 47 - 49)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

2.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của nguồn vốn tín dụng nhỏ do Hội LHPN

2.2.3. Góp phần xây dựng tổ chức Hội

Dự án cũng đã góp phần phát triển 3.656 hội viên, củng cố đưa ra 2.375 hội viên, nâng tổng số có 3.439 hội viên tham gia các tổ vay vốn; duy trì tỷ lệ hội viên sinh hoạt thường xuyên đạt trên 88% (tỷ lệ sinh hoạt bình quân của Hội là 70%); thu hội phí đạt 100 %/tổng số hội viên phải đóng hội phí.

BTV Hội LHPN tỉnh phân cơng cán bộ tỉnh phụ trách địa bàn và phối hợp với Hội LHPN các huyện, xã để củng cố, nâng chất lượng hoạt động của các tổ theo quy chế, phát triển hội viên trong dự án.

Gắn với họp lệ định kỳ của các tổ vay vốn, các cấp Hội đã tổ chức tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan, Nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ tỉnh Sóc Trăng - nhiệm kỳ 2011- 2016 và Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc - nhiệm kỳ 2012-2017, tổ chức triển khai học tập nội dung phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày

14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM; Tuyên truyền đề án “Tuyên truyền giáo dục PCĐĐ PNVN thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”,“Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt”,

các kiến thức về xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, chính sách về hơn nhân-gia đình; thực hành tiết kiệm, chống xa hoa lãng phí và mê tín dị đoan; DS-KHHGĐ; phịng chống HIV/AIDS, phịng chống suy dinh dưỡng; phòng, chống dịch bệnh, nhất là dịch heo tai xanh; phịng chống mại dâm, ma túy, bn bán phụ nữ trẻ em, bạo lực đối với phụ nữ, xâm hại tình dục đối với trẻ vị thành niên… Bên cạnh những công tác truyền thông thông qua các buổi họp các chị còn dành nhiều thời gian để chia sẻ những kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi ... tạo thêm sự gắn kết khơng những mang lại giá trị kinh tế mà cịn giúp cho các chị đoàn kết, hỗ trợ và đem lại hiệu quả trong việc duy trì họp tổ .

Các tổ tiếp tục xây dựng quỹ tổ, có 141/143 tổ tham gia, nâng tổng số tiền quỹ được 139.689.000 đồng , mỗi hội viên đóng góp từ 2.000 - 5.000 đ/tháng, các tổ đều có sổ sách ghi chép quỹ tổ và được công khai hàng tháng, chủ yếu sử dụng vào việc thăm hỏi thành viên, mua tập, viết cho tổ, may đồng phục, mua quà tết nguyên đán, tổ chức 8/3, 20/10, may đồng phục cho tổ viên......

Từ các hoạt động trên, nguồn vốn tín dụng nhỏ đã góp phần giúp cho 1.341 lượt hội viên nghèo (trong đó 314 lượt hội viên nghèo làm chủ hộ), qua bình xét có 532 hội viên thốt nghèo (trong đó 138 hội viên nghèo làm chủ hộ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của tín dụng nhỏ do hội liên hiệp phụ nữ tỉnh sóc trăng cung cấp trong hỗ trợ hội viên khmer giảm nghèo (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)