Xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề vi phạm kỷ luật của tổ chức đảng, đảng viên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Trang 63)

- Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đố

3.1.3.Xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh

Từ thực tiễn trong công tác xây dựng Đảng, việc xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh, làm tốt công tác giáo dục, quản lý đảng viên là một nội dung rất quan trọng. Bởi vì: “Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên; làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên; kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng viên”(khoản 2, Điều 24 Điều lệ Đảng khoá XI). Chi bộ là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia lãnhđạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ công tác của thôn, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, cán bộ, công chức và người lao động; xây dựng đảng bộ, chi bộ và cơ quan vững mạnh. Cấp ủy đảng các cấp cần nắm vững những nội dung chủ yếu, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể để lãnhđạo, chỉ đạo xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh, làm tốt chức năng quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên. Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần tập trung thực hiện tốt các nội dung cơ bản sau:

Một là, các cấp uỷ, tổ chức đảng, đặc biệt là người đứng đầu cấp uỷ cần phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò, trách nhiệm của chi bộ trong công tác xây dựng Đảng.

Cần phải tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn để các chi bộ, nhất là bí thư, phó bí thư các chi bộ nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của chi bộ. Ở đâu cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên nhận thức đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chi bộ thìở đó công tác xây dựng Đảng thực hiện tốt và kỷ luật đảng được phát huy. Thực tiễn trong những năm qua, tình hình diẽn biến vi phạm kỷ luật đảng ngày càng phức tạp, trong đó có nguyên nhân lầ do vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ giảm sút; đảng viên không được chi bộ giáo dục, kiểm tra, giám sát, phê bình thường xuyên, cá biệt có chi bộ còn đồng tình với những việc

làm vi phạm quy định của Đảng, vi phạm pháp luật của một số đảng viên. Do đó, cần đẩy mạnh giáo dục chính trị tư tưởng, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng cho đội ngũ bí thư và chi ủy chi bộ,

Các cấp uỷ cần tập trung quán triệt và nhận thức đầy đủ về quy định của Điều lệ Đảng, Chỉ thị số 10- CT/TW ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư (khoá X) về “Nâng

cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”; Hướng dẫn số 05- HD/BTCTW ngày 25/5/2007 của Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành về “Nội dung sinh hoạt chi bộ trong các loại hình tổ chức cơ sở đảng”....các quy định của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chức năng, nhiệm vụ chi bộ thôn, bản, khu phố, Quy định số 08-QĐ/TU, ngày 21/5/2013 về chức năng, nhiệm vụ chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn.

Cấp ủy cấp trên phải lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát việc xây dựng kết hoạch, triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc duy trì sinh hoạt định kỳ và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Chiủy và trước hết là bí thư chi bộ phải chuẩn bị kỹ nội dung sinh hoạt chi bộ.Phát huy dân chủ trong sinh hoạt chi bộ, góp ý, phê bình, nhắc nhở, cảnh báo ngăn ngừa dấu hiệu vi phạm của đảng viên. Chi uỷ, tổ đảng cần nắm chắc tình hình đảng viên cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong, lối sống, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Thực tiễn cho thấy, một trong những nguyên n hân dẫn đến đảng viên vi phạm kỷ luật là do chi bộ chưa làm tốt công tác quản lý đảng viên.

Nêu cao trách nhiệm của cấp uỷ, trước hết là người đứng đầu trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác kỷ luật đảng. Chi ủy và bí thư chi bộ phải gương mẫu, làm tốt công tác quản lý đảng viên, phần công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể, phù hợp gắn với đặc điểm, yêu cầu của vị trí công tác. Mở rộng dân chủ trong sinh hoạt chi bộ, làm cho tư tưởng thông suốt, tạo điều kiện cho đảng viên góp ý thẳng thắn, chân tình, mang tính xây dựng, cầu thị. Bí thư, chi ủy viên phải gương mẫu, lắng nghe ý kiến đóng góp của đảng viên và quần chúng. Trong sinh hoạt gương mẫu tự phê bình và phê bình, thẳng thắn nhận khuyết điểm, vi phạm (nếu có)…

Hai là, xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế hoạt động của chi bộ.

Quy chế làm việc của chi bộ cần quy định rõ chức năng lãnhđạo, chỉ đạo; thực hiện chế độ sinh hoạt định kỳ và đột xuất theo quy định của Điều lệ Đảng; các nguyên tắc về tổ chức và sinh hoạt Đảng, phát huy tính dân chủ trong Đảng. Cần chú trọng quy định việc đổi mới lề lối làm việc, việc chỉnh sửa, bổ sung một số vấn đề cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và phân công nhiệm vụ trong chi bộ.

Cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra cấp trên phải thường xuyên kiểm tra, giám sát và hướng dẫn việc xây dựng quy chế hoạt động của các chi bộ. Trong thực tế, có một số chi bộ xây dựng quy chế có nội dung chưa phù hợp với điều kiện, đặc điểm của

từng địa phương, đơn vị hoặc chưa đúng quy định theo Điều lệ Đảng nhưng chưa được kiểm tra, yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Để khắc phục tình trạng này, ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp cần quy định về kiểm tra, thẩm định quy chế làm việc của cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới, nhất là đối với chi bộ. Cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra cấp trên cần thường xuyên kiểm tra, giám sát vi ệc tổ chức thực hiện quy chế làm việc của chi bộ.

Ba là, thực hiện tốt công tác phân công, quản lý theo dõiđảng viên.

Các chi bộ cần bảo đảm tất cả các đảng viên đều được phân công nhiệm vụ cụ thể. Thực tiễn công tác quản lý đảng viên cho thấy, nơi nào c ấp uỷ phân công công tác hợp lý, có quy định cụ thể đối với đảng viên; luôn kiểm tra, giám sát, nhắc nhở kịp thời những dấu hiệu vi phạm thìđảng viên ít vi phạm kỷ luật. Ngược lại, nơi nào các cấp ủy không quan tâm hoặc không nắm được đặc điểm đảng viên, không quan tâm đến phân công công tác, buông lỏng kiểm tra, giám sát thì ở đó có tình t rạng đảng viên vi phạm kỷ luật đ ảng.

Các cấp ủy cấp trên phải nắm chắc tình hình cơ sở, phân công các cấp ủy viên trực tiếp phụ trách cơ sở có trách nhiệm cùng với cấp ủy, chính quyền cơ sở kịp thời tháo gỡ khó khăn, giải quyết dứt điểm những vấn đề xảy ra. Chi bộ, chi ủy thường xuyên nắm chắc tình hình, diễn biến tư tưởng, kết quả thực hiện nhiệm vụ của đảng viên, kể cả đảng viên do cấp uỷ cấp trên quản lý; kịp thời biể u dương những đảng viên gương mẫu, có thành tích xuất sắc và giúp đỡ, giáo dục, xử lý những đảng viên có thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm tiêu chuẩn đảng viên.

Bốn là, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc rèn luyện, học tập và công tác của đảng viên: Việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của chi bộ cần được linh hoạt, phù hợp với quy mô và nhiệm vụ chính trị của chi bộ. Đối với chi bộ nhiều đảng viên, có chi uỷ thì ngoài việc giám sát thường xuyên thì cần phải kiểm tra, giám sát chuyên đề và chi bộ có ít đảng viên thì kiểm tra, giám sát đảng viên qua sinh hoạt thường xuyên.

Đối tượng kiểm tra chi bộ là tất cả đảng viên sinh hoạt trong chi bộ, song cần tập trung kiểm tra đảng viên là cán bộ giữ vị trí công tác lĩnh vực dễ xảy ra vi phạm. Nội dung kiểm tra của chi bộ phải thiết thực và toàn diện, trong đó cần chú trọng tập trung kiểm tra các chuyên đề như: Việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của nhà nước, việc chấp hành các nguyên tắc tập trung dân chủ, ý thức tổ chức, kỷ luật, tinh thần đoàn kết, thống nhất nội bộ, thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, giữ gìn phẩm chất lối sống của đảng viên, việc thực hiện quy định của Đảng về những điều đảng viên không được làm.

Xác định mục đích kiểm tra, giám sát của chi bộ để chủ động phòng ngừa không để xảy ra vi phạm, phát hiện dấu hiệu vi phạm của đảng viên khi mới manh nha. Chú trọng kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên trong chi bộ, kể cả cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý, tập trung vào một số nội dung chính như: việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của bản thân cán bộ, đảng viên ; về ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân bằng những việc làm thiết thực, cụ thể; việc chống biểu hiện về sự vô cảm, quan liêu, mệnh lệnh, hách dịch, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân. Về tình thương yêu, đoàn kết, hợp tác với đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp; chống chia rẽ, bè phái, cục bộ địa phương; về thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về đức tính khiêm tốn, trung thực, dũng cảm; về chống tham nhũng, lãng phí, hối lộ, bê tha, truỵ lạc, nói không đi đôi với làm, chạy theo danh vọng, địa vị, lợi ích cá nhân, lạm dụng quyền lực.

Công tác kiểm tra là trách nhiệm của đảng viên trong chi bộ, của cấp uỷ, trong đó trách nhiệm của đồng chí bí thư và đồng chí cấp uỷ viên phụ trách công tác kiểm tra là hết sức quan trọng. Chi bộ cần tổ chức quán triệt kịp thời các chỉ thị, nghị quyết các văn bản hướng dẫn của trên cho đảng viên chi bộ biết thực hiện. Chi bộ thực hiện việc kiểm tra đảng viên thường xuyên thông qua nắm tình hìnhđảng viên, qua sinh hoạt tổ đảng, chi bộ hàng tháng, kiểm điểm công tác lãnh đạo, tự phê bình và phê bình, học tập nghị quyết, kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công. Chi bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra định kỳ thông qua đánh giá chất lượng chi bộ và đảng viên hàng năm. Đây là dịp tổ chức đảng, đảng viên tự soát xét lại mình qua một năm thực hiện nhiệm vụ và thực hiện trách nhiệm vụ người đảng viên. Bởi vậy, việc chỉ đúng điểm mạnh, yếu của chi bộ, cấp uỷ, đảng viên xác định đúng nguyên nhân; đề ra phương hướng phấn đấu là rất cần thiết.

Hầu hết mọi khuyết điểm, vi phạm của đảng viên đều được kiểm điểm, góp ý, phê bìnhở chi bộ. Vai trò, vị trí của chi bộ trong việc xem xét, ký luật đối với đảng viên ngày càng được coi trọng. Việc Điều lệ Đảng tăng thẩm quyền xem xét kỷ luật đối vơúi đảng viên đã thể hiện rõ vấn đề này. Vì vậy, việc thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm ở chi bộ cũng phải được tiến hành công minh, chính xác, kịp thời. Nếu chi bộ nể nang, né tránh, đùn đẩy hoặc xem xét không thấu tìnhđạt lý sẽ đi đến quyết định sai, không những không tạo cho đảng viên nhận ra vi phạm để khắc phục sửa chữa mà sẽ nảy sinh vướng mắc tiêu cực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề vi phạm kỷ luật của tổ chức đảng, đảng viên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Trang 63)