Giới thiệu mơ hình DEA:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình DEA và mô hình hồi quy tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28 - 33)

Chƣơng 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu mơ hình DEA:

DEA (Data Envelopment Analysis) là một kỹ thuật quy hoạch tuyến tính để

đánh giá một đơn vị ra quyết định (DMU, hoặc ngân hàng) hoạt động tƣơng đối so với ngân hàng khác trong mẫu nhƣ thế nào. Kỹ thuật này tạo ra một tập hợp biên các ngân hàng hiệu quả và so sánh nó với các ngân hàng khơng hiệu quả để đo đƣợc mức độ hiệu quả. DEA khơng địi hỏi xác định dạng hàm đối với biên hiệu quả và cho phép kết hợp nhiều đầu vào và nhiều đầu ra trong việc tính mức độ hiệu quả.

Trong các ngành hoạt động dịch vụ phức tạp nhƣ ngành ngân hàng có rất nhiều mối quan hệ giữa các đầu vào đầu ra là không xác định, đặc biệt khi chúng ta xem xét mối quan hệ đồng thời nhiều đầu vào và đầu ra. Trong khi phƣơng thức tiếp cận tham số đòi hỏi phải chỉ định cụ thể dạng hàm, và điều này có thể dẫn đến sai sót nếu khơng chỉ định đúng các yếu tố đầu vào và đầu ra.

DEA cho phép xác định hiệu quả tƣơng đối của các đơn vị hoạt động trong một hệ thống phức tạp. Theo DEA thì một đơn vị hoạt động tốt nhất sẽ có chỉ số hiệu quả là 1, trong khi đó chỉ số của các đơn vị phi hiệu quả đƣợc tính bằng việc chiếu các đơn vị phi hiệu quả lên trên biên hiệu quả. Đối với mỗi đơn vị phi hiệu quả, DEA đều đƣa ra tập hợp các điểm chuẩn của các đơn vị khác để giá trị của đơn vị đƣợc đánh giá có thể so sánh đƣợc, bởi vậy những thơng tin thu đƣợc qua phân tích DEA rất có ích cho các nhà quản lý trong việc nhận diện đƣợc thực tế hoạt động của đơn vị mình nhƣ thế nào so với các đơn vị khác, từ đó tập trung vào cải thiện hoạt động của các đơn vị phi hiệu quả, và xác lập các mục tiêu cần phải thực hiện.

3.1.1. Các độ đo hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân bổ (AE), và hiệu

quả chi phí (CE) hay hiệu quả kinh tế trong mơ hình DEA:

Độ đo hiệu quả đầu tiên đƣợc Farell giới thiệu vào năm 1957, ông đã dựa trên nghiên cứu Debreu (1951) và Kopmans (1951) để định nghĩa một độ đo đơn

giản hiệu quả của ngân hàng có thể tính đến nhiều đầu vào. Ơng cho rằng hiệu quả của một ngân hàng gồm 2 thành phần: hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả phân bổ [(AE), phản ánh khả năng của ngân hàng sử dụng các đầu vào theo các tỷ lệ tối ƣu, khi giá cả tƣơng ứng của chúng đã biết]. Khi kết hợp hai độ đo này ta đƣợc độ đo hiệu quả chi phí (CE).

Farell minh họa những ý tƣởng của mình bằng việc sử dụng một ví dụ đơn giản bao gồm các ngân hàng sử dụng 2 đầu vào (x1 và x2) để sản xuất ra một đầu ra (y), với giả thuyết hiệu quả không đổi theo quy mô. Đƣờng đồng lƣợng đơn vị của ngân hàng hiệu quả toàn bộ đƣợc biểu diễn bằng đƣờng SS’ trong đồ thị dƣới đây, cho phép đo hiệu quả kỹ thuật.

Biểu đồ 1.1: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối

Nếu một ngân hàng đã cho sử dụng các lƣợng đầu vào, xác định tại điểm P, để sản xuất một đơn vị đầu ra, thì phi hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng đó đƣợc xác định bởi khoảng cách QP, là lƣợng mà tất cả các đầu vào có thể giảm đi một cách tỷ lệ mà khơng làm giảm đầu ra. Mức không hiệu quả này thƣờng đƣợc biểu diễn theo phần trăm tỷ số QP/0P, biểu thị tỷ lệ phần trăm mà tất cả các đầu vào có thể giảm. Hiệu quả kỹ thuật TE của ngân hàng thƣờng đƣợc đo bằng tỷ số:

TEi = 0Q/0P,

Nó bằng 1 trừ đi QP/0P. Nó sẽ nhận một giá trị giữa 0 và 1, và vì vậy cho ta một độ đo về mức độ không hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng. Khi TE có giá trị bằng 1 chỉ rằng ngân hàng hiệu quả kỹ thuật tồn bộ. Thí dụ, điểm Q là hiệu quả kỹ thuật vì nó nằm trên đƣờng đồng lƣợng hiệu quả.

Tỷ số giá đầu vào đƣợc biểu thị bằng đƣờng đồng phí AA’, cho phép chúng ta tính đƣợc hiệu quả phân bổ. Hiệu quả phân bổ (AE) của ngân hàng hoạt động tại P đƣợc định nghĩa bởi tỷ số: AEi = 0R/0Q

Khoảng cách RQ biểu thị lƣợng giảm trong chi phí sản xuất, nếu sản xuất diễn ra tại điểm hiệu quả phân bổ (và hiệu quả kỹ thuật) Q’, thay vì tại điểm hiệu quả kỹ thuật, nhƣng không hiệu quả phân bổ Q.

Hiệu quả kinh tế toàn phần (CE) đƣợc định nghĩa là tỷ số: CEi = 0R/0P. Ở đây, khoảng cách RP cũng có thể đƣợc diễn giải về mặt giảm chi phí. Lƣu ý rằng tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ cho hiệu quả kinh tế chung:

Chú ý rằng tất cả các độ đo bị giới hạn giữa 0 và 1. Tuy nhiên trên thực tế, chúng ta khơng thể có đƣờng đồng lƣợng hiệu quả nhƣ đồ thị trên. Bởi vì, để có đƣợc đƣờng đồng lƣợng hiệu quả chúng ta phải ƣớc lƣợng từ số liệu mẫu, do đó Farell đã gợi ý sử dụng một đƣờng đồng lƣợng lồi tuyến tính từng khúc phi tham số nhƣ đồ thị sau đây xây dựng sao cho khơng có điểm quan sát nào nằm bên trái hoặc phía dƣới nó.

Biểu đồ 1.2: Đƣờng đồng lƣợng lồi tuyến tính từng khúc

3.1.2. Hiệu quả quy mô:

(1985) đã phân rã hiệu quả kỹ thuật thành hiệu quả theo quy mơ và các thành phần khác. Để có đƣợc những kết quả ƣớc tính riêng biệt về hiệu quả quy mơ, các thƣớc đo hiệu quả kỹ thuật định hƣớng đầu vào thỏa mãn ba loại hành vi quy mô khác nhau đƣợc xác định đó là: hiệu quả khơng đổi theo quy mô (CRS), hiệu quả không tăng theo quy mô (IRS), và hiệu quả biến đổi theo quy mô (VRS).

Nhƣ vậy, hiệu quả kỹ thuật (TE) của một ngân hàng là khả năng chuyển

nhiều nguồn lực của mình thành nhiều dịch vụ tài chính. Một ngân hàng đƣợc cho là không hiệu quả kỹ thuật nếu nó hoạt động dƣới đƣờng đồng lƣợng tạo ra từ việc khảo sát nhóm ngân hàng. Hiệu quả kỹ thuật (TE) đƣợc sử dụng trong chạy mơ hình Tobit là độ đo đƣợc xác định trong điều kiện các ngân hàng không thay đổi theo quy mô. Độ đo TE giúp cho ta xác định độ phi hiệu quả là do sự kết hợp giữa đầu vào đầu ra và độ lớn của ngân hàng đó. Trong DEA, chỉ số TE đƣợc phân tách ra thành hai thành phần loại trừ nhau đó là hiệu quả kỹ thuật thuần (PE) và hiệu quả kỹ thuật quy mô (SE). Sự phân tách này cho một cái nhìn sâu hơn các nguồn lực gây ra sự mất hiệu quả. Hiệu quả kỹ thuật thuần (PE) đƣợc xác định bằng việc đánh giá đƣờng biên hiệu quả với giả định biến thay đổi theo quy mô. Hiệu quả kỹ thuật thuần (PE) là một chỉ số hiệu quả kỹ thuật nhƣng không xét đến hiệu quả theo quy mô và chỉ đơn thuần phản ánh khả năng quản trị để tổ chức các đầu vào trong một chu trình sản xuất. Do đó, hiệu quả kỹ thuật thuần (PE) đƣợc sử dụng làm chỉ số đánh giá năng lực quản lý của ngân hàng. Tỷ số TE/PE là kết quả của chỉ số hiệu quả kỹ thuật theo quy mô (SE). Chỉ số SE cho biết khả năng quản lý để chọn kích cỡ nguồn lực tối ƣu, hay nói cách khác là quyết định độ lớn của một ngân hàng hay là chọn ra một quy mô hoạt động mà tại đây sẽ tạo ra một mức lƣợng tối ƣu. Một quy mô ngân hàng không phù hợp (quá lớn hoặc quá nhỏ) có thể gây ra mất hiệu quả. Hiệu quả theo quy mô (SE) đƣợc chia làm hai dạng: giảm theo quy mô (DRS) và tăng theo quy mô (IRS). Giảm theo quy mô ngụ ý rằng một ngân hàng quá lớn nên không thể đạt đƣợc tồn bộ các lợi ích từ quy mơ đó mang lại và phải có một quy mơ tối ƣu hơn nữa. Ngƣợc lại, một ngân hàng hiệu quả tăng theo quy mơ là một ngân hàng có quy mơ q nhỏ đối với quy mơ hoạt động của mình và vì vậy ngân

hàng này đang hoạt động dƣới khả năng mà nó có thể. Một ngân hàng cho là hiệu quả khi nó hoạt động ở mức khơng đổi theo quy mô.

3.1.3. Các cách tiếp cận trong mô hình DEA:

Tuy nhiên, một trong những vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh cãi trong khi áp dụng phƣơng pháp này là việc xác định các đầu vào và đầu ra của các ngân hàng thƣơng mại, mà đặc biệt là liên quan đến vai trị của tiền gửi:khi nào nó đƣợc coi là đầu vào và khi nào đƣợc coi là đầu ra? Hiện nay, có 5 quan điểm khác nhau về việc xử lý vấn đề này:

Cách tiếp cận sản xuất: coi hoạt động ngân hàng với tƣ cách là nhà cung cấp

các dịch vụ. Do đó, tiền gửi đƣợc coi nhƣ là đầu ra và chi trả lãi tiền gửi không nằm trong chi phí của ngân hàng (Ferrier và Lovell,1990). Với cách tiếp cận này thì đầu vào và đầu ra đƣợc lấy đơn vị là lƣợng (số lƣợng tài khoản, quy trình giao dịch…)

Cách tiếp cận trung gian: theo quan điểm ngân hàng là tổ chức tài chính huy

động và phân bổ các nguồn vốn cho vay và các tài sản khác, bởi vậy các khoản tiền gửi đƣợc coi nhƣ là đầu vào và chi trả lãi là một bộ phận của tổng chi phí hoạt động của ngân hàng.

Cách tiếp cận tài sản: coi các tài sản nợ là đầu vào và các tài sản có là đầu

ra.

Cách tiếp cận giá trị gia tăng: bất kỳ khoản mục nào trên bảng cân đối kế

tốn nếu thu hút tƣơng ứng phần đóng góp của lao động và tài sản thì sẽ là đầu ra, ngƣợc lại nó là đầu vào. Với cách tiếp cận này, tiền gửi đƣợc coi là đầu ra bởi vì nó tạo ra giá trị gia tăng.

Cách tiếp cận chi phí sử dụng: coi sự đóng góp rịng vào doanh thu của ngân

hàng là các đầu ra và đầu vào; do đó tiền gửi đƣợc coi là đầu ra.

Tuy nhiên, theo Berger và Humphrey (1997) mặc dù khơng có cách tiếp cận hoàn hảo trong việc xác định các đầu ra và đầu vào của ngân hàng vì khơng cách tiếp cận nào có thể phản ánh đƣợc tất cả các hoạt động, vai trò của các ngân hàng với tƣ cách là ngƣời cấp các dịch vụ trung gian tài chính. Theo hai ơng cách tiếp cận trung gian có thể là phù hợp nhất đối với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các

tổ chức tài chính vì cách tiếp cận quan tâm đến cả các khoản chi phí trả lãi, khi mà các khoản chi phí này thƣờng chiếm ½ đến 1/3 tổng chi phí hoạt động của các ngân hàng. Hơn nữa cách tiếp cận trung gian phù hợp hơn cho việc đánh giá hiệu quả biên vì nó quan tâm nhiều đến khả năng sinh lời của tổ chức tài chính, với một triết lý đơn giản đó là tối thiểu hóa chi phí là điều kiện cần để tối đa hóa lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình DEA và mô hình hồi quy tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28 - 33)