Chất lượng nợ tại các NHTMCP niêm yếtở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích một số tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng TMCP niêm yết ở việt nam (Trang 39 - 44)

3 .2Tiền gửi khách hàng tại các NHTMCP niêm yếtở Việt Nam

3.5 Phân tích tình hình nợ xấu của các NHTMCP niêm yếtở Việt Nam

3.5.2 Chất lượng nợ tại các NHTMCP niêm yếtở Việt Nam

Chất lượng nợ thường được xem xét phổ biến thông qua chỉ số tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Theo phân loại nợ, nợ xấu của các TCTD bao gồm nợ nhóm 3, 4, 5 tức là nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.

693,849 1,067,7641,339,296 1,869,255 2,452,275 2,771,1703,018,081 3,366,165 3,970,548 4,655,890 3% 1.55% 2.17% 2.05% 2.50% 3.07% 4.08% 3.61% 3.25% 2.55% 0% 1% 1% 2% 2% 3% 3% 4% 4% 5% 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000 4,500,000 5,000,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Bảng 3.5: Tình hình tổng nợ xấu của chín NHTMCP niêm yết tại Việt Nam 2006 - 2015

ĐVT: Tỷ VNĐ

Năm Nợ nhóm 5 Tổng nợ xấu Tổng dư nợ

Tỷ lệ trung bình nợ xấu(%) 2006 3,784 12,077 294,907 4.1 2007 3,525 9,425 437,805 2.15 2008 5,324 13,717 508,966 2.7 2009 5,498 13,821 744,673 1.86 2010 7,549 15,929 992,251 1.61 2011 6,592 18,059 1,154,269 1.56 2012 12,145 32,491 1,332,855 2.44 2013 16,958 32,633 1,519,080 2.15 2014 16,253 32,896 1,760,448 1.87 2015 21,136 33,221 2,195,091 1.51

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ BCTN của các NHTMCP niêm yết tại Việt Nam qua các năm)

Tỷ lệ nợ xấu trong bảng 3.5được tính bằng số dư nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng. Có thể thấy rằng nếu các NHTM cơng bố phản ánh đúng tình hình thực tế của các đơn vị thì nợ xấu ở các ngân hàng không ở mức đáng lo ngại. Nợ xấu trung bình của chín ngân hàng niêm yết dao động từ mức 1.51%/năm - 2.7% năm,

4.1%; sở dĩ đạt mức nợ xấu trung bình 4.1% là nợ xấu BIDV năm 2006 chiếm hơn 9 % - là ngân hàng có dư nợ cho vay cao. Với con số nợ xấu trung bình như vậy thì quả thật là khơng đáng báo động. Tuy nhiên, theo UBGSTCQG thì con số nợ xấu còn cao hơn nhiều và lên mức báo động.

Tổng nợ xấu của chín ngân hàng niêm yết đạt 12,077 tỷ VNĐ vào năm 2006. Tuy nhiên đến năm 2007, là lúc nền kinh tế có sự tăng trưởng nóng và điều kiện kinh doanh thuận lợi, chỉ số thất nghiệp giảm, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường bất động sản phát triển, hoạt động kinh doanh bất động sản dễ dàng thu lợi nhuận … chính những điều này tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn thuận lợi hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ nợ của mình, từ đó làm cho nợ xấu suy giảm từ mức 12,077 tỷ VNĐ vào năm 2006 còn 9,425 tỷ VNĐ vào 2007, tương đương 2.15% tổng dư nợ cho vay khách hàng.

Có thể thấy, trong thời gian qua, diễn biến của nợ xấu luôn đi cùng hay chịu ảnh hưởng mạnh với tình hình phát triển kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, kinh tế vĩ mô thuận lợi, ổn định … thì nợ xấu sẽ ở mức thấp và ngược lại. Năm 2007 được cho là năm sáng sủa của nền kinh tế thì đến giai đoạn 2008-2010 nền kinh tế có sự chững lại, thị trường bất động sản đang chuyển màu kém sắc, có lẽ bị ảnh hưởng nặng nề từ sự suy thoái kinh tế thế giới, khủng hoảng nợ công ở Châu Âu (bắt đầu là Hy Lạp) hay khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn ở Mỹ năm 2008, cũng là lúc hoạt động cho vay dần dần xuất hiện những khó khăn nhất định, tình trạng nợ xấu ngày một gia tăng, rồi tình trạng đáo nợ hay gia hạn nợ không phải là chuyện hiếm gặp nữa. Con số tuyệt đối về nợ xấu gia tăng mỗi lúc. Bảng 3.7 cho ta thấy điều này, nợ xấu năm 2007 chỉ là 9,425 tỷ VNĐ thì chỉ một năm sau, nợ xấu tăng thêm 4,292 tỷ VNĐ đạt mức 13,717 tỷ VNĐ vào năm 2008 và liên tục tăng lên sau đó, đạt 15,929 tỷ VNĐ vào năm 2010.

Trong danh mục cho vay ở các NHTM thì dư nợ cho vay BĐS, xây dựng ở một số NHTM (các NHTM có báo cáo về dư nợ BĐS, xây dựng) chiếm tỷ trọng không

là lướt sóng, tìm kiếm chênh chệch giá, thu lợi nhuận, nhu cầu thực sự về nhà ở thì khơng đáng kể. Khi thị trường BĐS đóng băng, kỳ vọng của khách hàng không như mong đợi, nguồn thu nhập của họ không đủ để trang trải khoản vay, nhà đất khơng thể bán được vì giá trị xuống cấp; do đó nợ xấu xuất hiện là điều tất nhiên. Mặt khác, thị trường BĐS đóng băng, các ngân hàng cũng không thể nào phát mãi tài sản để thu hồi vốn bởi có phát mãi thì cũng khơng thu hồi đủ khoản nợ đã cho vay (các ngân hàng chạy đua tăng trưởng tín dụng nên đã định giá quá cao tài sản thế chấp). Không dừng lại ở đó, nợ xấu tiếp tục leo thang vượt bậc trong giai đoạn 2011-2013. Đây cũng là giai đoạn nền kinh tế suy giảm rõ nét, lạm phát 21.26% vào năm 2011, tổng cầu suy giảm, tiêu thụ hàng hóa khó khăn, hàng tồn kho cao, thị trường bất động sản vẫn chưa tan băng, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Nợ xấu không phải xuất hiện trong thời gian gần đây mà có mầm móng từ những năm trước. Tuy nhiên, những năm trước nợ xấu chưa thật sự được quan tâm và thật sự được quan tâm vào cuối năm 2011. Nợ xấu dần dần lộ ra cuối năm 2011, bùng nổ vào cuối năm 2012, đầu năm 2013. Theo báo cáo của chín NHTMCP niêm yết thì cuối năm 2012 tổng nợ xấu là 32,491 tỷ VNĐ, năm 2013 là 32,633 tỷ VNĐ (chiếm 1.87% tổng dư nợ cho vay khách hàng).

Bước sang năm 2014 và 2015, với những nỗ lực của Chính phủ, các cấp, các Ngành cùng với sự có mặt của VAMC trong việc giải quyết, xử lý nợ xấu một cách triệt để thì tỷ lệ nợ xấu giảm đi. Tuy nhiên, nếu nhìn về số tuyệt đối thì nợ xấu chưa được giảm đi, do các ngân hàng đã tích cực tăng trưởng tín dụng, bom vốn vào để khơi phục nền kinh tế cũng như tìm kiếm lợi nhuận cho chính mình, kết quả là dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng từ cuối năm 2013 đến năm 2015. Dư nợ cho vay khách hàng năm 2013 của chín NHTMCP niêm yết đạt 1,519,080 tỷ VNĐ, sang năm 2014, năm 2015 tăng lên lần lượt là 1,760,448 tỷ VNĐ và 2,195,091 tỷ VNĐ). Trong khi đó, nếu xét về số tương đối thì tỷ lệ nợ xấu năm 2014, năm 2015 lần lượt tương ứng 1.87% và 1.51% trên tổng dư nợ cho vay khách hàng. Tỷ lệ này có sự

suy giảm hơn so với năm 2013 (2.15% tổng dư nợ cho vay khách hàng) nhưng sự suy giảm đó chưa đáng kể so với những kiên quyết, nổ lực từ Chính phủ cũng như các bộ, Ngành liên quan, bởi lẽ một phần là do cơ chế hoạt động của VAMC chưa sát với tình hình thực tế, cũng như những khó khăn khơng thể tránh khỏi của VAMC. Chẳng hạn: vốn điều lệ của VAMC đạt 2,000 tỷ VNĐ (vào năm 2015), trong khi con số nợ xấu của cả hệ thống ngân hàng thì quá lớn, cơ chế, thủ tục xử lý tài sản thế chấp còn nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ xử lý món nợ xấu, NHTM bán nợ xấu cho VAMC thì phải trích lập dự phịng 20%/năm giá trị trong vịng năm năm, ảnh hưởng đến chi phí hoạt động NHTM…Vì thế mà các NHTM khơng mặn mà trong việc bán nợ cho VAMC. Nhìn chung về cơ bản, cuối năm 2015, chín NHTMCP niêm yết đã góp phần hồn thành được mục tiêu to lớn là đưa tỷ lệ nợ xấu của cả hệ thống ngân hàng về mức dưới 3%.

Là những ngân hàng được xem là đầu tàu, nhưng BIDV lại có giá trị nợ xấu cao nhất trong số chín NHTMCP niêm yết và là ngân hàng có giá trị nợ xấu cao nhất hệ thống NHTMVN. Vietinbank hay Vietcombank cũng không thua kém BIDV xét về giá trị nợ xấu. NCB được xếp cuối bảng trong số chín NHTMCP niêm yết về chỉ tiêu này nhưng xét về mặt tỷ lệ nợ xấu thì NCB lại là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tương đối cao trong thời gian qua.

Hơn thế, nếu xét trong chỉ tiêu nợ xấu, tỷ trọng nợ có khả năng mất vốn của chín NHTMCP niêm yết là khá lớn, thậm chí có đến một nửa số ngân hàng có tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn chiếm trên 50% tổng nợ xấu (giai đoạn 2009-2015). Cao nhất có thể như SHB, NCB hay Sacombank. Nợ có khả năng mất vốn tập trung mạnh trong giai đoạn 2013 - 2015 ở tất cả các ngân hàng và ngược lại là nợ dưới chuẩn có xu hướng giảm ở phần lớn các ngân hàng trong cùng giai đoạn.

Biểu đồ 3.6: Nợ có khả năng mất vốn, tổng nợ xấu của các NHTMCP niêm yết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích một số tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng TMCP niêm yết ở việt nam (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)