Kết quả hoạt độngkinh doanh tại các NHTMCP niêm yếtở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích một số tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng TMCP niêm yết ở việt nam (Trang 34)

3 .2Tiền gửi khách hàng tại các NHTMCP niêm yếtở Việt Nam

3.4 Kết quả hoạt độngkinh doanh tại các NHTMCP niêm yếtở Việt Nam

năm 2006 - 2015

Năm 2006, đặc biệt là năm 2007- đây được cho là năm tăng trưởng kinh tế nóng, điều kiện sản xuất kinh doanh có phần đầy thuận lợi thì đến năm 2008, nền kinh tế Việt Nam lại phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc suy thối kinh tế thế giới, tình trạng lạm phát và thanh khoản hệ thống ngân hàng trở nên nghiêm trọng. Chính phủ ưu tiên kiềm chế lạm phát thơng qua một số chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm làm giảm lượng tiền trong lưu thơng - ngun nhân chính gây ra mức lạm phát cao. Tuy nhiên, biện pháp này vẫn không mang lại hiệu quả là bao, tình hình thanh khoản của một số ngân hàng khó khăn hơn.

Lợi nhuận trước thuế của chín NHTMCP niêm yết liên tục tăng từ năm 2006 đến năm 2010 nhưng tốc độ tăng lại có xu hướng giảm, tăng trưởng đạt mức cao nhất vào năm 2007 (52.4% so với năm 2006). Đến năm 2012, do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, hơn nữa đây là thời điểm mà nợ xấu đã tỏ rỏ sự bùng nổ, các ngân hàng cần phải tăng cường trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, làm tăng chi phí hoạt động cho ngân hàng. Hơn nữa, nguồn thu từ hoạt động chính yếu (tín dụng) suy giảm nghiêm trọng nên tổng lợi nhuận trước thuế cũng suy giảm mạnh còn 28,437 tỷ VNĐ,tương đương giảm 14.23% so với năm 2011.

Bảng 3.4: Tổng lợi nhuận trước thuế của chín NHTMCP niêm yết ĐVT : Tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Lợi nhuận trước thuế 7,879 12,007 13,936 18,669 25,930 22,156 28,437 27,619 27,749 30,921 Tốc độ tăng, giảm (%) 8.17 52.4 16.66 33.96 38.7 28.05 14.23 -2.88 0.47 11.43

(Nguồn:Tổng hợp từ BCTN 09 NHTMCP niêm yết)

Tình hình này cịn kéo dài đến năm 2013 và sang năm 2014 với lợi nhuận trước thuế đạt 27,619 tỷ VNĐ và 27,749 tỷ VNĐ, tức giảm lần lượt 2.88% và 0.47%. Sang năm 2015- là năm nước rút, năm cuối của Đề án 254 “Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” và là năm mà NHNN phải đưa nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng về mức dưới 3%. Do đó, NHNN cùng các cấp, các Ngành, kể cả NHTM phải quyết liệt và mạnh tay trong việc đẩy lùi nợ xấu. Kết quả là cuối năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của cả hệ thống ngân hàngchỉ cịn 2.55%. Chính điều này đã giúp cho lợi nhuận trước thuế của các NHTMCP niêm yết tăng lên vào năm 2015 với con số tuyệt đối là 30,921 tỷ VNĐ, tăng 11.43% so với cuối năm 2014.

Biểu đồ 3.4: Tổng lợi nhuận trước thuế của chín NHTMCP niêm yết

3.5 Phân tích tình hình nợ xấu của các NHTMCP niêm yết tại Việt Nam

3.5.1 Khái quát về tình hình nợ xấu của hệ thống NHTMVN trong thời gian vừa qua

Tín dụng là hoạt động luôn tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu luôn tồn tại trong hoạt động cho vay của các ngân hàng. Nền kinh tế tăng trưởng nóng trong năm 2007, cùng với đó là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, suy thoái kinh tế tồn cầu, khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn ở Mỹvào năm 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ và tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam.Thị trường chứng khoán lao dốc, thị trường bất động sản dần đóng băng, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn, từ đấy làm cho nợ xấu của các TCTD có chiều hướng gia tăng trong thời gian qua.

Trước bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như vậy thì vấn đề giải quyết nợ xấu của các ngân hàng là bài toán nan giải nhất. Nợ xấu ngân hàng được xem là nguyên nhân cơ bản gây tắc nghẽn lưu thông lành mạnh của nền kinh tế, gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng và cũng phản ánh tình trạng sản xuất kinh doanh ngày càng khó khăn của các doanh nghiệp. Điển hình nhất là vào năm 2012, do bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nguyên nhân nên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thua lỗ nặng. Hệ quả dẫn đến là nợ xấu của các ngân hàng không ngừng tăng

7,879 12,007 13,936 18,669 25,893 22,156 28,437 27,619 27,749 30,921 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

lên và trở thành “điểm nghẽn” của nền kinh tế, nó cản trở sự lưu thơng dịng vốn tín dụng.

Nợ xấu tại các ngân hàng không phải mới phát sinh trong thời gian gần đây mà thực chất đã tích tụ từ nhiều năm trước. Khi tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ thì cũng là lúc nợ xấu sinh sơi nảy nở. Theo nhận định của các chun gia thì tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng từ năm 2008 và tăng cao từ năm 2011, đỉnh điểm nhất là vào năm 2012. Nếu như năm 2006 tỷ lệ nợ xấu tính chung cho tồn ngành ngân hàng là 3%, năm 2007 tỷ lệ nợ xấu có sự suy giảm rỏ rệt ở mức 1,55% thì đến năm 2008 tỷ lệ nợ xấu lại quay ngược đầu ở mức 2.17% và cứ thế gia tăng mãi cho đến cuối năm 2012 là 4.07% - đây được xem là năm đen tối trong hoạt động tín dụng của các NHTM. Những con số nợ xấu tuy có sự gia tăng nhưngnhìn chung vẫn nằm trong tầm kiểm soát và chưa được đánh giá là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng gây ra bất ổn tài chính quốc gia. Nợ xấu chỉ được quan tâm đúng mức từ cuối năm 2011, đầu năm 2012; do đó,các NHTM thời kỳ từ trước năm 2011dường như phải tự mình xử lý nợ xấu bằng những biện pháp như: trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, xử lý tài sản đảm bảo, hoặc cơ cấu giản nợ.Đến cuối năm 2011, nợ xấu bắt đầu gia tăng về số tuyệt đối (chiếm khoản 85,000 tỷ VND) và số tương đối (3.3% trên tổng dư nợ). Hơn nữa, các NHTM gặp rắc rối về thanh khoản và kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng có phần chững lại. Có lẽ là do chính sách tiền tệ có phần thắt chặt, nợ xấu bùng phát sau nhiều năm tích tụ, tình trạng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ ngày càng gia tăng, thị trường bất động sản ảm đạm, mà phần khơng nhỏ các khoản cấp tín dụng lại là tín dụng trung và dài hạn cho thị trường bất động sản. Khi nợ xấu gia tăng, điều này ảnh hưởng đến hệ thống NHTM như: phải gia tăng trích lập dự phịng rủi ro tín dụng để xử lý rủi ro phát sinh, lợi nhuận ngân hàng suy giảm, rủi ro thanh khoản và có thể đổ vỡ hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, đến đây thì các giải pháp để xử lý nợ xấu dường như cũng còn phân tán, tùy thuộc vào mỗi ngân hàng như siết chặt khâu thẩm định tín dụng, tuân thủ quy định cho vay (đặc biệt cho vay các doanh nghiệp nhà nước)…

Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu bùng nổ là kết quả tất yếu. Tuy nhiên, thời điểm này xuất hiện hỏa mù về số liệu nợ xấu. Theo thống kê NHNN, giai đoạn 2008-2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn là 26.25%, thì tốc độ tăng trưởng nợ xấu là 51%. Do đó, nợ xấu trong năm này là chủ đề nóng bỏng, khơng chỉ được quan tâm ở cấp NHTM hay NHNN nữa, mà lên nghị trường Quốc hội lẫn Chính phủ. Số liệu về nợ xấu thì khơng có gì q rõ ràng, mỗi nơi báo cáo, thống kê mỗi kiểu và con số thống kê lại chênh lệch đáng nghi ngờ. Cụ thể điển hình như vào ngày 31/05/2012: Các TCTD báo cáo nợ xấu của cả hệ thống là tầm 118 ngàn tỷ đồng, chiếm 4.47%. Theo cơ quan thanh tra giám sát NHNN thì con số này có thể lên đến 8.6%, và điều bất ngờ hơn nữa đó chính là số liệu của Fitch Ratings cho biết tỷ lệ nợ xấu Việt Nam là 13%.

Theo thống kê của NHNN Việt Nam, nợ xấu cuối năm 2012 là 4.08%. Đến cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu bắt đầu suy giảm sau khoảng thời gian dài trên đà tăng liên tục, đạt mức 3.61% và cứ thế suy giảm xuốngmức 2.55% vào cuối năm 2015 nhưng con số tuyệt đối về nợ xấu thì lại cứ phình to theo thời gian, là do trong giai đoạn này dư nợ cho vay có sự gia tăng mạnh trở lại. Nợ xấu đang đe dọa đến hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính quốc gia. Những con số này báo động chất lượng tín dụng và tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM. Tổng cầu nền kinh tế suy giảm, tiêu thụ hàng hóa kém, hàng tồn kho cao, năng lực tài chính của các doanh nghiệp mỗi lúc mỗi suy kiệt, hàng loạt doanh nghiệp rơi vào tình thế phá sản… khiến cho tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại trong năm 2011 và còn dư âm về sau, ngược lại là nợ xấu ngày càng gia tăng và ở mức nghiêm trọng. Hơn nữa, trong thời gian dài, các NHTMVN có sự tăng trưởng nóng, chất lượng quản lý tín dụng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa rủi ro, định giá TSĐB cao hơn giá trị thực tế, TSĐB khơng đủ tính pháp lý, tài sản tranh chấp… Vì vậy, khi nền kinh tế rơi vào khó khăn, cũng là lúc nợ xấu gia tăng nhưng việc xử lý nợ xấu, phát mãi TSĐB đầy nhiêu khê. Bên cạnh đó là năng lực thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN còn hạn chế nhất định, chưa phát huy hiệu quả trong việc phát hiện,

ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm trong qui định về cho vay, đầu tư quá mức vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao. (Vũ Minh, 2012).

Biểu đồ 3.5: Dư nợ cho vay và tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2006-

2015

3.5.2 Chất lượng nợ tại các NHTMCP niêm yếtở Việt Nam

Chất lượng nợ thường được xem xét phổ biến thông qua chỉ số tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Theo phân loại nợ, nợ xấu của các TCTD bao gồm nợ nhóm 3, 4, 5 tức là nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.

693,849 1,067,7641,339,296 1,869,255 2,452,275 2,771,1703,018,081 3,366,165 3,970,548 4,655,890 3% 1.55% 2.17% 2.05% 2.50% 3.07% 4.08% 3.61% 3.25% 2.55% 0% 1% 1% 2% 2% 3% 3% 4% 4% 5% 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000 4,500,000 5,000,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Bảng 3.5: Tình hình tổng nợ xấu của chín NHTMCP niêm yết tại Việt Nam 2006 - 2015

ĐVT: Tỷ VNĐ

Năm Nợ nhóm 5 Tổng nợ xấu Tổng dư nợ

Tỷ lệ trung bình nợ xấu(%) 2006 3,784 12,077 294,907 4.1 2007 3,525 9,425 437,805 2.15 2008 5,324 13,717 508,966 2.7 2009 5,498 13,821 744,673 1.86 2010 7,549 15,929 992,251 1.61 2011 6,592 18,059 1,154,269 1.56 2012 12,145 32,491 1,332,855 2.44 2013 16,958 32,633 1,519,080 2.15 2014 16,253 32,896 1,760,448 1.87 2015 21,136 33,221 2,195,091 1.51

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ BCTN của các NHTMCP niêm yết tại Việt Nam qua các năm)

Tỷ lệ nợ xấu trong bảng 3.5được tính bằng số dư nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng. Có thể thấy rằng nếu các NHTM cơng bố phản ánh đúng tình hình thực tế của các đơn vị thì nợ xấu ở các ngân hàng không ở mức đáng lo ngại. Nợ xấu trung bình của chín ngân hàng niêm yết dao động từ mức 1.51%/năm - 2.7% năm,

4.1%; sở dĩ đạt mức nợ xấu trung bình 4.1% là nợ xấu BIDV năm 2006 chiếm hơn 9 % - là ngân hàng có dư nợ cho vay cao. Với con số nợ xấu trung bình như vậy thì quả thật là khơng đáng báo động. Tuy nhiên, theo UBGSTCQG thì con số nợ xấu còn cao hơn nhiều và lên mức báo động.

Tổng nợ xấu của chín ngân hàng niêm yết đạt 12,077 tỷ VNĐ vào năm 2006. Tuy nhiên đến năm 2007, là lúc nền kinh tế có sự tăng trưởng nóng và điều kiện kinh doanh thuận lợi, chỉ số thất nghiệp giảm, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường bất động sản phát triển, hoạt động kinh doanh bất động sản dễ dàng thu lợi nhuận … chính những điều này tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn thuận lợi hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ nợ của mình, từ đó làm cho nợ xấu suy giảm từ mức 12,077 tỷ VNĐ vào năm 2006 còn 9,425 tỷ VNĐ vào 2007, tương đương 2.15% tổng dư nợ cho vay khách hàng.

Có thể thấy, trong thời gian qua, diễn biến của nợ xấu luôn đi cùng hay chịu ảnh hưởng mạnh với tình hình phát triển kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, kinh tế vĩ mô thuận lợi, ổn định … thì nợ xấu sẽ ở mức thấp và ngược lại. Năm 2007 được cho là năm sáng sủa của nền kinh tế thì đến giai đoạn 2008-2010 nền kinh tế có sự chững lại, thị trường bất động sản đang chuyển màu kém sắc, có lẽ bị ảnh hưởng nặng nề từ sự suy thối kinh tế thế giới, khủng hoảng nợ cơng ở Châu Âu (bắt đầu là Hy Lạp) hay khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn ở Mỹ năm 2008, cũng là lúc hoạt động cho vay dần dần xuất hiện những khó khăn nhất định, tình trạng nợ xấu ngày một gia tăng, rồi tình trạng đáo nợ hay gia hạn nợ không phải là chuyện hiếm gặp nữa. Con số tuyệt đối về nợ xấu gia tăng mỗi lúc. Bảng 3.7 cho ta thấy điều này, nợ xấu năm 2007 chỉ là 9,425 tỷ VNĐ thì chỉ một năm sau, nợ xấu tăng thêm 4,292 tỷ VNĐ đạt mức 13,717 tỷ VNĐ vào năm 2008 và liên tục tăng lên sau đó, đạt 15,929 tỷ VNĐ vào năm 2010.

Trong danh mục cho vay ở các NHTM thì dư nợ cho vay BĐS, xây dựng ở một số NHTM (các NHTM có báo cáo về dư nợ BĐS, xây dựng) chiếm tỷ trọng không

là lướt sóng, tìm kiếm chênh chệch giá, thu lợi nhuận, nhu cầu thực sự về nhà ở thì khơng đáng kể. Khi thị trường BĐS đóng băng, kỳ vọng của khách hàng không như mong đợi, nguồn thu nhập của họ không đủ để trang trải khoản vay, nhà đất không thể bán được vì giá trị xuống cấp; do đó nợ xấu xuất hiện là điều tất nhiên. Mặt khác, thị trường BĐS đóng băng, các ngân hàng cũng không thể nào phát mãi tài sản để thu hồi vốn bởi có phát mãi thì cũng khơng thu hồi đủ khoản nợ đã cho vay (các ngân hàng chạy đua tăng trưởng tín dụng nên đã định giá quá cao tài sản thế chấp). Khơng dừng lại ở đó, nợ xấu tiếp tục leo thang vượt bậc trong giai đoạn 2011-2013. Đây cũng là giai đoạn nền kinh tế suy giảm rõ nét, lạm phát 21.26% vào năm 2011, tổng cầu suy giảm, tiêu thụ hàng hóa khó khăn, hàng tồn kho cao, thị trường bất động sản vẫn chưa tan băng, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Nợ xấu không phải xuất hiện trong thời gian gần đây mà có mầm móng từ những năm trước. Tuy nhiên, những năm trước nợ xấu chưa thật sự được quan tâm và thật sự được quan tâm vào cuối năm 2011. Nợ xấu dần dần lộ ra cuối năm 2011, bùng nổ vào cuối năm 2012, đầu năm 2013. Theo báo cáo của chín NHTMCP niêm yết thì cuối năm 2012 tổng nợ xấu là 32,491 tỷ VNĐ, năm 2013 là 32,633 tỷ VNĐ (chiếm 1.87% tổng dư nợ cho vay khách hàng).

Bước sang năm 2014 và 2015, với những nỗ lực của Chính phủ, các cấp, các Ngành cùng với sự có mặt của VAMC trong việc giải quyết, xử lý nợ xấu một cách triệt để thì tỷ lệ nợ xấu giảm đi. Tuy nhiên, nếu nhìn về số tuyệt đối thì nợ xấu chưa được giảm đi, do các ngân hàng đã tích cực tăng trưởng tín dụng, bom vốn vào để khơi phục nền kinh tế cũng như tìm kiếm lợi nhuận cho chính mình, kết quả là dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng từ cuối năm 2013 đến năm 2015. Dư nợ cho vay khách hàng năm 2013 của chín NHTMCP niêm yết đạt 1,519,080 tỷ VNĐ, sang năm 2014, năm 2015 tăng lên lần lượt là 1,760,448 tỷ VNĐ và 2,195,091 tỷ VNĐ). Trong khi đó, nếu xét về số tương đối thì tỷ lệ nợ xấu năm 2014, năm 2015 lần lượt tương ứng 1.87% và 1.51% trên tổng dư nợ cho vay khách hàng. Tỷ lệ này có sự

suy giảm hơn so với năm 2013 (2.15% tổng dư nợ cho vay khách hàng) nhưng sự suy giảm đó chưa đáng kể so với những kiên quyết, nổ lực từ Chính phủ cũng như các bộ, Ngành liên quan, bởi lẽ một phần là do cơ chế hoạt động của VAMC chưa sát với tình hình thực tế, cũng như những khó khăn khơng thể tránh khỏi của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích một số tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng TMCP niêm yết ở việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)