Lạm phát (Inflation)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực châu á và châu phi (Trang 45)

CHƯƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Những biến giải thích được lựa chọn vào mơ hình

3.2.4 Lạm phát (Inflation)

Al-Sadiq (2009); Urata và Kawai (2000); Greene và Villanueva (1991); Schneider và Frey (1985) đã nghiên cứu các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động lên hoạt động đầu tư nước ngoài. Trong số các yếu tố được kiểm định, tỉ lệ lạm phát thấp (đại diện cho sự ổn định của kinh tế vĩ mô) sẽ thúc đẩy đầu tư nhiều hơn. Lạm phát cao là dấu hiệu cho sự căng thẳng trong nội bộ nền kinh tế và sự khó khăn của chính phủ trong

cân bằng ngân sách và kiểm soát cung tiền của ngân hàng trung ương (Schneider và Frey, 1985). Tỉ lệ lạm phát cao tạo ra nhiều thách thức trong hoạch định chiến lược,

dự báo nhu cầu và tài trợ các hoạt động (Cuervo và Cazurra, 2006). Như vậy, lạm

phát cao tại quốc gia tiếp nhận vốn là tín hiệu khơng tốt cho hoạt động kinh doanh

vì nó mang đến nhiều rủi ro, chi phí hoạt động tăng và giảm dòng vốn đầu tư FDI.

Buckley và cộng sự (2007) đã nghiên cứu tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 1984 đến năm 2001 bằng phương pháp

OLS và tác động ngẫu nhiên (RE). Kết quả nghiên cứu thể hiện mối tương quan dương giữa dòng vốn FDI và lạm phát một cách có ý nghĩa thống kê. Anyanwu

(2012) nghiên cứu các yếu tố thu hút dòng vốn FDI chảy vào 53 quốc gia Châu Phi

thế nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ lạm phát khơng có tác động lên FDI.

3.2.5 Tỉ giá hối đối bình qn hằng năm (Annual exchange rate)

Chính sách tỉ giá có ý nghĩa quan trọng đối trong việc thu hút dịng vốn FDI thơng qua việc tăng giá hay mất giá của đồng nội tệ. Tolentino (2010) đưa ra hai kênh truyền dẫn tác động của tỉ giá hối đối lên dịng vốn FDI. Đó là hiệu ứng của cải và

chi phí sản xuất. Khi đồng nội tệ mất giá làm giảm chi phí sản xuất của quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư. Theo đó, làm tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp FDI kinh

doanh xuất khẩu dẫn đến thu hút nhiều dòng vốn FDI. Xét về kênh truyền dẫn của cải, tài sản của nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng khi đồng nội tệ mất giá. Xét về kênh truyền dẫn chi phí sản xuất, khi đồng nội tệ mất giá thì các chi phí đầu vào sẽ giảm xuống đối với nhà đầu tư nước ngoài, khuyến khích họ đầu tư nhiều hơn.

Aqeel và Nishat (2005) nghiên cứu các yếu tố tác động đến dòng vốn FDI tại

Pakistan trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 2003. Bằng phương pháp kiểm định

đồng liên kết và mô hình hiệu chỉnh sai số, kết quả nghiên cứu thể hiện tỉ giá hối đối tác động tích cực lên dòng vốn FDI. Điều này được lý giải là khi đồng Rupee tăng giá thể hiện một tín hiệu tốt của thị trường, nhà đầu tư kỳ vọng đạt được lợi nhuận kinh tế cao hơn. Bucley và cộng sự (2007) đã nghiên cứu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 1984 đến năm 2001. Kết quả

nghiên cứu chỉ ra rằng không tồn tại mối quan hệ giữa tỉ giá hối đối và dịng vốn

FDI bằng phương pháp tác động ngẫu nhiên (RE). Vijaykumar và cộng sự (2010) sử

dụng dữ liệu bảng để nghiên cứu các yếu tố tác động lên dòng vốn FDI tại các quốc

gia BRICS (Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) trong giai đoạn từ năm

1975 đến năm 2007. Kết quả nghiên cứu thể hiện giá trị động nội tệ (đại diện là tỉ

giá hối đoái thực REER) và chi phí lao động có mối quan hệ ngược chiều với dịng vốn FDI. Cơ sở hạ tầng và quy mơ thị trường (đại diện là GDP) có mối quan hệ

cùng chiều với dòng vốn FDI. Nghiên cứu của Anyanwu (2012) thể hiện tỉ giá hối

đối trung bình hằng năm khơng có tác động đến dịng vốn FDI chảy vào các quốc

3.2.6 Độ mở thương mại (Openess)

Độ mở thương mại đo lường mức độ của một quốc gia tiếp nhận vốn với phần còn lại của thế giới. Krueger (1974) cho rằng nền kinh tế có độ mở cao thì mức độ tham nhũng sẽ thấp hơn. Các nước có độ mở thương mại cao thường theo đuổi chính sách

kinh tế có lợi cho ngoại thương và đầu tư nước ngồi. Do đó, nhà đầu tư nước ngồi

thường có ấn tượng tốt đối với các quốc gia như vậy. Điều này chỉ ra mối quan hệ

tích cực giữa độ mở thương mại và dịng vốn FDI. Edward (1990), Gastanaga et al. (1998) cho rằng độ mở thương mại được đo lường bởi tổng khối lượng thương mại

(xuất khẩu cộng với nhập khẩu) so với GDP. Bengoa và Sanchez-Robles (2003)

nghiên cứu các mối quan hệ giữa độ mở thương mại, dòng vốn FDI và tăng trưởng

kinh tế. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với 18 quốc gia trong

giai đoạn từ năm 1970 đến năm 1999. Kết quả nghiên cứu thể hiện dòng vốn FDI được thu hút bởi độ mở thương mại của quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư. Camurdan

và Ismail (2009) sử dụng dữ liệu bảng của 17 quốc gia đang phát triển và nền kinh tế chuyển đổi trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2006 bằng phương pháp tác động cố định. Các biến được đưa vào mơ hình nghiên cứu gồm dòng vốn FDI với độ trễ một năm, tỉ lệ tăng trưởng GDP, tiền công, độ mở thương mại, lãi suất thực, tỉ lệ lạm phát và đầu tư trong nước. Kết quả nghiên cứu thể hiện lãi suất thực, tỉ lệ tăng trưởng GDP, độ mở thương mại và dòng vốn FDI với độ trễ một năm tác động

tích cực lên dịng vốn FDI. Nhưng tỉ lệ lạm phát có quan hệ ngược chiều với dòng

vốn FDI. Anyanwu (2012) sử dụng dữ liệu của 53 quốc gia Châu Phi để nghiên cứu

các yếu tố thu hút dòng vốn FDI chảy vào khu vực này. Kết quả nghiên cứu thể hiện là độ mở thương mại tác động tích cực đến dịng vốn FDI.

3.2.7 Phát triển tài chính (Financial development)

Nasser và Gomez (2009) cho rằng phát triển tài chính quan trọng đối với dịng vốn FDI, bởi vì ảnh hưởng đến cơ cấu chi phí của dự án đầu tư. Kinda (2010) nhận thấy

rằng phát triển tài chính là một động lực của tăng trưởng kinh tế và cung cấp các cơ hội kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp. Phát triển tài chính được đo lường bởi tỉ lệ tín dụng trong nước của khu vực tư nhân so với GDP. Tỉ lệ tín dụng trong nước

tăng cao đại diện cho sự dồi dào của nguồn vốn trong nước. Khi đó, nguồn vốn đầu tư nước ngồi sẽ trở nên không quan trọng nữa. Tồn tại mối tương quan âm giữa tín dụng cho khu vực tư nhân trong nước và dòng vốn FDI (Fernández-Arias và

Hausmann, 2000; Anyanwu, 2012)

3.2.8 Nguồn tài nguyên (Natural Resources)

Có nhiều bài nghiên cứu về các nhân tố tác động lên dòng vốn FDI nhưng rất ít bài nghiên cứu về nguồn tài nguyên tác động lên dòng vốn FDI. Nghiên cứu của

Poelhekke và van der Ploeg (2010) là một điển hình của khía cạnh này. Poelhekke và van der Ploeg (2010) đã sử dụng dữ liệu cấp độ doanh nghiệp từ các MNCs của Hà Lan để kiểm định tác động của nguồn tài nguyên lên dòng vốn FDI. Họ nhận thấy rằng nguồn tài nguyên làm tăng dòng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên nhưng lấn át dòng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực phi tài nguyên. Kết quả là dòng vốn

FDI sẽ ít đi ở các nước có tài nguyên phong phú.

Asiedu (2013) sử dụng dữ liệu của 99 quốc gia đang phát triển trong khoảng thời

gian từ năm 1984 đến năm 2011 để kiểm định tác động của nguồn tài nguyên và chất lượng thể chế lên dòng vốn FDI bằng phương pháp System GMM. Kết quả

nghiên cứu cho thấy nguồn tài nguyên có tương quan âm với dịng vốn FDI và chất

lượng thể chế có tương quan dương với dịng vốn FDI.

Asiedu (2013) cho rằng có hai cách để đo lường nguồn tài ngun trong mơ hình

nghiên cứu là phần trăm nhiên liệu xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu, phần

trăm đóng góp của lượng dầu mỏ vào GDP. Cả hai phương pháp đều thể hiện vai

trò quan trọng của nguồn tài nguyên đối với quốc gia chủ nhà. Asiedu (2013) cho rằng tồn tại mối tương quan âm giữa nguồn tài ngun và dịng vốn FDI vì ba lý do. Thứ nhất, sự phát triển của tài nguyên thiên dẫn đến đồng nội tệ được đánh giá cao. Điều này, làm cho xuất khẩu của nước chủ nhà trở nên kém cạnh tranh với thế giới, dẫn đến hiện tượng lấn át đầu tư vào các lĩnh vực không liên quan đến tài nguyên. Nếu tỉ lệ lấn át lớn hơn 1:1 thì dịng vốn FDI nhìn về mặt tổng thể là giảm xuống. Thứ hai, tài nguyên thiên nhiên – đặc biệt là dầu mỏ được đặc trưng bởi tính bùng nổ và tính đổ vỡ sẽ dẫn đến biến động tăng trong tỷ giá hối đoái (Sachs và Warner,

1995). Thứ ba, một tỷ lệ cao trong các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tổng kim

ngạch xuất khẩu hàng hóa hàm ý đa dạng hóa thương mại ít hơn, do đó làm cho một quốc gia dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc bên ngoài. Tất cả những yếu tố tạo ra sự bất ổn kinh tế vĩ mơ và do đó làm giảm dịng vốn FDI. Cuối cùng, dòng vốn FDI tại quốc gia phát triển có xu hướng tập trung vào các lĩnh vực tài nguyên

thiên nhiên. Trong khi thăm dò tài nguyên thiên nhiên địi hỏi một số kinh phí đầu

tư ban đầu lớn, hoạt động liên tục đòi hỏi một dòng tiền nhỏ. Như vậy, sau giai đoạn thăm dò ban đầu, dòng vốn FDI sẽ có biến động lớn. Trong bài nghiên cứu

này, tác giả sử dụng phần trăm đóng góp của lượng dầu mỏ trong GDP. Dữ liệu được cung cấp miễn phí bởi WDIs của Ngân hàng Thế giới (WB).

3.2.9 Cơ sở hạ tầng (Infrastructures)

Số lượng thuê bao di động và thuê bao điện thoại cố định tính trên 1000 người là biến đại diện cho cơ sở hạ tầng và phương tiện truyền thông ở các nước Châu Phi.

Nhà đầu tư nước ngoài xem đây là điều kiện tiên quyết trong đầu tư của họ

(Khadaroo và Seetanah, 2007; Calderon và Serven, 2008). Addison và Heshmati (2003) đã chỉ ra rằng cơ sở hạ tầng và kỹ thuật công nghệ có vai trị quan trọng để liên kết nhà sản xuất trong nước vào hệ thống công nghệ và truyền thơng quốc tế. Từ đó thu hút FDI theo chiều dọc trong các ngành dịch vụ cũng như sản xuất.

Campos và Kinoshita (2003) cho rằng cơ sở hạ tầng phát triển tốt là điều kiện cần

thiết cho các nhà đầu tư nước ngồi hoạt động thành cơng, bất kể loại hình FDI nào.

Tính thuận tiện của điện thoại đã tạo ra sự liên lạc thơng tin nhanh chóng giữa các quốc gia với nhau. Khachoo và Khan (2012) sử dụng dữ liệu bảng của 32 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn từ năm 1982 đến năm 2008 để nghiên cứu tác động của quy mô thị trường, độ mở thương mại, cơ sở hạ tầng lên dòng vốn FDI thơng

qua mơ hình FMOLS. Kết quả nghiên cứu thể hiện quy mô thị trường, độ mở thương mại và cơ sở hạ tầng tác động tích cực lên dịng vốn FDI. Tuy nhiên, trong

bài nghiên cứu của Anyanwu (2012) thì cơ sở hạ tầng không tác động đến việc thu hút dòng vốn FDI tại các quốc gia thuộc khu vực Châu Phi.

Wei (2000a), Habib và Zurawicki (2002), Zhao et al. (2003), Voyer và Beamish (2004), Ketkar et al. (2005), Egger và Winner (2006) sử dụng chỉ số CPI của Tổ chức Minh bạch Quốc tế như là biến đại diện cho tham nhũng. Chỉ số CPI được xây dựng từ dữ liệu khảo sát để đo lường mức độ cảm nhận về tham nhũng trong lĩnh vực công với hơn 170 quốc gia. Trong chỉ số này, quốc gia nhận 0 điểm (tham nhũng cao nhất) đến 10 điểm (tham nhũng thấp nhất). Nếu hệ số của CPI nhỏ hơn 0,

có nghĩa là rằng CPI thấp sẽ thu hút nhiều dịng vốn FDI. Hay nói cách khác quốc

gia có mức tham nhũng cao thì dịng vốn FDI chảy vào nhiều hơn, điều này ủng hộ lý thuyết “Helping hand theory”. Trái lại, hệ số CPI lớn hơn 0 có nghĩa là CPI càng cao sẽ thu hút nhiều dòng vốn FDI, điều này ủng hộ lý thuyết “Grabbing hand”.

3.2.11Quyền tự do dân sự (Civil Liberties)

Theo báo cáo của Ngôi nhà Tự do, xếp hạng quyền tự do dân sự phụ thuộc vào đánh giá quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do tổ chức và liên kết, pháp quyền,

quyền cá nhân và quyền công dân. Thang đo của quyền tự do dân sự có phạm vi từ

1 điểm đến 7 điểm, trong đó 1 điểm là ít tự do nhất và 7 điểm là mức tự do cao nhất.

Một số quan điểm cho rằng MNEs sẽ thực hiện đầu tư nhiều hơn tại các quốc gia có quyền dân tự do dân sự cao. Harms, Philipp và Ursprung (2002) nhận thấy quyền tự

do dân sự tác động đáng kể lên dòng vốn FDI. Grout (1984) và Hart và Moutos

(1995) cho rằng sức mạnh của cơng đồn liên quan trực tiếp đến quyền tự do dân sự, cho phép người lao động tự do liên kết thành một tổ chức chặt chẽ để yêu cầu quyền lợi cho họ. Điều này ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của cơng ty vì những cuộc đình cơng, biểu tình của người lao động. Cuối cùng là lợi nhuận giảm và động lực đầu tư cũng giảm xuống. Wintrobe (1998) cho là việc ngăn chặn quyền tự do

dân sự có tác động tiêu cực đến năng suất lao động và không khuyến khích nổ lực

làm việc của người lao động. Hiệu quả tổng thể của việc ngăn chặn về là rất mơ hồ.

Việc hạn chế quyền tự do dân sự có tác động tích cực, nhưng sự ngăn chặn quyết liệt quyền tự do dân sự sẽ làm giảm thiểu dòng vốn FDI chảy vào. Adam và

công ty đa quốc gia thường đầu tư vào những nước có quyền tự do dân sự thấp và quyền tự do chính trị cao.

3.2.12 Thể chế quốc gia (Institutions)

Bài nghiên cứu sử dụng Chỉ số Quản trị toàn cầu của Ngân hàng thế giới đại diện

cho thể chế của quốc gia được nghiên cứu. Chỉ số Quản trị toàn cầu gồm sáu thành phần là tiếng nói và trách nhiệm giải trình; ổn định chính trị và khơng có bạo lực;

hiệu quả của chính phủ; chất lượng quản trị, quy định pháp luật và kiểm sốt tham

nhũng. Trong đó, hiệu quả của chính phủ thể hiện sự nhận thức về chất lượng dịch vụ công, chất lượng dịch vụ dân sự và mức độ độc lập với chính trị, chất lượng hoạch định chính sách và thực thi chính sách, sự cam kết chính phủ trong thực hiện chính

sách đó. Hiệu quả chính phủ tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư nước ngồi thơng

qua việc cải thiện tình trạng quan liêu, rút ngắn thời gian và thủ tục hành chính phức

tạp (Inter American Development Bank, 2001; OECD, 2002). Ổn định chính trị và

khơng có bạo lực đảm bảo tính liên tục trong hoạt động của công ty đa quốc gia tại các quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư (Inter American Development Bank, 2001). Hơn

nữa, công ty đa quốc gia sẽ không thực hiện FDI trong trường hợp rủi ro chính trị

cao. Đồng thời, họ sẽ chuyển hướng sang những hình thức kinh doanh quốc tế khác (Meier,2006). Chất lượng quản trị thể hiện khả năng của chính phủ trong việc xây dựng và thực hiện chính sách để thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển.

Theo Dự án Tư pháp Quốc tế (World Justice Project), quy định pháp luật phải hội đủ bốn yếu tố. Thứ nhất, mọi cá nhân và pháp nhân đều phải chịu trách nhiệm trước

pháp luật. Thứ hai, luật pháp phải rõ ràng công khai, minh bạch, mang tính ổn định và được áp dụng đồng bộ; bảo vệ quyền cơ bản của con người. Thứ ba, hệ thống tư pháp phải minh bạch, độc lập và xét xử công bằng, kịp thời. Thứ tư, luật pháp phải dễ tiếp cận, dễ hiểu đối với công dân. Tiếng nói và trách nhiệm giải trình thể hiện cảm nhận của công dân trong việc tham gia lựa chọn chính phủ, tự do ngơn luận, tự

do lập ra hội, nhóm; tự do truyền thơng. Kiểm sốt tham nhũng được đo bằng sự cảm nhận về quyền lực cơng phục vụ lợi ích cá nhân bao gồm cả tham nhũng lặt vặt

phần của Chỉ số Quản trị toàn cầu là quy định pháp luật với độ trễ một năm, ổn định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực châu á và châu phi (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)