Ước lượng mơ hình System GMM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực châu á và châu phi (Trang 71 - 76)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.11 Ước lượng mơ hình System GMM

Mơ hình tác động cố định (FEM) và mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM) đều tồn tại hiện tượng phương sai phần dư thay đổi nên kết quả ước lượng trong cả hai mơ

hình này là khơng cịn vững. Chính vì vậy, bài nghiên cứu tiến hành hồi quy mơ

hình System GMM để khắc phục hiện tượng nội sinh tồn tại trong mơ hình và đưa

ra kết quả ước lượng tốt, hiệu quả hơn.

Kết quả hồi quy Sytem GMM được thể hiện trong Bảng 4.11 cho thấy kiểm định tự tương quan bậc 1 và bậc 2 đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa là 5% trong đó

giá trị p-value của AR1 là 0.000 nhỏ hơn 5% và giá trị p-value của AR2 là 0.06 lớn

hơn 5%. Kiểm định Sargan có giá trị p-value là 0.343 lớn hơn 5% nên chấp nhận giả thuyết H0: nhóm biến cơng cụ là biến ngoại sinh trong mơ hình nghiên cứu.

Bảng 4.11 Kết quả ước lượng mơ hình System GMM Dynamic panel-data estimation, one-step system GMM

Group variable: country_code Number of obs = 383 Time variable : year Number of groups = 37 Number of instruments = 83 Obs per group: min = 4 Wald chi2(14) = 406.05 avg = 10.35

Prob > chi2 = 0.000 max = 11

Variable Coef. Std. Err. z P > z [95% Conf. Interval] lfdiflow 5.067911 0.5314165 9.54 0.000* 4.026354 6.109469

gdpgrow 0.0372032 0.0101372 3.67 0.000* 0.0173347 0.0570717

Ghi chú: * mức ý nghĩa 1%, ** mức ý nghĩa 5%, *** mức ý nghĩa là 10%

Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z = -6.50 Pr > z = 0.000 Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = 1.84 Pr > z = 0.066 Sargan test of overid. restrictions: chi2(68) = 72.13 Prob > chi2 = 0.343 (Not robust, but not weakened by many instruments.)

(Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm Stata 12)

Với mức ý nghĩa 1%, dòng vốn FDI với độ trễ 1 năm tác động tích cực đến dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia được nghiên cứu trong năm hiện tại. Khi các yếu tố

khác được kiểm sốt, nếu dịng vốn FDI của năm trước tăng 1% thì dịng vốn FDI

trong năm hiện tại sẽ tăng khoảng 5.1%. Anyanwu (2012) đã đưa biến FDI với độ trễ một năm vào mơ hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu thể hiện dòng vốn FDI với độ trễ 1 năm tác động tích cực lên dòng vốn FDI của năm hiện tại chảy vào 53 quốc gia Châu Phi trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2008.

Tỉ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người tác động tích cực lên dịng vốn FDI với mức ý nghĩa 1%. Trong điều kiện yếu tố khác không đổi, tỉ lệ tăng trưởng GDP

bình quân đầu người tăng 1% thì dịng vốn FDI chảy vào sẽ tăng khoảng 0.04%.

Hussain và Kimuli (2012) sử dụng phương pháp OLS và 2SLS để nghiên cứu tác động của tỉ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người, tỉ lệ lạm phát, thuế nhập khẩu, tỉ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở và sự phát triển thị trường tài chính lên dịng vốn

FDI tại 57 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thuộc khu vực Châu Phi, Đơng Âu, Châu Á và Châu Mỹ Latinh trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2009. Kết

lnexrate -0.0669915 0.0370222 -1.81 0.070*** -0.1395538 0.0055707 govexp 0.0330042 0.0119559 2.76 0.006** 0.0095711 0.0564373 docredit -0.0060957 0.0017948 -3.4 0.001** -0.0096134 -0.002578 openess 0.0080201 0.0014087 5.69 0.000* 0.0052592 0.010781 fixtele 0.0220585 0.0054256 4.07 0.000* 0.0114244 0.0326925 natural -0.0086018 0.003457 -2.49 0.013** -0.0153774 -0.0018263 cpi -0.2878946 0.1433845 -2.01 0.045** -0.5689231 -0.006866 ciliber -0.106974 0.0354517 -3.02 0.003** -0.176458 -0.0374899 goveff 0.4089413 0.2023048 2.02 0.043** 0.0124312 0.8054515 lrule -0.435448 0.2548494 -1.71 0.088*** -0.9349436 0.0640476 polista 0.4210777 0.0718584 5.86 0.000* 0.2802378 0.5619176 _cons -3.353738 0.5410122 -6.2 0.000 -4.414102 -2.293373

quả cho thấy tỉ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người có vai trị quan trọng nhất để thu hút dịng vốn FDI.

Tỉ giá hối đối có tác động tiêu cực lên dòng vốn FDI với mức ý nghĩa là 10%. Nếu tỉ giá hối đoái tăng 1 đơn vị thì dịng vốn FDI chảy vào các quốc gia sẽ giảm khoảng 0.07% khi các yếu tố khác được kiểm soát. Vijayakumar và cộng sự (2010)

cho rằng tỉ giá hối đoái tăng sẽ làm giảm dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia. Chi tiêu chính phủ có tác động tích cực lên dòng vốn FDI với mức ý nghĩa 5%. Khi chi tiêu của chính phủ tăng 1% thì dịng vốn FDI chảy vào sẽ tăng khoảng 0.03% với điều kiện các yếu tố khác được kiểm soát. Goodspeed, Martinez-Vazquez và

Zhang (2006) cho rằng nếu chi tiêu của chính phủ để đầu tư vào cơ sở hạ tầng thì sẽ thu hút nhiều dịng vốn FDI hơn.

Phát triển tài chính tác động tiêu cực lên dòng vốn FDI với mức ý nghĩa 5%. Trong

điều kiện các yếu tố khác không đổi, phát triển tài chính tăng 1% thì dịng vốn FDI sẽ giảm 0.006%. Fernández-Arias và Hausmann (2000) cho rằng phát triển tài chính

cao hơn thì dịng vốn FDI chảy vào thấp hơn vì sự phát triển mạnh mẽ của nguồn

tín dụng trong nước đủ để tài trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp trong nước.

Nasser và Gomez (2009) cho rằng phát triển tài chính là rất quan trọng trong các quyết định đầu tư bởi vì nó ảnh hưởng đến cơ cấu chi phí của dự án đầu tư. Đặc biệt, nghiên cứu của Anyanwu (2012) tại các quốc gia Châu Á và Châu Phi cũng khẳng

định phát triển tài chính càng cao thì sẽ hạn chế dịng vốn FDI chảy vào quốc gia. Độ mở thương mại tác động tích cực lên dòng vốn FDI với mức ý nghĩa 1%. Khi độ mở thương mại tăng 1% thì dòng vốn FDI chảy vào sẽ tăng khoảng 0.008% với điều kiện kiểm soát các yếu tố khác. Như vậy, quốc gia có độ mở thương mại càng

cao thì càng thu hút nhiều dịng vốn FDI. Một số nhà nghiên cứu có cùng quan điểm

với tác giả như Bengoa và Sanchez-Robles (2003); Camurdan và Ismail (2009);

Khachoo và Khan (2012), Boateng và cộng sự (2015)

Cơ sở hạ tầng tác động tích cực lên dịng vốn FDI với mức ý nghĩa 1%. Kết quả hồi

quy thể hiện khi cơ sở hạ tầng tăng 1 đơn vị thì dịng vốn FDI chảy vào tăng khoảng 0.02% trong điều kiện các yếu tố khác được kiểm soát. Như vậy, cơ sở hạ tầng phát

triển sẽ góp phần tăng hiệu quả đầu tư, từ đó thu hút nhiều nhà đầu tư hơn. Một số

nhà nghiên cứu như Addison và Heshmati (2003); Campos và Kinoshita (2003);

Calderon và Serven (2008); Khachoo và Khan (2012) cũng khẳng định vai trị tích cực của cơ sở hạ tầng đối với dịng vốn FDI.

Nguồn tài nguyên (natural) tác động tiêu cực lên dòng vốn FDI mức ý nghĩa 5%.

Khi các yếu tố khác không đổi, nếu tỉ lệ nguồn tài nguyên so với GDP tăng 1% thì dịng vốn FDI chảy vào các quốc gia đang phát triển được nghiên cứu sẽ giảm khoảng 0.008%. Poelhekke và van der Ploeg (2010) cho rằng nguồn tài nguyên

phong phú sẽ làm giảm dòng vốn FDI chảy vào. Bởi vì, dịng vốn FDI chỉ tập trung vào những lĩnh vực có nguồn tài nguyên, giảm đầu tư vào lĩnh vực phi tài nguyên.

Khi xét về phương diện tổng thể, tổng dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia đó sẽ

giảm xuống.

Tham nhũng tác động tiêu cực lên dòng vốn FDI với mức ý nghĩa 5%. Trong điều kiện kiểm soát các yếu tố khác, nếu chỉ số tham nhũng tăng lên 1 điểm thì dịng

vốn FDI chảy vào các quốc gia được nghiên cứu sẽ giảm khoảng 0.29%. Kết quả nghiên cứu ủng hộ lý thuyết “Grabbing hand” cho rằng tham nhũng hạn chế dịng vốn FDI vì các cơng ty đa quốc gia phải chịu một khoản chi phí hối lộ cho cơ quan công quyền, làm giảm kết quả hoạt động kinh doanh của họ. Nhiều nhà nghiên

cứu trước cho rằng tham nhũng tại quốc gia tiếp nhận vốn là một rào cản đối với dòng vốn FDI như Alemu (2012), Woo (2010) và Aparna và Kartikeya (2011). Tham nhũng đóng vai trị như là thuế đánh vào dòng vốn FDI là quan điểm của

nhiều nhà nghiên cứu như Wei (2000); Ades và di Tella (1999); Campos et al. (1999); Smarzynska và Wei (2000); Habib và Zurawicki (2001); Al-Sadiq (2009).

Quyền tự do dân sự có tác động tiêu cực lên dòng vốn FDI với mức ý nghĩa 5%.

Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu quyền tự do dân sự tăng 1 điểm thì dịng vốn FDI chảy vào các quốc gia sẽ giảm khoảng 0.11%. Nhiều nhà nghiên cứu khác như Grout (1984); Hart và Moutos (1995); Adam, Antonis và Filippaios

(2007) đã tìm ra tác động ngược chiều giữa quyền tự do dân sự lên dịng vốn FDI.

đồn. Những cuộc đình cơng để địi hỏi quyền lợi cho người lao động sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty đa quốc gia. Điều này có nghĩa là nếu một quốc

gia có quyền tự do dân sự cao hơn thì dịng vốn FDI chảy vào sẽ thấp hơn.

Hiệu quả chính phủ tác động tích cực lên dịng vốn FDI với mức ý nghĩa 5%. Khi

các yếu tố khác được kiểm sốt, hiệu quả chính phủ tăng lên 1 đơn vị thì dịng vốn FDI chảy vào các quốc gia được nghiên cứu sẽ tăng khoảng 0.41%. Kết quả nghiên

cứu đồng quan điểm với nhiều nhà kinh tế như Samimi và Ariani (2010), Sadik,

W.M (2012), Anwar và Afza (2014). Như vậy, quốc gia có hiệu quả chính phủ càng cao thì sẽ thu hút nhiều dòng vốn FDI chảy vào hơn.

Quy định pháp luật với độ trễ 1 năm tác động tiêu cực lên dòng vốn FDI với mức ý nghĩa là 10%. Khi các yếu tố khác được kiểm soát, quy định pháp luật với độ trễ 1 năm tăng 1 đơn vị thì dịng vốn FDI chảy vào các quốc gia được nghiên cứu sẽ giảm khoảng 0.43%. Điều này có nghĩa là, nếu quốc gia có hệ thống pháp luật q cứng nhắc, khơng mang tính ổn định, khơng phù hợp với cơng ước quốc tế thì sẽ hạn chế dịng vốn FDI của các cơng ty đa quốc gia.

Ổn định chính trị có tác động tích cực lên dòng vốn FDI với mức ý nghĩa 1%. Hệ số của biến polista là -0.42 thể hiện nếu ổn định chính trị tăng lên 1 đơn vị thì dịng vốn FDI sẽ giảm khoảng 0.42% trong sự kiểm sốt của các yếu tố khác. Ổn định

chính trị là điều kiện tiên quyết nhằm giảm thiểu rủi ro kinh tế cho nhà đầu tư. Khi

một quốc gia có tình hình chính trị bất ổn khơng những hạn chế dòng vốn FDI chảy

vào trong nước mà còn dẫn đến tình trạng dịng vốn từ trong nước chảy ngược ra nước ngoài. Antiwi và cộng sự (2012) đưa ra lý do các nước Châu Phi không thành

công trong việc thu hút dòng vốn FDI là do sự bất ổn chính trị, cơ sở hạ tầng lạc hậu và quản trị yếu kém. Karimi và Gohari (2014) cũng cho rằng quốc gia có tính ổn định chính trị cao sẽ là điểm đến lý tưởng của dòng vốn FDI.

Như vậy với mức ý nghĩa 1%, dòng vốn FDI với độ trễ 1 năm (lfdiflow), tỉ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người (gdpgrow), độ mở thương mại (openess), cơ sở hạ tầng (fixtele) và ổn định chính trị (polista) tác động tích cực lên dịng vốn FDI. Với mức ý nghĩa 5%, chi tiêu của chính phủ (govexp) và hiệu quả chính phủ (goveff) tác

động tích cực lên dòng vốn FDI. Thế nhưng, phát triển tài chính (docredit), nguồn

tài nguyên (natural), tham nhũng (cpi) và quyền tự do dân sự (ciliber) tác động tiêu

cực lên dòng vốn FDI với mức ý nghĩa 5%.

Với mức ý nghĩa 10%, tỉ giá hối đoái (lnexrate) và quy định pháp luật với độ trễ 1 năm (lrule) tác động tiêu cực lên dòng vốn FDI. Thế nhưng, lạm phát (lninf) khơng

tác động lên dịng vốn FDI tại các quốc gia được nghiên cứu.

Trong những biến có tác động tích cực lên dịng vốn FDI thì dịng vốn FDI chảy

vào năm trước có tác động mạnh nhất, giải thích được 5.06% sự tăng lên trong dịng

vốn FDI của năm hiện tại với mức ý nghĩa 1%. Trong những biến có tác động tiêu cực lên dịng vốn FDI thì quy định pháp luật với độ trễ một năm có tác động mạnh nhất, giải thích được 0.43% sự giảm xuống của dòng vốn FDI, tiếp đến là tham nhũng giải thích được 0.29% sự giảm xuống của dịng vốn FDI chảy vào quốc gia được nghiên cứu.

Bài nghiên cứu của John C. Auyanwu (2012) cho rằng tham nhũng không tác động

đến dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia Châu Phi. Thế nhưng, khi áp dụng mơ

hình nghiên cứu của ông tại 38 quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Châu Á và

Châu Phi thì kết quả lại hồn tồn khác biệt. Đó là tham nhũng tác động tiêu cực lên dòng vốn FDI với mức ý nghĩa 5%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực châu á và châu phi (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)