3 .2Tiền gửi khách hàng tại các NHTMCP niêm yếtở Việt Nam
4.3 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
4.3.1 Giả thuyết tốc độ tăng trưởng kinh tế
Trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng, điều kiện kinh doanh thoáng hơn, cơ hội kinh doanh đa dạng, thuận lợi, khả năng tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn làm tăng nguồn thu nhập của các cá nhân, gia tăng khả năng trả nợ. Nếu nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thối, cơ hội kinh doanh khơng cịn thuận lợi, tỷ lệ thất nghiệp tăng, doanh nghiệp khơng có đủ nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, hàng hóa tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng cao, dịng tiền mặt khơng đủ chi trả cho các chi phí trong doanh nghiệp, khả năng tiếp cận vốn vay hạn chế… từ đây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay và làm cho nợ xấu tăng cao là điều tất yếu. Vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng có tác động trái chiều đến nợ xấu.
Giả thuyết H1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế kỳ vọng có tác động trái chiều đến nợ
xấu
4.3.2 Giả thuyết tỷ lệ thất nghiệp
Khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, một số người có thể muốn tìm kiếm cơng việc tự doanh cho chính bản thân họ. Do đó, nhu cầu vốn gia tăng. Tuy nhiên không phải tất cả các khoản tín dụng cung cấp được đảm bảo sẽ thu hồi lại 100%, đặc biệt là khi nền kinh tế suy thối.
Trong tình trạng thất nghiệp, người lao động, doanh nghiệp có rất ít khả năng để đối phó với nghĩa vụ nợ của họ. Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, có thể sa thải nhân viên của họ để tiết kiệm chi phí hoạt động, khiến cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên sẽ làm giảm khả năng tạo ra dòng tiền và khả năng trả nợ của
khách hàng, hơn nữa sẽ làm giảm sự tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ, lượng hàng tồn kho tăng lên, lưu lượng tiền mặt ở doanh nghiệp suy giảm và giảm khả năng trả nợ. Do đó, mối quan hệ giữa nợ xấu và tỷ lệ thất nghiệp được kỳ vọng là mối quan hệ tích cực.
Giả thuyết H2: Tỷ lệ thất nghiệp kỳ vọng có tác động cùng chiều đến nợ xấu.
4.3.3 Giả thuyết tỷ lệ lạm phát
Lạm phát là hiện tượng giá cả tăng nhanh và liên tục trong một thời gian dài. Lạm phát cao sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế như: lãi suất cơ bản gia tăng, khả năng tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp khó khăn hơn trước, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ. Tuy nhiên, lạm phát có thể có tác động hỗn hợp đến nợ xấu. Một mặt, lạm phát cao có thể làm cho nghĩa vụ về nợ của họ thoáng hơn bởi hai lý do sau: Đầu tiên, nó có thể làm giảm giá trị thực của khoản vay và thứ hai là liên quan đến tình trạng thất nghiệp ở mức độ thấp hơn như theo đường cong Phillip’s đã đề cập (Castro, 2013). Mặt khác, lạm phát cao có làm cho khả năng trả nợ của khách hàng giảm do thu nhập thực của họ bị giảm sút. Ở quốc gia, nếu lãi suất cho vay được xem là “biến” lạm phát có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng bởi vì chính sách tiền tệ hướng đến việc chống lại lạm phát hay là điều chỉnh tỷ lệ sao cho người cho vay duy trì thu nhập thực của họ. Kết quả là, mối quan hệ giữa lạm phát và nợ xấu có thể là tích cực hoặc tiêu cực.
Giả thuyết H3: Tỷ lệ lạm phát được kỳ vọng có mối quan hệ thuận chiều với nợ
xấu
4.3.4 Giả thuyết dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay khách hàng
Dự phịng rủi ro tín dụng là một cách để kiểm soát những khoản vay dự kiến bị mất vốn. Một ngân hàng thực hiện tốt cơ chế trích lập dự phịng có thể đảm bảo khả năng thanh khoản đồng thời kiểm soát được nợ xấu. Khi ngân hàng tính tốn được
khả năng mất vốn ở mức cao họ sẽ gia tăng trích lập dự phịng rủi ro tín dụng cao hơn, điều này gia tăng chi phí, ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận tương lai. Những ngân hàng có điều kiện tài chính thường chủ động trong việc tăng dự phịng, trái lại những ngân hàng gặp khó khăn tài chính sẽ giảm dự phịng đến mức thấp nhất.
Giả thuyết H4: Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng kỳ vọng có mối tương quan dương
với tỷ lệ nợ xấu.
4.3.5 Giả thuyết thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Ngân hàng quản lý kém sẽ dẫn đến một loạt các rủi ro, trong đó có cả rủi ro tín dụng gia tăng hay nợ xấu gia tăng, hậu quả mang đến là thu nhập trên vốn chủ sở hữu sẽ giảm xuống hay lợi nhuận có quan hệ nghịch biến với nợ xấu trong tương lai. Một khi người chủ ngân hàng kỳ vọng lợi nhuận của họ năm nay là cao thì họ sẽ phải nâng cao hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí “khơng cần thiết”. Thực tế, trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam, hầu hết lợi nhuận đến từ hoạt động tín dụng, do đó để nâng cao hiệu quả thì khơng cịn cách nào khác là giảm tỷ lệ nợ xấu. Louzisetal (2011) đã tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa ROE và tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Hy Lạp trong giai đoạn 2003- 2009, từ đây tác giả có thể đưa ra giả thuyết như sau:
Giả thuyết H5: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) kỳ vọng có mối quan hệ
nghịch biến với tỷ lệ nợ xấu.
4.3.6 Giả thuyết tính khơng hiệu quả về mặt chi phí (giả thuyết tiết kiệm)
Năm 2007, Berger và DeYoung phát triển giả thuyết “hiệu quả - rủi ro”. Hai ơng phân tích rất nhiều tình huống mà rủi ro tín dụng có liên quan đến vấn đề “hiệu quả”. Hai ơng cho rằng những ngân hàng có chi phí “thật sự hiệu quả” có thể có những khoản cho vay hồn hảo hơn những ngân hàng khơng hiệu quả. Ngân hàng dành ít nổ lực để đảm bảo chất lượng cho vay sẽ tiết kiệm được chi phí hoạt động; nhưng do việc giám sát không được đầu tư chỉnh chu, khả năng trả nợ của con nợ
không đặt nặng vấn đề, làm nợ xấu gia tăng. Một ngân hàng không đặt nặng vấn đề tiết kiệm có thể được biểu hiện bằng chỉ số “ thiếu hiệu quả về mặt chi phí” khơng q thấp. Nghĩa là, khi ngân hàng không chú trọng đến vấn đề tiết kiệm thì việc chi tiêu cũng không bị quản lý chặt chẽ, chỉ số “ thiếu hiệu quả về mặt chi phí” có thể cao nhưng cũng đồng thời cho thấy chi phí cho hoạt động giám sát tín dụng khơng bị cắt giảm q mức, từ đó rủi ro tín dụng cũng hạn chế (nợ xấu sẽ giảm). Tác giả sẽ đặt giả thuyết như sau:
Giả thuyết H6: Thiếu hiệu quả về mặt chi phí được kỳ vọng có mối quan hệ trái
chiều với nợ xấu
4.3.7 Giả thuyết tính trễ của nợ xấu
Trong năm tài chính hiện tại, NHTM khơng xử lý triệt để các khoản vay có vấn đề thì những khoản vay này sẽ lập tức đẩy dồn số dư về năm tiếp theo, làm gia tăng nợ xấu ở năm sau.
Giả thuyết H7 : Tỷ lệ nợ xấu năm trước cao kỳ vọng làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu
năm sau
4.3.8 Giả thuyết tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản
Đây là chỉ tiêu góp phần phản ánh rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng. Nhân tố này phần nào cho biết được năng lực quản trị nguồn vốn ngân hàng của nhà quản lý. Một ngân hàng thực hiện được nhiều khoản cho vay với các chính sách tín dụng hợp lý, đưa vốn đến các chủ thể thật sự có nhu cầu thì rủi ro phát sinh nợ xấu cũng ít trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng. Ngược lại, khi nền kinhtế suy thoái, mộtngân hàng mạo hiểm ở những khoản cho vay có rủi ro cao thì nợ xấu tăng cao là điều tất yếu.
Giả thuyết H8 : Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản kỳ vọng có mối quan hệ cùng
Bảng 4.1: Mô tả các biến kỳ vọng sẽ tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP niêm yết
Tên biến Ký hiệu Cách tính Tác giả nghiên cứu
Kỳ vọng về dấu Tỷ lê nợ xấu NPLR NPLRit= (Nợ xấu)it (Tổng dư nợ)it Biến trễ tỷ lệ nợ xấu NPLRt-1
NPLRi(t – 1) = (Nợ xấu )i(t−1) (Tổng dư nợ) i(t−1) Louzis etal(2012); Abid et al(2014) (+) Tăngtrưởng GDP GDPD GDPDt= GDPt−GDPt−1 GDPt−1 Salas and – Saurina(2002), Louzis etal(2012); Chaibi(2014) (-) Tỷ lệ thất nghiệp UN
UNt=( Số lao động thất nghiệp)t
(Tổng số lao động)t Louzis et al(2012);Chaibi(2014),F ilip(2015). (+) Tỷ lệ lạm phát INF INF=P1−P0 P0 Abid(2014) (+) Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
ROE ROEi=LNSTit
VCSHit Berger and – DeYoung(1997), Louzis et al(2012); Abid et al (2014); Abid(2014) (-) Dự phịng rủi ro tín LLP_TL (𝐿𝐿𝑃_𝑇𝐿)it=(𝐷ự 𝑝ℎị𝑛𝑔
dụng Thiếu hiệu quả về mặt chi phí INEF INEFit= (𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔)𝑖𝑡 (𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔)𝑖𝑡 Williams(2004); Louzis etal(2012), Abid(2014), Chaibi(2014) (-) Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản LOAN_ TS LOAN_TS=(𝐷ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦)𝑖𝑡 (𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛)𝑖𝑡 Shukrishralall Palh và Tarron Khemraj (+)