Cơ cấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 43 - 45)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

3.2.1. Cơ cấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế

Theo quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007, hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam gồm 5 cấp, trong đó ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt như sau: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Khai khống; Cơng nghiệp chế biến chế tạo; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hịa khơng khí; Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải; Xây dựng; Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tơ, xe máy và xe có đơng cơ khác; Vận tải kho bãi; Dịch vụ lưu trú và ăn uống; Thông tin và truyền thơng; Hoạt động tài chính. ngân hàng và bảo hiểm; Hoạt động kinh doanh bất động sản; Hoạt động chuyên môn, khoa học và cơng nghệ; Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; Hoạt động của Đảng Cộng Sản, tổ chức chính trị- xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt buộc; Giáo dục và đào tạo; Y tế và

65.27% 76.16% 74.62% 77.01% 83.97% 84.73% 78.90% 81.02% 81.04% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Hoạt động làm thuê các cơng việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình; Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế.

Tỷ trọng danh mục cho vay theo ngành kinh tế của các NHTM Việt Nam được thể hiện ở phụ lục 7. Qua báo cáo tài chính của các ngân hàng ở mục thuyết minh báo cáo tài chính, nhận thấy rằng qua thời gian phát triển hầu hết các ngân hàng đã mở rộng hoạt động cho vay đến tất cả các lĩnh vực thuộc 21 ngành của hệ thống kinh tế. Điều đó cho thấy các ngân hàng có một sự đa dạng trong danh mục cho vay đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh tế, không phải chỉ tập trung vào một vài ngành mà bỏ qua cơ hội đầu tư đến nhiều ngành kinh tế khác. Tỷ trọng cho vay các ngành có sự chuyển dịch qua các năm tùy thuộc chính sách từng ngân hàng.

Trong giai đoạn 2007-2015, các ngân hàng cho vay đầu tư trên nhiều ngành kinh tế, nhưng chủ yếu tập trung cao ở một số ngành cơ bản: thương mại, xây dựng, sản xuất và công nghiệp chế biến (Công nghiệp chế biến bao gồm công nghiệp chế biến chế tạo; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hịa khơng khí; cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải).

Riêng những năm 2007-2010, các ngân hàng tập trung danh mục cho vay cao đến ba nhóm ngành trên, và có xu hướng tăng tỷ trọng cho vay đến ba nhóm ngành này qua các năm. Cũng trong giai đoạn này lợi nhuận của các ngân hàng đạt đươc khá cao, và có sự gia tăng qua các năm. Đến giai đoạn 2011-2015, đa phần các ngân hàng giảm tỷ trọng cho vay ba nhóm ngành trên qua các năm và có sự dịch chuyển hoạt động cho vay đến nhiều ngành kinh tế khác: hoạt động dịch vụ tại hộ gia đình, hoạt động cho vay phục vụ cá nhân và cộng đồng, hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác. Thời gian này, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ và sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN đối với hoạt động của ngành ngân hàng. Do đó, giai đoạn này lợi nhuận các ngân hàng có sự sụt giảm so với giai đoạn trước.

Biểu đồ 3.6. Tỷ trọng dư nợ cho vay tổng ba ngành thương mại, sản xuất và cơng nghiệp chế biến, xây dựng được tính trung bình của các NHTM có quy mơ lớn.

Nguồn: Tổng hợp và xử lý số liệu từ báo cáo tài chính các NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)