Xử lý kỷ luật đúng phương hương, phương châm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề vi phạm kỷ luật của tổ chức đảng, đảng viên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Trang 83)

- Quyết định tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm:

3.3.2.Xử lý kỷ luật đúng phương hương, phương châm

Nắm vững và xác định rõ phương hướng thi hành kỷ luật trong Đảng trong giai đoạn hiện nay. Do nội dung, nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng ở từng thời kỳ khác nhau nên khi xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên phải bám vào yêu cầu các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ để xác đinh phương hướng thi hành kỷ luật cho sát, đúng với thực tế, mang tính thời điểm lịch sử. Đảng và Nhà

nước ta đang kiên trì thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, bên cạnh có nhiều mặt tích cực thì chịu tác động thường xuyên của mặt trái đối với cán bộ, đảng viên. Yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng học tập, rèn luyện về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực công tác. Tuy nhiên, cũng phải thi hành kỷ luật nghiêm minh, kịp thời tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Xử lý đúng pháp luật, kịp thời, công khai cán bộ tham nhũng, tịch thu, sung côngtài sản tham nhũng, tài sản có nguồn gốc tham nhũng” và “Xử lý nghiêm minh mọi cán bộ, đảng viên vi phạm về trách nhiệm, phẩm chất, đạo đức, lối sống”. [Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, trang 254 và trang 258]. Nhận thức đúng và sâu sắc về phương châm thi hành kỷ luật của Đảng, thấy rõ quan điểm, chính sách xử lý của Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật đảng: “Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời” [khoản 1, Điều 35 Điều lệ Đảng khoá XI].

Công minh trong thi hành kỷ luật đảng với những nguyên tắc cơ bản:

- Bất cứ tổ chức đảng và đảng viên nào, k hông phân biệt cấp trên hay cấp dưới, đảng viên chức vụ cao hay thấp, tuổi đảng nhiều hay ít, nếu vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật đều phải được xử lý, không ai được ngoại lệ, không có khu vực cấm. Đảng viên giữ cương vị càng cao khi vi phạm càng phải được xử lý nghiêm khắc. Khắc phục tình trạng ô dù, bao che cho nhau, nhẹ trên nặng dưới, khắt khe hoặc buông lỏng trong thi hành kỷ luật.

- Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên vi phạm kỷ luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì chuyển cơ quan pháp luật giải quyết, không được xử lý nội bộ. Nếu làm thất thoát tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước, của tổ chức, cá nhân thì phải xem xét trách nhiệm và bồi hoàn.

- Đảng viên sau khi chuyển sinh hoạt đảng mới bị phát hiện hoặc bị tố cáo có vi phạm kỷ luật ở nơi sinh hoạt đảng trước đây thì do tổ chức đảng cấp trên của các tổ chức đó xem xét, xử lý. Việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với đảng viên vi phạm được tiến hànhở các tổ chức đảng nơi đảng viên đó hiện đang sinh hoạt.

- Đảng viên vi phạm đang trong thời gian mang thai; nghỉ thai sản, đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức, bị ốm đang điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật xác nhận thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật.

Chính xác trong thi hành kỷ luật đảng:

- Việc thi hành kỷ luật phải đúng tổ chức và người vi phạm; đúng nội dung, tính chất,mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm. Phải căn cứ vào bằng chứng xác thực, phân biệt rõ bản chất và hiện tượng, vi phạm do nhận thức không đúng hay do

cá nhân chủ nghĩa, trách nhiệm chủ yếu thuộc về cá nhân hay tổ chức, vi phạm nhất thời hay có hệ thống, tái phạm ... để xử lý được chính xác.

- Việc thi hành kỷ luật phải căn cứ nội dung, mức độ, tính chất, tác hại, nguyên nhân và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để xem xét, quyết định hình thức kỷ luật cho phù hợp theo thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm trước quyết định đó.

- Trong xử lý, phải kết hợp xem xét kết quả tự phê bình và phê bình với kết quả thẩm tra, xác minh của tổ chức đảng để bảo đảm kết luận khách quan, đầy đủ, chính xác. Cần làm rõ nguyên nhân, phân biệt sai lầm, khuyết điểm của đảng viên do trìnhđộ, năng lực hoặc động cơ vì lợi ích chung hay vì lợi ích cá nhân, cục bộ mà cố ý làm trái; vi phạm nhất th ời hay có hệ thống; đã qua giáo dục, ngăn chặn mà vẫn làm trái; không tự giác nhận lỗi, không bồi hoàn vật chất hoặc có hành vi đối phó với việc kiểm tra; phân biệt đảng viên khởi xướng, tổ chức, quyết định với đảng viên bị lôi kéo, đồng tình làm sai. Đảng viên là người dân tộc thiểu số, công tác, sinh hoạt ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa (theo quy định của Nhà nước), đảng viên theo tôn giáo vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì căn cứ tình hình thực tế vận dụng, xử lý cho phù hợp.

Thi hành kỷ luật phải kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục:

- Việc thi hành kỷ luật phải thực hiện nghiêm túc, đúng lúc, không dây dưa, kéo dài làm giảm hoặc mất tác dụng giáo dục, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.

- Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể hoặc việc xử lý bằng pháp luật và ngược lại. Cấp ủy quản lý đảng viên sau khi xem xét, xử lý hoặc chỉ đạo việc xem xét, xử lý về kỷ luật đảng phải kịp thời chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính hoặc đoàn thể.

Trường hợp không thuộc thẩm quyền phải kiến nghị với tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý. Đảng viên bị cách chức vụ về đảng thì cấp ủy quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo cơ quan nhà nước, Mặt trận, tổ chức chính trị - xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày đảng viên bị cách chức, phải xem xét, xử lý kỷ luật về chính quyền, đoàn thể (nếu có) theo quy định và điều lệ của cơ quan, đoàn thể.

- Khi cơ quan nhà nước, Mặt trận, tổ chức chính trị - xã hội đình chỉ công tác hoặc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, hội viên, đoàn thể là đảng viên, phải chủ động thông báo cho tổ chức đảng, quản lý đảng viên đó để xem xét, xử lý kỷ luật đảng. Sau khi giải quyết khiếu nại kỷ luật về đảng, nếu có thay đổi hình thức kỷ luật, tổ chức đảng có thẩm quyền chỉ đạo việc xem xét lại về kỷ luật hành chính và đoàn thể.

- Đối với đảng viên là cấp ủy viên các cấp hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy các cấp quản lý đã nghỉ hưu nếu có vi phạm quy định đang công tác, nay mới phát hiện

thì thẩm quyền thi hành kỷ luật của các tổ chức đảng được thực hiện như đang đương chức; nếu có vi phạm kỷ luật khi đã nghỉ hưu thì do tổ chức đảng quản lý đảng viên đó xử lý kỷ luật theo thẩm quyền.

-Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp quyết định kỷ luật oan sai đối với đảng viên phải thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định đó, đồng thời tự phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm, nếu có vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên xem xét, quyết định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề vi phạm kỷ luật của tổ chức đảng, đảng viên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Trang 83)