Sơ lược về các biện pháp hạn chế nợ xấu gia tăng trong thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích một số tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng TMCP niêm yết ở việt nam (Trang 44)

3 .2Tiền gửi khách hàng tại các NHTMCP niêm yếtở Việt Nam

3.5 Phân tích tình hình nợ xấu của các NHTMCP niêm yếtở Việt Nam

3.5.3 Sơ lược về các biện pháp hạn chế nợ xấu gia tăng trong thời gian qua

Nợ xấu NHTMVN không phải mới phát sinh gần đây mà thực chất đã tích tụ từ nhiều năm trước; khi nền kinh tế vĩ mô bất ổn, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp xấu đi… cũng là lúc nợ xấu lộ ra rõ nét. Nợ xấu gia tăng nhanh ảnh hưởng đến sự lưu thông của nền kinh tế, ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế … Do đó, trong thời gian qua NHNN cũng như các cấp, Ngành đã đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế sự gia tăng nợ xấu và xử lý nợ xấu. Những giải pháp này bước đầu mang lại kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên bên cạnh đó thì cũng cịn khơng ít khó khăn. Một số biện pháp điển hình như là :

NHNN liên tục điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi bằng VNĐ cho các TCTD;

quy định và điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với bốn lĩnh vực ưu tiên hàng đầu: nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp phụ trợ; chủ trương giảm nhanh mặt bằng lãi suất cho vay.

Thời gian qua, NHNN đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động từ 14% rơi

xuống 9% năm (vào tháng 6/2012) và khoảng 6% (năm 2015), điều này kéo theo lãi

3,784 3,525 5,324 5,498 7,549 6,592 12,145 16,958 16,253 21,136 12,077 9,425 13,717 13,821 15,929 18,059 32,491 32,633 32,896 33,221 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Nợ nhóm 5 Tổng nợ xấu

suất đầu ra cũng hạ nhiệt. Các doanh nghiệp có cơ hội hơn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Chỉ đạo các TCTD tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung

vào các lĩnh vực ưu tiên, hạn chế cấp tín dụng trong lĩnh vực BĐS, lĩnh vực phi sản xuất.

Đầu năm 2012, trước tình hình nợ xấu ngân hàng ngày một gia tăng, NHNN đã

ra quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/03/2012 “về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ”. Đồng thời, NHNN ra văn bản số 2056/NHNN-CSTT ngày 24/03/2012 triển khai thực hiện quyết định 780. Nhằm giúp tháo gỡ khó khăn cho ngân hàng và doanh nghiệp thông qua quyết định 780 cho phép cơ cấu lại nợ cho khách hàng nhưng vẫn giữ nguyên được nhóm nợ và xếp hạng tín dụng khách hàng sau khi cơ cấu lại khoản nợ. Thông qua quyết định QĐ 780 đã giúp cho các doanh nghiệp tiếp tục tiếp cận được vốn vay, tránh việc trả lãi quá hạn cho ngân hàng và không đưa vào diện cảnh báo tín dụng CIC, nợ xấu NHTM khơng gia tăng, NHTM khơng gia tăng trích lập dự phịng rủi ro tín dụng.

Ngày 18/4/2012, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 734/QĐ-NHNN về

việc ban hành kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015”.Cơ cấu lại các định chế tài chính – ngân hàng, nhất là đối với các định chế yếu kém, có nguy cơ đổ vỡđòi hỏi phải xử lý thật nhanh, thận trọng để giảm thiểu chi phí tái cơ cấu và hạn chế rủi ro hệ thống ở mức thấp nhất. Vì vậy, trước khi Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” được thủ tướng Chính phủ ban hành, từ cuối tháng 10/2011, NHNN đã chủ động đánh giá và phân loại các tổ chức tín dụng theo mức độ lành mạnh, an tồn vào ba nhóm. Qua đó, NHNN xác định được 09 NHTMCP yếu kém cần phải cơ cấu lại ngay và cũng đã chủ động báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai một số biện pháp xử lý đối với các ngân hàng này, gồm: (i) Thành lập Tổ giám sát của NHNN với sự tham gia của NHNN, các ngân hàng thương mại nhà nước tại mỗi ngân hàng yếu kém đó để giám sát tồn diện các ngân hàng này; (ii) Tích cực hỗ trợ thanh khoản, bảo đảm khả năng chi trả

của từng ngân hàng; (iii) Thanh tra tồn diện và / hoặc lựa chọn cơng ty kiểm toán quốc tế thực hiện kiểm tốn tài chính, đánh giá chất lượng tài sản, nợ xấu và vốn chủ sở hữu thực tế của từng ngân hàng để làm cơ sở áp dụng các biện pháp cơ cấu lại thích hợp; (iv) Chỉ đạo các ngân hàng yếu kém xây dựng phương án cơ cấu lại trên tinh thần tự nguyện để trình NHNN phê duyệt (NHNN sẵn sàng áp dụng các biện pháp can thiệp bắt buộc đối với tổ chức tín dụng yếu kém theo quy định của pháp luật) và báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai; (v) Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với cấp ủy, chính quyền địa phương và Bộ Công an trong quá trình cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém.

Ngày 01/06/2013, NHNN tung gói kích cầu 30,000 tỷ VNĐ vừa hỗ trợ thị

trường bất động sản đóng băng vừa giúp người có thu nhập thấp tiếp cận được nhà ở với giả rẻ.

Bên cạnh đó, bản thân các NHTM cũng rất tích cực trong việc hạn chế sự gia

tăng nợ xấu như rà soát danh mục cho vay, giảm lãi suất cho vay đến khách hàng; tích cực đôn đốc, thu hồi nợ; xử lý tài sản đảm bảo nợ vay, gia tăng trích lập dự phịng rủi ro tín dụng .

Trước những giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng nợ xấu gia tăng trong thời gian qua thì về cơ bản nợ xấu có dấu hiệu giảm. Nếu như NHNN cơng bố tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống năm 2012 là 4.07%, con số nàyphần nào cho thấy sự yếu kém trong hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam thì đến cuối năm 2015 tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam là 2.55%. Nhóm NHTMCP niêm yết Việt Nam được xem là những ngân hàng khá tốt về kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình trạng nợ xấu thấp hơn mặt bằng chung của hệ thống NHTM Việt Nam nhưng thông qua giải pháp kiềm chế sự gia tăng nợ xấu trong thời gian qua thì nhóm ngân hàng này cũng đạt kết quả khả quan khi mà tỷ lệ nợ xấu năm 2008 là 2.7%, năm 2012 là 2.44% thì đến cuối năm 2015 con số này giảm cịn 1.51%. Ngồi chỉ số tỷ lệ nợ xấu đang trên đà suy giảm thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng dần dần lấy lại đà tăng trưởng. Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ ấy thì cũng cịn đâu đó những vướng mắc cần xem xét như: khó phân loại nợ chính xác và

khó xác định được tỷ lệ nợ xấu thực sự: nợ xấu được xem là tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Hiện nay, các NHTM Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề nợ xấu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng, đến sự phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, do có sự thiếu minh bạch và thơng tin về nợ xấu bị nhiễu đã dẫn đến khơng ít khó khăn trong việc xác định chính xác số nợ xấu thực tế là bao nhiêu, mỗi nơi mỗi kiểu báo cáo; các NHTM luôn muốn làm “đẹp” báo cáo tài chính của mình nên đã “ép” số liệu nợ xấu như mong muốn. Chính điều này khiến cho các cơ quan cấp trên khó có thể đưa ra giải pháp hay liều thuốc bắt mạch chính xác.Vì vậy, nợ xấu vẫn cịn xấu đó và ngày càng gia tăng. Ngoài ra, với hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ cịn nhiều thiếu sót và sơ xài, không theo kịp chuẩn mực quốc tế và với QĐ 780 vừa qua thì càng làm cho việc xếp hạng tín dụng khách hàng thêm rủi ro, tư cách khách hàng chưa được đánh giá khách quan, một khách hàng vay được đánh giá ở mức độ cao hơn so với thực tế của họ về mặt xếp loại tín nhiệm khách hàng, điều này làm cho họ có cơ hội tiếp cận vốn vay ở các ngân hàng khác. Đây là điều thật sự nguy hiểm, khiến chonợ xấu gia tăng.

3.5.4 Điểm lại các nguyên nhân chính yếu khiến cho tình trạng nợ xấu tại các NHTMCP niêm yết tăng cao trong thời gian qua

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ xấu gia tăng, nhưng chủ yếu xuất phất từ những nguyên nhân chính yếu sau:

Thị trường BĐS đóng băng: Một phần khơng nhỏ nguồn vốn tín dụng được đưa vào lĩnh vực BĐS, xây dựng. Khi thị trường BĐS trầm lắng, tức cầu về BĐS suy giảm mạnh, khiến cho nhà đầu tư khơng bán được hàng. Mặt khác, nguồn vốn chính yếu để đầu tư vào lĩnh vực này là vốn vay ngân hàng. Do đó, nhiều doanh nghiệp BĐS làm ăn thua lỗ, khơng có khả năng trả nợ ngân hàng, nợ xấu gia tăng.

Cấp tín dụng quá nhiều cho các DNNN: Đây là hình thức phân bổ tín dụng khơng hợp lý. Các DNNN là những đơn vị thường có sự ưu đãi, hậu thuẫn rất lớn từ Chính phủ. Nhờ đó, các doanh nghiệp nhà nước dễ tiếp cận với vốn vay hơn, sử dụng vốn

lãng phí, tràn lan, khơng hiệu quả, đầu tư vào các lĩnh vực trái ngành … Vì khơng am hiểu, khơng có kỹ năng đầu tư ở những lĩnh vực đó nên khi BĐS đóng băng, chứng khoán ảm đạm, kinh doanh thua lỗ … Các doanh nghiệp khơng có khả năng thanh tốn nghĩa vụ nợ, sinh ra nợ xấu.

Chính sách tiền tệ mở rộng quá mức trong giai đoạn 2006- 2010: Tín dụng ngân hàng là nguồn tài trợ chính yếu thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế của quốc gia. Thay vì tài trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh công nghiệp phụ trợ, hoạt động xuất khẩu. Nhưng khơng, một phần lớn nguồn vốn tín dụng lại đỗ ào ạt vào thị trường BĐS. Khi thị trường này trầm lắng làm suy giảm chất lượng tín dụng dẫn đến lạm phát tăng cao; kéo theo chi phí sản xuất gia tăng, giá hàng tăng cao, cầu thị trường giảm, các doanh nghiệp không bán được hàng hóa, khiến cho các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, có nguy cơ phá sản, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của ngân hàng (Phạm Thị Kim Ánh, 2012).

Do môi trường kinh doanh không ổn định, tạo khó khăn cho sản xuất- kinh doanh- tiêu thụ sản phẩm.

Thông tin về khách hàng vừa thiếu, vừa không chuẩn xác: Ở Việt Nam, khoản 90% là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, lại khơng ít các doanh nghiệp có báo cáo tài chính không chuẩn xác, hơn nữa là có thể khơng qua kiểm toán. Việc dựa vào báo cáo tài chính này để cấp tín dụng, đã dẫn đến một số khoản vay khó có khả năng thu hồi gốc và lãi.

Khả năng quản trị của các ngân hàng cịn nhiều bất cập so với quy mơ, chưa theo kịp chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Nợ xấu cịn có ngun nhân sâu xa từ đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ ngân hàng. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một số cán bộ ngân hàng đã cấu kết với khách hàng để che giấu sự thật, gian lận, cố ý làm trái quy định của NHNN, của NHTM hay thông đồng với khách hàng trong việc thẩm định, nâng gia 1tri5 tài

tỷ lệ không nhỏ nảy sinh từ vi phạm đạo đức nghề nghiệp (Nguyễn Thị Dung, 2014).

Theo điều 09 Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định: nếu một khách hàng có từ hai khoản nợ hoặc cam kết ngoại bảng tại TCTD hoặc ngân hàng nước ngồi và nếu như trong trường hợp có một khoản nợ hay cam kết ngoại bảng bị xếp vào nhóm nợ cao hơn các khoản nợ cịn lại thì các ngân hàng phải xếp khoản nợ đang ở nhóm nợ thấp hơn vào cùng một nhóm nợ cao nhất đối với khách hàng này. Thông tư 02/2013/TT-NHNN đã khiến cho con số tuyệt đối về nợ xấu gia tăng thêm. Nếu như trước kia, khách hàng X bị nợ nhóm ba ở ngân hàng A, nhưng khoản vay của X đang ở nhóm một tại ngân hàng B, thì kết quả là X có nợ quá hạn tại ngân hàng B, nhưng với TT 02/2013/TT- NHNN thì X có hai khoản nợ q hạn ở tại cả hai ngân hàng A, B.

3.5.5 Khó khăn trong việc xử lý nợ xấu trong thời gian qua tại các ngân hàng

Nợ xấu được ví như căn bệnh ung thư quái ác. Nếu phát hiện chữa trị sớm thì cơ hội xử lý cao, cịn càng để muộn thì càng khó cứu chữa. Nhưng hiện các ngân hàng Việt Nam đang ở trong tình trạng tự chẩn đốn, tiên lượng bệnh chưa chuẩn và vẫn ln hy vọng mình có thể tự giải quyết được với kỳ vọng khi thị trường nhanh chóng hồi phục… mọi chuyện rồi sẽ qua đi. Do đó, các ngân hàng vẫn chưa quyết liệt trong xử lý nợ xấu. Điều này thể hiện ở chỗ vẫn cịn rất ít ngân hàng chấp nhận bán khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm với giá thấp. Một lý do nữa khiến họ e ngại bán nợ xấu là cơ chế hoạt động của VAMC. Do đó, để giải quyết triệt để, tăng hiệu quả thu hồi vốn từ các khoản nợ xấu hiện nay không chỉ chờ vào mệnh lệnh của cơ quan chức năng, hay vai trò của VAMC mà cần có sự nỗ lực từ chính các ngân hàng thương mại và vấn đề quan trọng là cần vượt qua các điểm nghẽn sau:

 Điểm nghẽn đầu tiên nằm chính ở khái niệm trái phiếu đặc biệt mà VAMC trả

VAMC lại khá ngặt nghèo, như tổ chức tín dụng có nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ và khoản nợ phải được bảo đảm bằng 60% giá trị tài sản BĐS… khiến ngay các ngân hàng (chưa nói tới các tổ chức khác) ngần ngại khi bán nợ cho VAMC. Thêm vào đó, khơng phải ngân hàng thương mại cứ bán nợ cho VAMC là khoản nợ đó được xóa hồn tồn. Sau năm năm, nếu VAMC khơng xử lý được hết nợ xấu thì ngân hàng thương mại phải lấy lại món nợ đó và ơm số nợ này. Như thế, rủi ro chính vẫn là các NHTM vì họ bán nợ đi, khơng biết được chiết khấu và hưởng được bao nhiêu trong khi vẫn phải trích lập dự phịng rủi ro 20%/ năm cho các khoản nợ. Với những quy định quá chặt của VAMC như hiện nay thì phần rủi ro bán nợ vẫn thuộc về phía NHTM. VAMC phải nới những điều khoản này, nhất là quy định món nợ phải được đảm bảo bằng 60% giá trị tài sản BĐS thì NHTM mới mạnh dạn bán nợ cho VAMC. Nếu VAMC cởi bỏ nút thắt này, thì có thể khơng những nhà đầu tư trong nước mà ngay cả các tổ chức nước ngoài cũng sẽ tham gia vào quá trình mua bán nợ xấu Việt nam cùng VAMC.

 Các con số nợ xấu hiện nay chưa phản ánh đúng sự thật, mỗi nơi mỗi kiểu báo

cáo nhưng xử lý nợ xấu thì cần nhìn thẳng vào sự thật. Hiện VAMC xử lý nợ xấu trên nguồn số liệu nhảy múa, nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn chưa được cơng bố chính xác, đầy đủ. NHNN đang dựa trên hai nguồn số liệu khác nhau để giám sát tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng, bao gồm số liệu nợ xấu do các TCTD báo cáo và số liệu nợ xấu theo kết quả giám sát của cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Điều này đồng nghĩa VAMC xử lý nợ xấu trên nguồn số liệu không đồng nhất. Theo VAMC, thông thường, số liệu nợ xấu theo kết quả giám sát của cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cao hơn và đáng tin cậy hơn so với số liệu do các tổ chức tín dụng báo cáo. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có nhiều nguồn thơng tin khác nhau để đánh giá chất lượng nợ xấu của tổ chức tín dụng (thơng tin chung về tồn hệ thống, thơng tin về khách hàng vay, thông tin từ hoạt động thanh tra tại chỗ…). Bởi vì có những khoản nợ xấu khơng trốn đi, nó nằm đó, chỉ có điều người ta khơng chịu gọi đúng tên của nó, chưa chịu thừa nhận nó là nợ xấu vì một số lý do nhất định. Một phần đáng ra là nợ xấu nhưng vẫn được nằm ở

nhóm chưa xấu; một phần về bản chất là nợ và xấu nhưng đã được làm mới lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích một số tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng TMCP niêm yết ở việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)