CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
1.2. Các nghiên cứu thực tiễn có liên quan đến đề tài
Nghiên cứu của Conner Brannen (2010)
- Nghiên cứu này thực hiện một cuộc khảo sát thông qua phỏng vấn cá nhân và nhóm tại Tanzania, Zanzibar vào năm 2006 nhằm đánh giá tác động của Hiệp hội tiết kiệm và cho vay (VSLA) tạo điều kiện tiết kiệm và vay vốn tự tài trợ cho các nhóm từ 15 đến 30 người tiết kiệm mỗi tuần, và một khi các khoản tiết kiệm trở nên đủ lớn để các thành viên có thể vay các khoản vay ngắn hạn (khoảng một tháng) tại mức lãi suất 5 % một tháng.
- Mẫu: Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng được sử dụng để chọn 120 khách hàng và 50 thành viên chưa tham gia vào tiết kiệm hoặc cho vay.
- Phương pháp phân tích: Hồi quy OLS.
- Kết quả: Các thành viên của VSLA được gia tăng các hoạt động tạo thu nhập. Đối với phụ nữ thì điều này tăng thêm cho mỗi năm trong chương trình TCVM. Có tác động tích cực đối với các thành viên VSLA trong việc chi tiêu vào tài sản hộ gia đình.
Nghiên cứu của Chen và Snodgrass D (2001)
- Nghiên cứu này thực hiện hai cuộc điều tra hai năm để xem sự thay đổi theo thời gian (1998 và 2000) tại thành phố Ahmedabad, Ấn Độ để đánh giá các tác động của việc cung cấp tín dụng vi mơ và tiết kiệm vi mơ cho phụ nữ sử dụng mơ hình dịch vụ của ngân hàng SEWA. Thành viên tham gia tiết kiệm 6 tháng trước khi họ có các tùy chọn để vay. Các khoản vay sau đó có thể lên đến 538 USD cho ba năm với lãi suất 17%, hồn trả trong 20 tháng góp.
- Phương pháp phân tích: ANOVA, ANCOVA, phân tích điểm số đạt được. - Kết quả: Các thành viên tham gia TCVM (gửi tiết kiệm và cho vay) có mức thu nhập và chi tiêu vào nhà ở cao hơn so với nhóm khơng phải là thành viên. Khơng có bằng chứng cho thấy là thành viên TCVM liên quan đến đa dạng hóa thu nhập.
Nghiên cứu Nguyễn Việt Cường (2008)
- Nghiên cứu về đánh giá tác động chương trình tín dụng vi mơ của Ngân hàng Chính sách xã hội đến giảm nghèo và giảm bất bình đẳng.
- Quốc gia: Việt Nam
- Thiết kế nghiên cứu: Phân tích hồi quy sử dụng dữ liệu bảng Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) trong hai năm 2002 và 2004
- Thời gian thu thập số liệu: 2002 và 2004.
- Mẫu: 2.776 hộ gia đình đã được lựa chọn bao gồm cả những người có và khơng có các khoản vay sử dụng phân tầng mẫu cụm ngẫu nhiên.
- Phương pháp phân tích: Mơ hình hiệu quả cố định kết hợp với biến cơng cụ, hồi quy hai giai đoạn bình phương nhỏ nhất (2SLS)
- Kết quả: Việc tham gia chương trình TCVM giúp cải thiện thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người hộ gia đình. Tuy nhiên chỉ có 1/3 số hộ thực sự nghèo tiếp cận được chương trình, ước tính của tác giả chương trình chỉ giúp giảm khoảng 4% số hộ nghèo. Trong nghiên cứu này tác giả nhận thấy hạn chế về số liệu nên không thể đánh giá tác động trong một mối quan hệ dài hạn hơn. Các yếu tố liên quan đến chủ hộ, tình trạng phụ thuộc, tình trạng việc làm, trình độ giáo dục có tác động đến thu nhập hộ gia đình trong nghiên cứu.
Như vậy, các nghiên cứu tác động có kết luận khơng đồng nhất về tác động của chương trình TCVM. Điểm qua các nghiên cứu có thể thấy rằng việc đánh giá
Khandker et al. (2010) đánh giá cao việc sử dụng dữ liệu bảng để phân tích, điều này có thể mang lại một kết quả tồn diện hơn về vai trò của TCVM đối với giảm nghèo.
Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu thực tế có liên quan
Tác giả Tên Nội dung Phương pháp Kết quả
Conner
Brannen(2010)
Đánh giá tác động của Hiệp hội tiết kiệm và cho vay tạo điều kiện tiết kiệm và vay vốn tự tài trợ, và một khi các khoản tiết kiệm trở nên lớn đủ để các thành viên cũng có thể vay các khoản vay ngắn hạn tại mức lãi suất 5%/ tháng.
Hồi quy OLS Các thành viên của VSLA được gia tăng các hoạt động tạo thu nhập
Chen và Snodgrass D (2001)
Đánh giá các tác động của việc cung cấp tín dụng vi mơ và tiết kiệm vi mơ cho phụ nữ sử dụng mơ hình dịch vụ của ngân hàng SEWA ANOVA, ANCOVA, phân tích điểm số đạt được Các thành viên tham gia TCVM (gửi tiết kiệm và cho vay) có mức thu nhập và chi tiêu vào nhà ở cao hơn so với nhóm không phải là thành viên
CH ƢƠ NG 2: TỔ NG QU AN VỀ HO ẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG VI MƠ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2012 – 2014