Tư tưởng Hồ Chí Minh về kỷ luật đảng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề vi phạm kỷ luật của tổ chức đảng, đảng viên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Trang 35)

B. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG Chương

1.2.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về kỷ luật đảng

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, về kỷ luật của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người, đó là nhờ có kỷ luật”[HCM về xây dựng Đảng, NXB-ST, Hà Nội 1970, trang 21];

“Sức mạnh của Đảng là ở sự đoàn kết nhất trí. Mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối và chính sách của Đảng, tôn trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng” [Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.2002,tập 11, tr.23].

Kỷ luật của Đảng ta là kỷ luật sắt, nghĩa là nghiêm túc và tự giác”[HCM, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội,1995, t5, tr 553]. Đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước và xã hội bằng cương l ĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên.

“Đảng có kỷ luật rất nghiêm khắc, tất cả đảng viên đều phải tuân the o. Tư tưởng, chính trị và tổ chức của Đảng đều phải thống nhất. Trong Đảng không thể có những phần tử lạc hậu và đầu cơ” [Hồ Chí Minh, NXBCTQG, H.2002 Sđd, tập

7, tr.230].

Tuy vậy, Người nhấn mạnh: “Sửa chữa sai lầm cố nhiên cần dùng cách giải thích, thuyết phục, cảm hoá, dạy bảo. Song không phải tuyệt nhiên không dùng xử phạt. Lầm lỗi có việc to, việc nhỏ. Nếu nhất loạt không xử phạt thì sẽ mất cả kỷ luật, thì sẽ mở đường cho bọn cố ý phá hoại. Vì vậy, hoàn toàn không xử phạt là không đúng. Mà chút gì cũng dùng đến xử phạt cũng không đúng” [HCM về Xây dựng đảng, NXB Sự thật, Hà Nội 1970, tr 36].

Người chỉ rõ nguyên nhân của quan liêu, tham nhũng không chỉ từ khuyết lỗi của thiết chế, thể chế mà còn từ đạo đức công chức yếu kém, kỷ luật công vụ xộc xệch, làm biến chất dân chủ và các tổ chức công quyền, do vậy “Mỗi đảng viên cần phải làm kiểu mẩu phục tùng kỷ luật, chẳng những kỷ luật của Đảng, mà cả kỷ luật của đoàn thể nhân dân”[HCM toàn tập, NXBCTQG, Hà Nội 2002, tập 6, tr 167].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề vi phạm kỷ luật của tổ chức đảng, đảng viên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Trang 35)