Nguồn tài nguyên (Natural Resources)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực châu á và châu phi (Trang 48 - 49)

CHƯƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Những biến giải thích được lựa chọn vào mơ hình

3.2.8 Nguồn tài nguyên (Natural Resources)

Có nhiều bài nghiên cứu về các nhân tố tác động lên dịng vốn FDI nhưng rất ít bài nghiên cứu về nguồn tài nguyên tác động lên dòng vốn FDI. Nghiên cứu của

Poelhekke và van der Ploeg (2010) là một điển hình của khía cạnh này. Poelhekke và van der Ploeg (2010) đã sử dụng dữ liệu cấp độ doanh nghiệp từ các MNCs của Hà Lan để kiểm định tác động của nguồn tài nguyên lên dòng vốn FDI. Họ nhận thấy rằng nguồn tài nguyên làm tăng dòng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên nhưng lấn át dòng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực phi tài ngun. Kết quả là dịng vốn

FDI sẽ ít đi ở các nước có tài nguyên phong phú.

Asiedu (2013) sử dụng dữ liệu của 99 quốc gia đang phát triển trong khoảng thời

gian từ năm 1984 đến năm 2011 để kiểm định tác động của nguồn tài nguyên và chất lượng thể chế lên dòng vốn FDI bằng phương pháp System GMM. Kết quả

nghiên cứu cho thấy nguồn tài ngun có tương quan âm với dịng vốn FDI và chất

lượng thể chế có tương quan dương với dịng vốn FDI.

Asiedu (2013) cho rằng có hai cách để đo lường nguồn tài ngun trong mơ hình

nghiên cứu là phần trăm nhiên liệu xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu, phần

trăm đóng góp của lượng dầu mỏ vào GDP. Cả hai phương pháp đều thể hiện vai

trò quan trọng của nguồn tài nguyên đối với quốc gia chủ nhà. Asiedu (2013) cho rằng tồn tại mối tương quan âm giữa nguồn tài nguyên và dòng vốn FDI vì ba lý do. Thứ nhất, sự phát triển của tài nguyên thiên dẫn đến đồng nội tệ được đánh giá cao. Điều này, làm cho xuất khẩu của nước chủ nhà trở nên kém cạnh tranh với thế giới, dẫn đến hiện tượng lấn át đầu tư vào các lĩnh vực không liên quan đến tài nguyên. Nếu tỉ lệ lấn át lớn hơn 1:1 thì dịng vốn FDI nhìn về mặt tổng thể là giảm xuống. Thứ hai, tài nguyên thiên nhiên – đặc biệt là dầu mỏ được đặc trưng bởi tính bùng nổ và tính đổ vỡ sẽ dẫn đến biến động tăng trong tỷ giá hối đoái (Sachs và Warner,

1995). Thứ ba, một tỷ lệ cao trong các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tổng kim

ngạch xuất khẩu hàng hóa hàm ý đa dạng hóa thương mại ít hơn, do đó làm cho một quốc gia dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc bên ngoài. Tất cả những yếu tố tạo ra sự bất ổn kinh tế vĩ mô và do đó làm giảm dịng vốn FDI. Cuối cùng, dịng vốn FDI tại quốc gia phát triển có xu hướng tập trung vào các lĩnh vực tài nguyên

thiên nhiên. Trong khi thăm dò tài nguyên thiên nhiên đòi hỏi một số kinh phí đầu

tư ban đầu lớn, hoạt động liên tục đòi hỏi một dòng tiền nhỏ. Như vậy, sau giai đoạn thăm dị ban đầu, dịng vốn FDI sẽ có biến động lớn. Trong bài nghiên cứu

này, tác giả sử dụng phần trăm đóng góp của lượng dầu mỏ trong GDP. Dữ liệu được cung cấp miễn phí bởi WDIs của Ngân hàng Thế giới (WB).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực châu á và châu phi (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)