Đảm bảo tính độc lập và tập trung của bộ phận quản lý rủi do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 78 - 79)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

5.2. Giải pháp hoàn thiện danh mục cho vay

5.2.1.3. Đảm bảo tính độc lập và tập trung của bộ phận quản lý rủi do

do trong mỗi ngân hàng

Để đảm bảo công tác quản trị danh mục cho vay được thực hiện theo đúng kế hoạch, đảm bảo mức lợi nhuận kỳ vọng và hạn chế rủi ro tập trung danh mục ở mức thấp trong giới hạn chịu đựng của ngân hàng, cần quan tâm và coi chọng các nhân tố chi phối việc kiểm soát các hoạt động cho vay. Cụ thể chính là tính độc lập của bộ phận quản lý rủi ro tại mỗi ngân hàng. Sự tách biệt của bộ phận quản lý rủi ro và các bộ phận nghiệp vụ khác là rất cần thiết, để đảm bảo rằng các công việc và quyết định của bộ phận này sẽ khơng bị chi phối bởi q trình tác nghiệp, bởi lợi ích,… của bộ phận khác, cũng như thực hiện đúng nguyên tắc tách rời giữa bộ phận tạo ra rủi ro (bộ phận cho vay) và bộ phận kiểm sốt rủi ro. Bên cạnh đó, các loại rủi ro không nên bị chia nhỏ, mà nên quản lý tập trung bởi một bộ phận quản lý rủi ro, bộ phận này sẽ là đầu mối tiếp nhận tất cả thông tin, chịu trách nhiệm về việc đánh giá, phân tích và tổng hợp tất cả thơng tin về khoản vay và các loại rủi ro. Điều này sẽ giúp ngân hàng đánh giá tổng thể rủi ro danh mục cho vay một cách chính xác và dễ dàng hơn.

Thực tế cho thấy có những ngân hàng có bộ phận quản lý rủi ro nhưng chưa đảm bảo được tính độc lập của bộ phận này, bởi lẽ bộ phận này vẫn thuộc quyền chỉ đạo và hưởng lợi ích từ kết quả lợi nhuận của chi nhánh, hoặc thuộc sự chỉ đạo của giám đốc điều hành. Do đó kiến nghị thay đổi cơ cấu tổ chức bộ phận quản lý rủi ro như sau:

Thứ nhất: Cơ cấu bộ phận quản lý rủi ro trực thuộc ban điều hành, theo chỉ đạo hệ thống dọc, xuyên suốt tới các chi nhánh. Tức là thành lập bộ phận quản lý rủi ro tại hội sở, và kéo dài bộ phận này đến các chi nhánh của ngân hàng. Như vậy các thành viên của phòng quản lý rủi ro sẽ chịu sự chỉ đạo và hưởng lợi ích từ hội sở, mà không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của chi nhánh. Do đó bộ phận này sẽ độc lập và khách quan trong công tác quản lý rủi ro. Thêm vào đó, cơ cấu tổ chức

theo ngành dọc sẽ giúp thông tin về quản lý danh mục được xuyên suốt, tình hình về diễn biến hoạt động cho vay và rủi ro tập trung danh mục sẽ được cập nhật thường xuyên đến ban lãnh đạo quản lý rủi ro, để có những chỉ đạo kịp thời hiệu quả.

Thứ hai: Để đảm bảo bộ phận quản lý rủi ro tại các ngân hàng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cần xác định rõ những cơng việc thuộc chức năng của bộ phận này như:

- Nghiên cứu xây dựng mơ hình đo lường rủi ro để tính tốn mức tổn thất mà

danh mục cho vay có thể đem lại, đồng thời xác định khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng thông qua các đặc điểm riêng của ngân hàng về quy mô tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu,…

- Xác định các giới hạn, mức cho vay an toàn đối với từng khách hàng, và

nhóm khách hàng theo tiêu chí ngành nghề kinh tế, thời hạn, khu vực vùng miền, thành phần kinh tế,...và đảm bảo có cơ chế giám sát chặt chẽ việc thực hiện các giới hạn này

- Là bộ phận đầu mối tập hợp tất cả thông tin về hoạt động cho vay và các rủi

ro liên quan, đảm bảo cung cấp thông tin một cách thường xuyên và liên tục đến ban điều hành để có những đánh giá tồn diện trên tổng thể danh mục cho vay của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)