Tham nhũng tác động tiêu cực lên FDI (Grabbing hand theory)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực châu á và châu phi (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.7 Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tham nhũng đến thu hút FDI

2.7.2 Tham nhũng tác động tiêu cực lên FDI (Grabbing hand theory)

Murphy và cộng sự (1991), Shleifer và Vishny (1993) cho rằng tham nhũng làm tăng chi phí trong ngắn hạn. Hối lộ giống như là khoản thuế và họ phải chịu rủi ro đối với các giao dịch có sự hiện diện của tham nhũng vì pháp luật xem nó là bất hợp

pháp. Hơn nữa, tham nhũng làm giảm sức hấp dẫn của một quốc gia trong mắt nhà

đầu tư (Bardhan, 1997; Rose-Ackermann, 1999; Lambsdorff, 2004). Hakkala,

Norback và Svaleryd (2008) cho rằng tham nhũng tác động khác nhau lên từng loại FDI. Họ chia dòng vốn FDI thành ba loại gồm FDI chiều dọc, FDI chiều ngang và export-platform FDI. Sử dụng dữ liệu MNEs của Thụy Điển trong ngành sản suất

công nghiệp được lấy từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Công nghiệp (IUI), họ cho rằng hai phương pháp đo lường FDI (FDI theo chiều dọc, FDI theo chiều ngang) là có ý

nghĩa về mặt thống kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy tham nhũng làm tăng dòng vốn

FDI theo chiều ngang nhưng làm giảm dòng vốn FDI theo chiều dọc bởi vì FDI

nhận đầu tư và phải mối liên hệ rộng rãi đối với cơ quan công quyền - những người ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của họ. Vì vậy, cơng ty phải chi trả nhiều khoản hối lộ hơn. Chi phí tham nhũng tăng là khó tránh khỏi từ khi giai đoạn nhập nguyên liệu đầu vào, xây dựng cơ sở hạ tầng đến giai đoạn phát sinh nhu cầu về dịch vụ công. Al-Sagid (2009) sử dụng dữ liệu bảng của 117 quốc gia phát triển

và đang phát triển từ năm 1984 đến năm 2004. Kết quả cho thấy đối với quốc gia đang phát triển thì tham nhũng có tác động tiêu cực lên dịng vốn FDI, đối với quốc

gia phát triển thì khơng tồn tại tác động này. Amarandei (2013) sử dụng dữ liệu 10

quốc gia Đông Âu trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012 để kiểm định tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI. Kết quả nghiên cứu thể hiện mối quan hệ

tiêu cực giữa tham nhũng và dòng vốn FDI, mối quan hệ tích cực giữa GDP và

dòng vốn FDI. Quazi và cộng sự (2014) đã sử dụng bộ dữ liệu của 7 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á và 9 quốc gia thuộc khu vực Nam Á trong giai đoạn từ năm

1995 đến năm 2011 để nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu thể hiện tự do kinh tế, cơ sở

hạ tầng và nguồn nhân lực tác động tích cực lên dịng vốn FDI, nhưng tham nhũng

tác động tiêu cực lên dòng vốn FDI. Zhao et al. (2003) đã sử dụng dữ liệu bảng của 40 quốc gia phát triển và đang phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy tham nhũng làm giảm dòng vốn FDI giữa các vùng địa lí và khu vực kinh tế. Sử dụng dữ liệu của 54 quốc gia đang phát triển, Ketkar et al. (2005) cho rằng chỉ số nhận thức tham nhũng tăng 1 điểm sẽ làm tăng dòng vốn FDI bằng 0,5% GDP. Caetano và Caleiro

(2005) nghiên cứu dòng vốn FDI của 97 quốc gia và cho rằng tham nhũng làm giảm dòng vốn FDI ở các quốc gia có mức tham nhũng cao, nhưng có tác động yếu ở các

quốc gia có mức tham nhũng thấp. Mauro (1995) đã sử dụng chỉ số tham nhũng được cung cấp bởi BI (Business International) tại 67 quốc gia. Bằng phương pháp

OLS và 2SLS, ông chỉ ra rằng nếu mức độ tham nhũng cao thì tỉ số FDI trên GDP sẽ thấp. Wedeman (1997) cho rằng tương quan cao giữa tham nhũng và tỉ số FDI

trên GDP đối với các quốc gia có mức tham nhũng thấp. Đồng thời, thành phần của tham nhũng có ý nghĩa đối với quyết định đầu tư hơn là mức độ tham nhũng về mặt

tư từ năm 1989 đến năm 1990. Phương pháp OLS, tác động cố định (FE) và mơ

hình Tobbit được sử dụng để nghiên cứu thể hiện tham nhũng ở quốc gia nhận vốn có tương quan âm với dịng vốn FDI. Tham nhũng giống như là thuế đánh trên dòng

vốn FDI, làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh. Sự gia tăng về mức độ tham nhũng từ quốc gia trong sạch Singapore đến quốc gia tham nhũng Mexico tương đương tăng thuế lên 50%. Tác giả nhấn mạnh việc so sánh tác động của tham nhũng lên

dòng vốn FDI và tác động của thuế. Wei cũng làm kiểm định đối với 3 chỉ số tham

nhũng khác nhau được lấy từ ba nguồn như Business International, International

Country Risk Group và Transparency International. Tuy nhiên bộ dữ liệu của Wei bị chi phối bởi các quốc gia phát triển còn được gọi là khu vực OECD. Vì vậy, kết quả nghiên cứu sẽ khác đi nếu các quốc gia thuộc OECD bị loại ra khỏi bộ dữ liệu

nghiên cứu. Ades and di Tella (1997) trình bày mơ hình đầu tư mà chính sách cơng

nghiệp tích cực thúc đẩy cả tham nhũng và dịng vốn FDI. Mơ hình 2SLS với biến giả thời gian từ năm 1989 đến năm 1992 với 32 quốc gia. Kết quả cho rằng sự hiện diện của tham nhũng làm cho chính sách cơng nghiệp tích cực hướng về dòng vốn

FDI sẽ bị suy yếu. Điểm mạnh của bài nghiên cứu này phân tách tác động tổng thể

của chính sách cơng nghiệp thành tác động tích cực trực tiếp của chính sách cơng nghiệp và tác động tiêu cực gián tiếp của tham nhũng. Tác động tiêu cực gián tiếp của tham nhũng (được kích thích bởi chính sách cơng nghiệp) lên dịng vốn FDI là

có tương quan cao. Do đó, nó nên được loại bỏ ra khỏi chi phí hoạt động và phân

tích lợi ích của chính sách cơng nghiệp. Shakib Hossain (2015) sử dụng dữ liệu bảng của 48 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2014. Bằng phương

pháp tác động cố định (RE), PCSE (Panels corrected standard errors) và FGLS

(Feasible General Least Squares Method), kết quả nghiên cứu thể hiện tham nhũng,

lạm phát và mức độ rủi ro tác động tiêu cực lên dòng vốn FDI. Tỉ lệ tăng trưởng

GDP, tỉ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người, tỉ lệ tăng trưởng dân số, độ mở thương mại, mức độ quan liêu, thời gian hồn thành bậc trung học tác động tích cực

lên dịng vốn FDI. Tham nhũng đóng vai trị như một loại thuế đánh trên hoạt động

Wei (2000); Ades và di Tella (1999); Campos et al. (1999); Smarzynska và Wei (2000); Habib và Zurawicki (2001) và Al-Sadiq (2009). Một số nhà nghiên cứu

khác cho rằng tham nhũng ngăn cản dòng vốn FDI đối với quốc gia tiếp nhận vốn như Alemu (2012) và Woo (2010)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực châu á và châu phi (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)