Thể chế quốc gia (Institutions)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực châu á và châu phi (Trang 51 - 53)

CHƯƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Những biến giải thích được lựa chọn vào mơ hình

3.2.12 Thể chế quốc gia (Institutions)

Bài nghiên cứu sử dụng Chỉ số Quản trị toàn cầu của Ngân hàng thế giới đại diện

cho thể chế của quốc gia được nghiên cứu. Chỉ số Quản trị tồn cầu gồm sáu thành phần là tiếng nói và trách nhiệm giải trình; ổn định chính trị và khơng có bạo lực;

hiệu quả của chính phủ; chất lượng quản trị, quy định pháp luật và kiểm soát tham

nhũng. Trong đó, hiệu quả của chính phủ thể hiện sự nhận thức về chất lượng dịch vụ công, chất lượng dịch vụ dân sự và mức độ độc lập với chính trị, chất lượng hoạch định chính sách và thực thi chính sách, sự cam kết chính phủ trong thực hiện chính

sách đó. Hiệu quả chính phủ tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư nước ngồi thơng

qua việc cải thiện tình trạng quan liêu, rút ngắn thời gian và thủ tục hành chính phức

tạp (Inter American Development Bank, 2001; OECD, 2002). Ổn định chính trị và

khơng có bạo lực đảm bảo tính liên tục trong hoạt động của công ty đa quốc gia tại các quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư (Inter American Development Bank, 2001). Hơn

nữa, công ty đa quốc gia sẽ không thực hiện FDI trong trường hợp rủi ro chính trị

cao. Đồng thời, họ sẽ chuyển hướng sang những hình thức kinh doanh quốc tế khác (Meier,2006). Chất lượng quản trị thể hiện khả năng của chính phủ trong việc xây dựng và thực hiện chính sách để thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển.

Theo Dự án Tư pháp Quốc tế (World Justice Project), quy định pháp luật phải hội đủ bốn yếu tố. Thứ nhất, mọi cá nhân và pháp nhân đều phải chịu trách nhiệm trước

pháp luật. Thứ hai, luật pháp phải rõ ràng cơng khai, minh bạch, mang tính ổn định và được áp dụng đồng bộ; bảo vệ quyền cơ bản của con người. Thứ ba, hệ thống tư pháp phải minh bạch, độc lập và xét xử công bằng, kịp thời. Thứ tư, luật pháp phải dễ tiếp cận, dễ hiểu đối với cơng dân. Tiếng nói và trách nhiệm giải trình thể hiện cảm nhận của cơng dân trong việc tham gia lựa chọn chính phủ, tự do ngơn luận, tự

do lập ra hội, nhóm; tự do truyền thơng. Kiểm sốt tham nhũng được đo bằng sự cảm nhận về quyền lực cơng phục vụ lợi ích cá nhân bao gồm cả tham nhũng lặt vặt

phần của Chỉ số Quản trị toàn cầu là quy định pháp luật với độ trễ một năm, ổn định

chính trị và hiệu quả chính phủ để nghiên cứu tác động của chúng lên dòng vốn FDI

chảy vào quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Châu Á và Châu Phi.

Baptiste và Bonny (2004) kiểm định tác động của Chỉ số Quản trị yếu kém lên dòng vốn FDI tại Haiti bằng mơ hình OLS trong giai đoạn từ năm 1970 đến năm 2002. Kết quả nghiên cứu thể hiện sự bất ổn chính trị, lạm phát, sự hạn chế về quyền chính trị và quyền tự do cơng dân, quy định pháp luật tác động tiêu cực lên dòng vốn FDI về mặt ý nghĩa thống kê. Busse và M., Hefeker (2005) kiểm định tác động của rủi ro

chính trị lên dịng vốn FDI tại 83 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn từ năm

1984 đến năm 2003. Kết quả nghiên cứu thể hiện GNI bình quân đầu người (đại diện cho độ lớn thị trường), xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP (đại diện cho độ mở thị trường) tác động tích cực lên dịng vốn FDI. Trong khi đó, rủi ro chính trị và lạm phát tác động tiêu cực lên dòng vốn FDI.

Samimi và Ariani (2010) đã nghiên cứu tác động của chỉ số quản trị tốt lên dòng vốn FDI trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2007 tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA). Ba chỉ số quản trị được nghiên cứu gồm ổn định chính trị, quy định pháp

luật và kiểm sốt tham nhũng có tác động tích cực lên dòng vốn FDI. Mengistu và

Adhikary (2011) nghiên cứu mối quan hệ giữa chỉ số quản trị tốt và dòng vốn FDI tại 15 quốc gia Châu Á trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2007. Sử dụng dữ liệu

bảng và phương pháp tác động cố định (FE), kết quả nghiên cứu cho thấy sáu chỉ số quản trị như tiếng nói và trách nhiệm giải trình; hiệu quả chính phủ; ổn định chính trị và khơng có bạo động; quy định pháp luật và kiểm sốt tham nhũng tác động tích cực lên dịng vốn FDI.

Sadik, W.M (2012) nghiên cứu tác động của hiệu quả chính phủ, tiếng nói và trách

nhiệm giải trình lên dịng vốn FDI chảy vào các quốc gia MENA trong giai đoạn từ 1999 đến năm 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả chính phủ tác động tích

cực lên dịng vốn FDI. Trong khi đó, tiếng nói và trách nhiệm giải trình tác động tiêu cực lên dịng vốn FDI chảy vào. Yosra, Anis và Houria (2013) nghiên cứu tác động của sáu chỉ số quản trị lên dòng chảy vào của FDI tại 20 quốc gia phát triển và đang

phát triển trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2010. Sử dụng mơ hình dữ liệu bảng và phương pháp tác động cố định, kết quả nghiên cứu thể hiện tác động tích cực của

ổn định chính trị và quy định pháp luật lên dịng vốn FDI về mặt ý nghĩa thống kê.

Karimi và Gohari (2014) nghiên cứu tác động của sáu chỉ số quản trị lên dòng vốn

FDI tại 15 quốc gia có thu nhập trung bình trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm

2005. Bằng mơ hình dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu thể hiện sáu thành phần của chỉ số quản trị đều tác động tích cực lên dịng vốn FDI, trong đó tham nhũng là rào cản lớn nhất đối với MNEs. Anwar và Afza (2014) nghiên cứu tác động của sáu chỉ số

quản trị lên dòng vốn FDI tại Pakistan trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2010. Bằng phương pháp OLS và mơ hình ARMA, kết quả nghiên cứu thể hiện tiếng nói và trách nhiệm giải trình; ổn định chính trị và khơng có bạo động; hiệu quả của chính

phủ; chất lượng điều hành, quy định pháp luật và kiểm sốt tham nhũng tác động tích cực lên dòng vốn FDI. Siham và Chaib (2014) nghiên cứu tác động của chất lượng thể chế lên dòng vốn FDI tại Algeria trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2011.

Bài nghiên cứu đã sử dụng chỉ số tự do kinh tế của Quỹ Di sản và hai chỉ số quản trị là hiệu quả chính phủ; tiếng nói và trách nhiệm giải trình. Bằng phương pháp kiểm định đồng liên kết Johansen và mơ hình VECM để kiểm định mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa

các biến được đưa vào mơ hình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực châu á và châu phi (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)