Giải pháp từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình DEA và mô hình hồi quy tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 73 - 74)

Chƣơng 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1.Giải pháp từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc

Mơ hình phân tích bao dữ liệu DEA mang lại một kết quả không khả quan về thị trƣờng tài chính Việt Nam: phát triển ở mức thấp so với khu vực và thế giới, mức độ cạnh tranh cịn yếu. Chính vì thế cần động lực từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc để xây dựng một thị trƣờng tài chính vững mạnh hơn cho nền kinh tế quốc gia:

5.1.1. Các giải pháp từ chính phủ

Giảm tập trung cho vay đầu tƣ công, tài trợ dự án cho doanh nghiệp nhà nƣớc bằng nguồn vốn của NHTMCPNN. Tạo môi trƣờng cạnh tranh thuận lợi cho các NHTMCP. Tránh việc Chính phủ bảo trợ quá nhiều cho các doanh nghiệp nhà nƣớc để các doanh nghiệp có trách nhiệm hoạt động và chi trả chi phí gốc lãi cho các ngân hàng đúng hạn.

Cần đƣa ra một hệ thống luật có tính định hƣớng dài hạn và có khả năng thực hiện theo tiến độ thời gian. Khi xây dựng văn bản pháp luật phải phù hợp với các cam kết theo yêu cầu thực hiện Hiệp định thƣơng mại Việt Mỹ và các cam kết quốc tế của WTO.

5.1.2. Các giải pháp từ ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam

Với mục tiêu tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nƣớc đã chủ trƣơng sáp nhập các ngân hàng yếu kém, tuy nhiên hiệu quả của việc sáp nhập này vẫn chƣa thấy rõ. Bản thân các ngân hàng sau khi sáp nhập cần phải có thời gian để thích ứng điều chỉnh, tổ chức lại hoạt động của mình khi phải gánh thêm các khoản

nợ xấu và chi phí hoạt động cao hơn từ các ngân hàng yếu kém. Ngân hàng Nhà nƣớc cần đóng vài trị là ngƣời định hƣớng và hỗ trợ cho các ngân hàng sáp nhập đặc biệt trong vấn đề xử lý nợ xấu.

Mặc dù sự tiến bộ về công nghệ của hệ thống ngân hàng Việt Nam những năm qua rất đáng ghi nhận tuy nhiên với quá trình hội nhập sâu rộng nhƣ hiện nay các ngân hàng cần phải nâng cao năng lực cơng nghệ của mình hơn nữa để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nƣớc ngoài. NHNN với đầy đủ vị thế pháp lý và năng lực thực hiện các chức năng nhiệm vụ của một NHTW hoạt động theo kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN trên các lĩnh vực: hoạch định và thực thi CSTT một cách chủ động, linh hoạt gắn với các yếu tố thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, thực hiện vai trò tham gia giám sát một cách hiệu quả theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế nhằm bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD, đảm nhận vai trò là trung tâm thanh toán của nền kinh tế và là nơi xử lý quyết toán tập trung cho các hệ thống thanh toán trong nƣớc.

Trong những năm vừa qua, Ngân hàng Nhà nƣớc liên tục đƣa ra các thông tƣ mới quy định chặt chẽ hơn về hoạt động của các ngân hàng nhƣ trích lập dự phịng rủi ro, quy định về điều kiên mở rộng các chi nhánh, phòng giao dịch, cho vay ngoại tệ… Tuy nhiên việc hƣớng dẫn thực hiện các thơng tƣ này cịn chƣa đƣợc đầy đủ và rõ ràng gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng trong quá trình hoạt động. Vì thế trong tƣơng lai Ngân hàng Nhà nƣớc cần nhanh chóng hợp nhất điều chỉnh các chuẩn mực của Việt Nam cho phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và tình hình với các nƣớc trong khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình DEA và mô hình hồi quy tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 73 - 74)