Nâng cao chất lượng giải quyết tố cáo của các tổ chức đảng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề vi phạm kỷ luật của tổ chức đảng, đảng viên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Trang 79)

- Quyết định tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm:

3.2.3.Nâng cao chất lượng giải quyết tố cáo của các tổ chức đảng

Tố cáo trong Đảng là việc công dân, đảng viên báo cho tổ chức đảng hoặc cán bộ, đảng viên có trách nhiệm biết về hành v i của tổ chức hoặc đảng viên mà người tố cáo cho là sai trái, vi phạm Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do đó, khi tổ chức đảng, đảng viên có sai lầm, khuyết điểm nhưng đấu tranh phê và tự phê bình trong Đảng còn yếu, đảng viên không tự giác thì việc đảng viên, quần chúng phản ảnh sai lầm, khuyết điểm của tổ chức đảng và đảng viên là cần thiết, là cung cấp nguồn thông tin để tổ chức đảng có th ẩm quyền có điều kiện xem xét, hiểu rõ hơn ưu điểm, khuyết điểm của tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi lãnhđạo, quản lý của mình. Thực hiện tốt việc giải quyết tố cáo, giúp tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo nhận rõ sai lầm, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) để khắc phục, sửa chữa; đồng thời cải chính, minh oan đối với những trường hợp bị tố cáo sai; giúp tổ chức đảng có thẩm quyền thực hiện tốt hơn công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện tổ chức đảng, đảng viên.

Giải quyết tố cáo là nhiệm vụ của cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra các cấp. Để nâng cao hiệu quả việc giải quyết tố cáo thời gian tới phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cấp uỷ, tổ chức đảng, uỷ ban kiểm tra các cấp và cán bộ, đảng viên trong việc lãnh đạo chỉ đạo và thực hiện công tác giải quyết đơn thư tố cáo lien quan đến tổ chức đảng và đảng viên.

Công tác giải quyết tố cáo phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ. Mỗi cấp uỷ mà trực tiếp đồng chí bí thư cấp uỷ, người đứng đầu tổ chức đảng khi nhận được đơn thư tố cáo phải chỉ đạo chặt chẻ ngay từ đầu. Mọi đơn thư

tố cáo có tên, địa chỉ, nội dung rõ ràng phải được cấp uỷ, UBKT có thẩm quyền giải quyết, đúng thời gian quy định (đối với cấp tỉnh trở xuống, tối đa không quá 90 ngày làm việc; cấp Trung ương tối đa không quá 180 ngày làm việc phải xem xét giải quyết; trường hợp hết thời hạn mà chưa giải quyết xong thìđược gia hạn nhưng không quá 30 ngày làm việc). Việc thực hiện đúng quy định về giải quyết tố cáo trong Đảng, sử dụng thông tin trong các đơn, thư tố cáo dấu tên, mạo tên để phục vụ công tác giám sát hay kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm thuộc thẩm quyền của cấp uỷ và UBKT các cấp; nhưng trong giải quyết tố cáo phải định rõ thời gian, tạo điều kiện bảo đảm cho việc giải quyết đúng thời gian và xác định trách nhiệm giải quyết cụ thể và trách nhiệm cơ quan chức năng phối hợp, nhằm tránh sự chồng chéo hoặc cản trở, dìm bỏ, không xem xét, giải quyết đơn thư tố cáo.

Các tổ chức đảng, đảng viên có trách nhiệm giữ bí mật cho người tố cáo, không để lộ nội dung, tên người tố cáo cho đối tượng bị tố cáo hoặc người không có trách nhiệm biết, đồng thời nghiêm cấm và xử lý những tổ chức cá nhân lợi dụng tố cáo để xuyên tạc, vu cáo đã kích gây dư luận xấu.

UBKT tổng hợp tình hình thư tố cáo tổ chức đảng, đảng viên thuộc phạm vi cấp uỷ cấp mình quản lý, kiểm tra, giám sát việc giải quyết tố cáo của cấp uỷ, UBKT cấp dưới trước hết là cấp dưới trực tiếp và tiến hành xem xét, giải quyết tố cáo thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

Việc giải quyết tố cáo của UBKT các cấp đảm bảo đúng quy trình, thủ tục, thận trọng, tỷ mỹ trong thẩm tra, xác minh. Đó là khâu quan trọng và đảm bảo khách quan, tôn trọng lịch sử, tôn trọng và phát huy tinh thần tự giác, tự phê bình và phê bình của tổ chức đảng, đảng viên và quần chúng, kết luận rõđúng sai và nguyên nhân.

Trường hợp có sai phạm thì xem xét thi hành kỷ luật công minh, chính xác, kịp thời và đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng, kỷ luật của chính quyền và đoàn thể, để vừa giáo dục đảng viên sai phạm, vừa hạn chế và phòng ngừa vi phạm của đảng viên.

Tích cực đổi mới về phương pháp công tác, có biện pháp tiến hành nghiệp vụ phù hợp, bảo đảm các quy định có tính nguyên tắc. Luôn tranh thủ ý kiến chỉ đạo của cấp ủy, trực tiếp là thường trực cấp uỷ và thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa UBKT, các ngành có liên quan và tổ chức đảng trực tiếp quản lý đối tượng bị tố cáo nhằm giải quyết tố cáo đạt chất lượng, có hiệu quả.

Khi nhận được đơn thư có nhiều nội dung phức tạp mà UBKT chưa đủ điều kiện xem xét thì kiến nghị cấp uỷ hoặc phối hợp tổ chức đảng của cơ quan Nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật giải quyết.

Trong quá trình giải quyết tố cáo, đoàn kiểm tra thấy vi phạm đã rõ hoặc đảng viên bị tố cáo nhận có vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì báo cáo Thường trực UBKT xem xét, quyết định cho kết hợp thực hiện quy trình xem xét, xử lý kỷ luật cùng với quy trình giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng, đảng viên (quy trình kép).

Cần lưu ý một số điểm trong quá trình thực hiện quy trình giải quyết tố cáo như sau:

* Bước chuẩn bị:

- Phân công cán bộnghiên cứu kỹ và tóm tắt nội dung tố cáo;

- Gặp người tố cáo để xác định đúng người tố cáo ký trong đơn; thống nhất nội dung, đối tượng tố cáo; đề nghị cung cấp tài liệu, bằng chứng về nội dung tố cáo. Đây là cơ sở quan trọng cho việc ban hành quyết định, kế hoạch giải quyết tố cáo; việc thẩm tra, xác minh và việc kết luận giải quyết tố cáo sau này.

* Bước tiến hành:

- Động viên tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo bình tĩnh, nghiêm túc, tự giác kiểm tra, đánh giá mình để có giải trình trung thực, đầy đủ, cụ thể, kịp thời; cung cấp tài liệu có liên quan đến nội dung bị tố cáo; tự nhận sai lầm, khuyết điểm, vi phạm.

- Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo chưa tự giác giải trình những thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm hoặc cho mình bị tố cáo là oan sai thì cần phải thẩm tra, xác minh kỹ lưỡng - Đây là cơ sở quan trọng có tính quyết định đến kết quả việc giải quyết tố cáo. Làm tốt khâu thẩm tra, xác minh những nội dung tố cáo để việc kết luận của tổ chức đảng có thẩm quyền đảm bảo tính khách quan, chính xác.

- Trong qua trình giải quyết, nếu tổ chức đảng, đảng viên nhận thấy được khuyết điểm, vi phạm cần xem xét kỷ luật hoặc đoàn kiểm tra xét thấy khuyết điểm, vi phạm cần phải xem xét kỷ luật thì báo cáo với thường trực UBKT hoặc UBKT (nơi không có thường trực UBKT) xem xét, quyết định cho kết hợp với quy trình xem xét, xử lý kỷ luật đảng (quy trình kép).

Yêu cầu tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm làm bản kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật; tổ chức các hội nghị (theo kế hoạch và t heo ý kiến chỉ đạo của thường trực UBKT nếu có phát sinh) để đoàn kiểm tra thông báo kết quả thẩm tra,

xác minh bằng văn bản, hội nghị thảo luận, nhận xét và đề nghị, bỏ phiếu đề nghị kỷ luật nếu có.

* Bước kết thúc:

- Kết luận giải quyết tố cáo phải chính xác, rõ ràng; làm rõ từng nội dung tố cáo đúng hay sai; đối tượng bị tố cáo có hay không có vi phạm, nếu vi phạm thì cần làm rõ tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

- Đại diện UBKT thông báo bằng văn bản kết luận giải quyết tố cáo, quyết định kỷ luật (nếu có) đến tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo và cấp uỷ quản lý tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo và tổ chức đảng, đảng viên có liên quan để chấp hành.

- Đoàn kiểm tra thông báo cho người tố cáo biết kết quả giải quyết tố cáo bằng hình thức thích hợp, thường là bằng lời nói.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề vi phạm kỷ luật của tổ chức đảng, đảng viên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Trang 79)