Kiểm định các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạtđộng của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình DEA và mô hình hồi quy tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 37)

Chƣơng 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Kiểm định các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạtđộng của ngân hàng

hàng.

Để NHTM hoạt động hiệu quả, cần thiết phải xác định những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại nhằm hạn chế các tác động tiêu cực và nâng cao các tác động tích cực. Có thể chia các nhân tố thành hai nhóm: nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan, tùy theo điều kiện cụ thể của từng ngân hàng mà mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố sẽ khác nhau đến hiệu quả hoạt động.

3.2.1. Nhân tố khách quan:

3.2.1.1. Mơi trƣờng kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nƣớc:

Tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một xu thế tất yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Tồn cầu hố tạo ra mối quan hệ gắn bó, sự tuỳ thuộc lẫn nhau và những tác động qua lại hết sức nhanh nhạy giữa các nền kinh tế. Thơng qua q trình tự do hố và thuận lợi hố thƣơng mại dịch vụ đầu tƣ, tồn cầu hóa tạo cho các quốc gia nói chung và hệ thống ngân hàng các nƣớc nói riêng nhiều cơ hội mới nhƣ tranh thủ đƣợc các nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ các nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ quá trình hội nhập, nhƣ phải cạnh tranh với những tập đồn tài chính lớn mạnh, đầy tiềm lực về vốn, cơng nghệ, quản lý…

Do đó, hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu, song tiến trình tự do hố tài chính ngân hàng ở mỗi quốc giai phải đƣợc tiến hành với những bƣớc đi phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế đất nƣớc đó, phải tiến hành phát huy nội lực và nâng cao năng lực quản lý, phải thực hiện nhiều quá trình tự cải cách hoàn thiện

để đảm bảo hiệu quả hoạt động và nâng cao sức cạnh tranh so với các quốc gia khác.

3.2.1.2. Môi trƣờng pháp lý:

Môi trƣờng pháp lý là cơ sở tiền đề cho các ngành kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

Môi trƣờng pháp lý bao gồm tính đồng bộ và đầy đủ của hệ thống luật, các văn bản dƣới luật, việc chấp hành luật và trình độ dân trí. Trong đó, hệ thống luật đóng vai trị quan trọng trong việc điều hành nền kinh tế thị trƣờng. Nếu hệ thống luật pháp đƣợc xây dựng không phù hợp với các yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì sẽ là một rào cản lớn cho quá trình phát triển kinh tế.

Xét về ngành ngân hàng nói riêng: đối với các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển, họ có một hệ thống luật khá đầy đủ và đƣợc sửa đổi bổ sung nhiều lần trong quá trình phát triển của mình, mơi trƣờng pháp lý của họ đang ngày càng hoàn thiện hơn, hệ thống ngân hàng theo đó đáp ứng ngày càng hiệu quả vai trò trung gian tài chính của mình.

Ngƣợc lại, mơi trƣờng pháp lý sẽ gây rủi ro, trở ngại cho các hoạt động của ngân hàng khi mơi trƣờng pháp lý đó chƣa hồn thiện hoặc cách thức thi hành còn chƣa đảm bảo tính thời gian, tính nghiêm minh – đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển.

3.2.2. Nhân tố chủ quan:

Nhóm nhân tố chủ quan bao gồm các nhân tố bên trong của chính ngân hàng đó nhƣ về năng lực tài chính, khả năng quản trị, tiến bộ trong cơng nghệ, trình độ và chất lƣợng của đội ngũ lao động…

3.2.2.1. Năng lực tài chính:

Yếu tố tài chính quan trọng nhất của ngân hàng thƣơng mại là vốn, bao gồm vốn pháp định và quỹ dự trữ.

Vốn pháp định: là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp. Tiềm lực về vốn chủ sở hữu ảnh hƣởng đến quy mô kinh doanh của ngân hàng nhƣ:

khả năng huy động và cho vay vốn, khả năng đầu tƣ tài chính và trang bị cơng nghệ. Do đó, vốn chủ sở hữu ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Các quỹ dự trữ thì bao gồm: quỹ dự trữ đƣợc trích từ lợi nhuận hàng năm để bổ sung cho vốn pháp định giúp tăng quy mô vốn của ngân hàng. Quỹ dự trữ đặc biệt cũng là loại vốn đƣợc trích từ lợi nhuận để bù đắp rủi ro trong quá trình hoạt động nhƣ nợ khó địi, lỗ trong hoạt động nghiệp vụ chứng khoán.

Nhƣ vậy, vốn là điều kiện cơ bản đảm bảo quy mô kinh doanh của một ngân hàng và khả năng bù đắp tổn thất có thể xảy ra, quyết định phần lớn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Thứ hai, tài sản có cũng là một nhân tố tác động lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Một ngân hàng thƣơng mại phải đảm bảo tồn bộ giá trị tài sản có phải lớn hơn các khoản nợ thanh toán ở mọi thời điểm, để tránh mất khả năng thanh toán dẫn đến nguy cơ phá sản . Tuy nhiên, nếu chỉ xét về khối lƣợng tài sản có thơi thì chƣa đủ mà cần phải xem các tài sản có chuyển thành tiền ngay đƣợc hay không, để tránh rơi vào trƣờng hợp có đủ khả năng trừ nợ nhƣng lại thiếu thanh khoản để trang trải các khoản nợ tức thời, cũng coi nhƣ ngân hàng thiếu khả năng thanh tốn và có nguy cơ dẫn đến phá sản.

Các ngân hàng phải giữ rủi ro trong giới hạn nhất định, phải đảm bảo thanh khoản theo mức độ cần thiết trong kết cấu tài sản có và mức độ sinh lãi chấp nhận để có thể đứng vững và cạnh tranh đƣợc trong môi trƣờng kinh doanh, Quá chú trọng đến yếu tố này hoặc yếu tố khác thì sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh. Nếu một ngân hàng thận trọng về rủi ro, nâng cao quá mức về thanh khoản thì sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm và nguy hại hơn là làm cho khách hàng mất tin tƣởng, đi tìm nơi khác có lợi cho họ hơn. Ngƣợc lại, nếu chấp nhận rủi ro cao, thanh khoản thấp để mở rộng các nghiệp vụ sinh lời thì sẽ có nguy cơ mất khả năng thanh toán, dễ dẫn đến phá sản. Tất cả những điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của ngân hàng.

3.2.2.2. Năng lực quản trị, điều hành:

Quản trị, điều hành là đầu tàu cho hoạt động trong ngân hàng. Năng lực quản trị điều hành trƣớc hết phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để ứng phó với những tình huống trong thị trƣờng liên tục biến đổi.

Tiếp theo năng lực quản trị thể hiện qua việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện thành công các mục tiêu, chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với tình hình của ngân hàng.

Năng lực quản trị, điều hành còn đƣợc phản ánh bằng khả năng giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao năng suất sử dụng các đầu vào để có thể tạo đƣợc tập hợp đầu ra cực đại.

Nhƣ vậy, năng lực quản trị, điều hành là một yếu tố không hề nhỏ trong việc quyết định hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.

3.2.2.3. Năng lực công nghệ:

Trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, nếu chỉ duy trì cung ứng các dịch vụ truyền thống thì các ngân hàng khơng thể nào giữ vững vị thế của mình đƣợc. Chính vì vậy, trong thập niên qua công nghệ thông tin đƣợc xem nhƣ một xu hƣớng chính trong hoạt động ngân hàng hiện đại, các giải pháp kỹ thuật đƣợc lựa chọn phù hợp đảm bảo cho sự phát triển công nghệ tin học ngân hàng đúng hƣớng, giúp các ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, chiếm lĩnh thị phần bằng các thiết bị giao dịch tự động, tăng cƣờng năng lực và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Xu hƣớng mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển các giao dịch ngân hàng điện tử đã góp phần nâng cao năng lực quản lý của hệ thống ngân hàng.

Trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, các ngân hàng đã và đang ngày càng nỗ lực để ứng dụng công nghệ hiện đại vào các hoạt động tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời dân, các nhà đầu tƣ tiếp cận sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiên tiến – đảm bảo hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh.

3.2.2.4. Nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực là đội ngũ giúp đảm bảo xây dựng và thực hiện thành công các mục tiêu, chiến lƣợc, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo khả năng ứng phó tốt với biến động, giành lợi thế cạnh tranh trên từng phân đoạn thị trƣờng, đảm bảo an toàn và lành mạnh của toàn hệ thống ngân hàng.

Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi những dịch vụ mới, chất lƣợng cao hơn từ ngân hàng, do đó đội ngũ lao động cũng phải đƣợc nâng cao để đáp ứng kịp thời với những biến đổi của thị trƣờng. Nguồn nhân lực có đạo đức nghề nghiệp và giỏi về nghiệp vụ chuyên môn sẽ giúp ngân hàng ngăn ngừa và giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, đầu tƣ và giúp giữ chân đƣợc khách hàng. Hay nói cụ thể là đội ngũ nhân viên giỏi sẽ giúp giảm chi phí hoạt động và tăng lợi nhuận trong kinh doanh của ngân hàng.

Tuy nhiên, khi thiếu nguồn nhân lực, nhất là các ngân hàng mới ra buộc phải đẩy chi phí này lên, thậm chí sẽ dẫn đến sự cạnh tranh hỗn loạn trên thị trƣờng nhân lực. Các ngân hàng thâm niên muốn giữ đƣợc ngƣời thì buộc phải nâng theo, ngân hàng mới khơng lấy đƣợc ngƣời thì lại tiếp tục đẩy cao. Điều đó sẽ đẩy chi phí tiền lƣơng, tiền cơng lao động của các ngân hàng bị đội lên, mặc dù chất lƣợng lao động có thể chƣa tƣơng xứng, dễ dẫn đến rủi ro và dĩ nhiên ảnh hƣởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn có bao nhiêu tỷ lệ % là vốn nhàn rỗi đƣợc huy động trong dân cƣ, tức là khả năng huy động vốn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình DEA và mô hình hồi quy tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 37)