Tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

2.3. Tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của ngân hàng

2.3.1. Tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận ngân hàng

Có nhiều quan điểm trái chiều về tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận ngân hàng. Một số quan điểm cho rằng danh mục cho vay có mức độ tập trung cao sẽ đem lại hiệu quả cao hơn cho các ngân hàng. Theo quan điểm này có Michael C. Jensen 1986, AP Meyer và TJ Yeager 2001, Stomper 2004, Acharya và cộng sự 2006,…Các tác giả này cho rằng các doanh nghiệp nên tập trung hoạt động kinh doanh của họ trên một số lĩnh vực để có thể đạt được lợi ích từ việc chun mơn hóa. Cùng quan điểm này là những lập luận cho rằng nên tập trung danh mục cho vay bởi lẽ việc đa dạng hóa sẽ trở nên kém hấp dẫn do việc đa dạng hóa danh mục cho vay sẽ làm gia tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác. Cũng theo nghiên cứu của Benjamin M. Tabak và cộng sự (2010) đã kết luận rằng danh muc cho vay tập trung sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng cả về lợi nhuận và vấn đề nợ xấu. Lý do là bởi vì khi tập trung danh mục cho vay, ngân hàng sẽ có sự chun mơn hóa trong các lĩnh vực mà họ cho vay, từ đó làm gia tăng hiệu quả giám sát, và do đó làm gia tăng lợi nhuận. Việc tập trung danh mục cho vay không những giúp các ngân hàng dễ dàng hơn trọng việc theo dõi các khoản tín dụng, bên cạnh đó các ngân hàng này ít phải đối mặt với sự cạnh tranh hơn so việc đa dạng hóa đầu tư trên nhiều lĩnh vực.

Trái ngược với những nhận định trên, một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy việc đa dạng hóa danh mục cho vay sẽ đem lại hiệu quả cao hơn cho các ngân hàng. Theo Diamond (1984) cho rằng các ngân hàng nên đa dạng hóa danh mục cho vay, bởi lẽ việc mở rộng cho vay đến đa dạng các lĩnh vực sẽ làm giảm xác suất vỡ

nợ của các ngân hàng. Điều này được lý giải là do tình trạng thơng tin bất cân xứng, vì vậy đa dạng hóa sẽ làm giảm chi phí trung gian tài chính. Theo Bis (1991) cho rằng nếu các ngân hàng ít đa dạng hóa trong danh mục cho vay, tức chỉ tập trung cho vay một số lĩnh vực nhất định, sẽ dễ gặp nguy hiểm khi nền kinh tế bị suy thoái. Tác giả chỉ ra rằng nhiều ngân hàng đã rơi vào khủng hoảng trong 25 năm qua, và một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do việc tập trung cao trong danh mục cho vay. Bằng chứng thực nghiệm là các ngân hàng Argentinean trong cuộc khủng hoảng tài chính Argentinen năm 2001 và 2002 (Bebczuk và Galindo, 2008), các ngân hàng Austrian giai đoạn 1997-2003 (Rosso và cộng sự, 2009). Theo nghiên cứu của Stefani P.S Rossi và cộng sự (2009) đối với 96 ngân hàng thương mại lớn nhất nước Úc giai đoạn 1997-2003 đã cho thấy rằng việc đa dạng hóa danh mục cho vay (đặc biệt là đa dạng về ngành nghề cho vay) đã làm giảm dự phòng nợ xấu trong tương lai, giảm chi phí, tiết kiệm nguồn nhân lực, gia tăng hiệu quả lợi nhuận ngân hàng. Cũng theo nghiên cứu này đã chỉ ra rằng chất lượng danh mục cho vay giảm là xuất phát từ nguyên nhân quản trị danh mục cho vay yếu kém.

Tuy nhiên bên cạnh đó có những quan điểm cho rằng đa dạng hóa danh mục cho vay và lợi nhuận có mối quan hệ phi tuyến với nhau. Cụ thể theo Winton (1999) cho thấy đa dạng hóa chỉ làm giảm nguy cơ thất bại của ngân hàng tronng trường hợp rủi ro ở mức vừa phải. Khi rủi ro ở mức thấp, ngân hàng sẽ được hưởng lợi nhiều từ hoạt đông cho vay nhờ chun mơn hóa hơn là đa dạng hóa. Ngược lại, khi rủi ro không trả đươc nợ cao, đa dạng hóa sẽ làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn, bởi lẽ đa dạng hóa có nghĩa là ngân hàng đang cho vay trên nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh tế, và việc thất bại không trả được nợ của một lĩnh vực kinh tế cũng dẫn đến sự phá sản của ngân hàng. Cũng theo Acharya và cộng sự (2002) đa dạng hóa giúp ngân hàng đạt được lợi nhuận cao khi các khoản cho vay có rủi ro thấp, khi các khoản cho vay có mức độ rủi ro cao, đa dạng hóa có thể làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Tác giả giải thích điều này là do sự xung đột lợi ích giữa các chủ nợ và chủ ngân hàng (tương tự như cuộc xung đột giữa người nắm giữ vốn chủ sở hữu ngân hàng và chủ nợ của ngân hàng được mô tả bởi Jensen và Meckling, 1976

và Myers, 1977) ngụ ý rằng gia tăng xác suất vỡ nợ làm giảm động cơ của chủ sở hữu ngân hàng trong việc giám sát các khoản cho vay. Nếu danh mục cho vay có rủi ro giảm giá cao, một sự cải tiến trong việc giám sát các khoản cho vay sẽ mang lại nhiều lợi ích cho chủ nợ hơn là chủ sở hữu ngân hàng. Bởi vì chi phí giám sát là do người chủ sở hữu ngân hàng gánh chịu, do đó khi danh mục cho vay có rủi ro cao, mà tăng sự đa dạng hóa sẽ ít khuyến khích chủ nợ trong việc giám sát các khoản cho vay, dẫn đến làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

2.3.2. Mơ hình tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận ngân hàng

2.3.2.1. Mơ hình hồi quy của Benjamin M.Tabak, Dimas M.Fazio and Danied O.Cajueiro (2010)

Benjamin và các cộng sự với nghiên cứu “ The effects of loan portfolio concentration on Brazilian bank’s return and risk” đã sử dụng mơ hình hồi quy để phân tích tác động của danh mục cho vay đến lơi nhuận và rủi ro tín dụng của ngân hàng, trong đó tác giả đã sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) để đại diện cho lợi nhuận ngân hàng đạt được.

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu được cung cấp bởi Ngân hàng Trung Ương Brazil và là dữ liệu bảng không cân bằng (theo tháng) của 96 ngân hàng thương mại Brazil với thời gian 74 tháng từ 01/2003 đến 02/2009, tổng hợp có 5175 quan sát.

Để phân tích tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận, nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (Feasible Generalized Least Squares, FGLS), với biến phụ thuộc là ROA hoặc ROE. Ưu điểm của mơ hình này là có thể khắc phục vấn đề trong hồi quy như tự tương quan bậc một, phương sai thay đổi. Tác giả kiểm tra giả thuyết bằng kiểm định Wald, với giả thuyết Ho: Khơng có hiện tượng phương sai thay đổi. Nếu giả thuyết Ho bị bác bỏ, có thể đi đến kết luận mơ hình FGLS có kết quả tốt nhất.

Phương trình hồi quy: Returnbt = βb0 + β1 · CMbt−1 + γ · Vbt−1+ τt + ϵ bt

Trong đó:

Returnbt : Lợi nhuận của Ngân hàng b tại thời điểm t, được đo bằng tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) hoặc tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Vbt-1: Là một vector của các biến kiểm soát (control variables) bao gồm: quy mô ngân hàng (bank’s size, SIZEbt)(lấy logarit tự nhiên), tỷ lệ vốn chủ sở hữu (Equity ratio, EQbt), biến giả là hình thức sở hữu ngân hàng (Bank-ownership dummies); CMbt-1: Là một trong những biện pháp đo lường mức độ tập trung của ngân hàng b tại thời điểm t (đo lường bằng chỉ số HHI).

τt: Là biến giả thời gian, trong bài nghiên cứu này biến giả thời gian thể hiện các điều kiện kinh tế của Brazil trong từng thời kì phân tích;

ϵ bt: Là giá trị còn lại;

Nếu β1>0 , danh mục cho vay tập trung sẽ làm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng, ngược lại β1<0 danh mục cho vay đa dạng hóa sẽ làm nâng cao lợi nhuận của ngân hàng.

Ngoài ra, bài nghiên cứu còn thực hiện kiểm tra xem liệu hình thức sở hữu ngân hàng có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa mức độ tập trung danh mục cho vay và lợi nhuận của ngân hàng hay khơng. Do đó, tác giả đã ước tính phương trình hồi quy sau:

Returnbt = βb0 + β1 · CMbt−1 + ∑2𝑗=1𝑎𝑗 · CMbt−1 · Owner. Dummyj+ γ · Vbt−1 + τt +

ϵ bt.

Với j thể hiện loại hình sở hữu ngân hàng ( ngân hàng nhà nước, ngân hàng tư nhân, ngân hàng nước ngồi).

2.3.2.2. Mơ hình hồi quy của Chris D’Souza and Alexandra Lai (2003) (2003)

Nghiên cứu “Does Diversification Improve Bank Efficiency” của Chris D’Souza và Alexandra Lai (2003) để điều tra hiệu quả các Ngân hàng Canada bị tác động như thế nào bởi việc tập trung danh mục cho vay theo ngành kinh tế và tập trung danh mục cho vay theo khu vực địa lý.

Số liệu dùng để nghiên cứu được lấy từ các báo cáo của các ngân hàng, các báo cáo này theo quy định phải nộp về cơ quan quản lý liên bang của các ngân hàng Canada và ngân hàng Trung Uơng Canada, và đa phần các dữ liệu được lấy theo quý, từ quý 1 năm 1997 đến quý 2 năm 2003. Nghiên cứu tập trung vào phân tích 5

ngân hàng có tổng tài sản lớn ở Canada là Ngân hàng Montreal, Nova Scotia, Royal bank, Canadian Imperial Bank of Commerce, and Toronto Dominion Canada Trust.

Phương trình hồi quy:

ROEit = Bank dummiesit+α1.HHI_Rit−1+α2.HHI_BLit−1+α3.HHI_Iit−1+controlsit+ ϵ it.

Trong đó:

HHI_R : Mức độ tập trung theo ngành khu vực địa lý (tỉnh, vùng lãnh thổ) HHI_BL: Mức độ tập trung theo lĩnh vực đầu tư của ngân hàng.

HHI_I: Mức độ tập trung theo ngành kinh tế

Controls: biến kiểm soát bao gồm: CAPRATIO (tổng vốn cấp 1 trên tổng tài sản điều chỉnh rủi ro), LSIZE (log của tổng tài sản), DEPRATIO (tỷ lệ tiêng gửi trên tổng tài sản), COMFEE (tỷ lệ phí và hoa hồng trên thu nhập rịng), DOUBT (tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản), và LGDP (log của GDP).

Với giả thuyết Ho là đa dạng hóa sẽ làm cải thiện lợi nhuận của ngân hàng, hoặc α1, α2, α3 <0.

Kết quả cho thấy tập trung danh mục cho vay theo ngành kinh tế sẽ làm tăng lợi nhuận ngân hàng đồng thời làm tăng rủi ro tín dụng, và khơng có mối quan hệ rõ ràng vơi hiệu quả ngân hàng. Tập trung danh mục cho vay theo khu vực địa lý sẽ cải thiện lợi nhuận ngân hàng, giảm rủi ro tín dụng và tăng hiệu quả hoạt động ngân hà

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã nêu lên được tổng quan lý thuyết cho toàn bộ luận văn, và giải quyết được những nội dung như sau:

- Làm rõ khái niệm danh mục cho vay, phân loại danh mục cho vay theo nhiều tiêu chí, trong đó chú ý đến phân loại danh mục cho vay tập trung và danh mục cho vay đa dạng hóa. Làm rõ các chỉ số đo lường mức độ tập trung của danh mục cho vay

- Làm rõ khái niệm lợi nhuận ngân hàng và các tiêu chí đo lường lợi nhuận NHTM.

- Nêu lên được cơ sở lý luận tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận, và một số mơ hình tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA DANH MỤC CHO VAY

ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 3.1. Tổng quan về tình hình hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam

3.1.1. Sự gia tăng về số lượng của các ngân hàng Việt Nam

Tính đến 31/12/2015 hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam được chia thành 6 nhóm: Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ, quỹ tín dụng nhân dân, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, văn phịng đại diện. Trong đó, hệ thống ngân hàng gồm có 7 ngân hàng thương mại nhà nước, 28 ngân hàng thương mại cổ phần, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 3 ngân hàng liên doanh; 2 ngân hàng chính sách (ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam và ngân hàng Phát triển Việt Nam), 1 ngân hàng hợp tác xã (trước đây là quỹ tín dụng nhân dân Trung ương). Hệ thống tổ chức tín dụng gồm 16 cơng ty tài chính, 11 cơng ty cho thuê tài chính, và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. Bên cạnh đó là 3 tổ chức tài chính vi mơ, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 50 văn phòng đại diện và hơn 1100 quỹ tín dụng nhân dân.

Trong sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn vừa qua, nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần có nhiều biến động mạnh nhất. Cụ thể, năm 2011 có 37 ngân hàng, năm 2012 giảm xuống còn 34 ngân hàng, năm 2013 và 2014 là 33 ngân hàng, và đến cuối năm 2015 đã giảm mạnh xuống còn 28 ngân hàng. Trong khi nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là nhóm duy nhất tăng lên về số lượng, từ mức 5 ngân hàng trong các năm trước đó lên thành 7 trong năm 2015.

Biểu đồ 3.1. Số lượng ngân hàng TMNN và ngân hàng TMCP

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Có thể lý giải hiện tượng trên là do theo quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của thủ tướng chính phủ, với đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015, thì năm 2015 là cuối cùng thực hiện đề án trên, do đó trong năm này đã diễn ra hoạt động mua bán sáp nhập sơi động giữa các tổ chức tín dụng.

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long sáp nhập vào NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ngày 25/5/2015; Ngân hàng TMCP Xăng dầu sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; và 3 Ngân hàng TMCP yếu kém (VNCB, Ocean Bank, GP Bank) được NHNN mua lại với giá 0 đồng để trở thành Ngân hàng TNHH Nhà nước Một thành viên. Nhóm các Ngân hàng TMCP, thì NHTM CP Mêkơng sáp nhập vào NHTM CP Hàng hải từ ngày 21/7/2015, ngân hàng TMCP Phương Nam đã sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gịn từ 1/10/2015.

3.1.2. Quy mơ tổng tài sản

Xét trên tồn hệ thống các tổ chức tín dụng, tổng tài sản tăng nhanh qua các năm, đến cuối năm 2015 đạt 7,319,317 tỷ đồng, tăng 12.35% so với năm 2014. Tuy nhiên trong giai đoạn từ 2011 đến 2015, năm 2012 tổng tài sản hệ thống các TCTD có mức tăng thấp nhất, chỉ đạt khoảng 2.5%. Vốn tự có tăng dần nhưng khơng đều

37 34 33 33 28 5 5 5 5 7 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2011 2012 2013 2014 2015 Số lượng NHTMNN và NHTMCP NHTM CP NHTM NN

qua các năm, tăng mạnh trong năm 2013, và năm 2014 tăng nhẹ ở mức 4.4% đạt 496,573 tỷ đồng. Vốn điều lệ có xu hướng tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng giảm dần, tính đến cuối năm 2014 tổng vốn điều lệ tồn hệ thống là 435,65 nghìn tỷ đồng, tăng 3,3% so với cuối năm 2013, và là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2010-2014. Điều này phần nào phản ánh sự thận trọng trong chiến lược tăng vốn của một số ngân hàng thương mại khi điều kiện kinh tế cịn nhiều khó khăn. Nhìn tổng thể số liệu của cả hệ thống TCTD cho thấy trong giai đoạn 2011-2015, với đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD và sự nỗ lực của ngành ngân hàng, cho thấy sự chuyển biến tích cực, hướng đi đúng đắn, và phù hợp với yêu cầu thực tế của thị trường. Bảng 3.1. Tài sản và vốn của tồn hệ thống tổ chức tín dụng Đơn vị: Tỷ đồng, % So sánh Chỉ tiêu Số tuyệt đối 2015 +/- Số tuyệt đối 2014 +/- Số tuyệt đối 2013 +/- Số tuyệt đối 2012 +/- Số tuyệt đối 2011 Tổng tài sản có 7,319,317 12.35 6,514,900 13.2 5,755,800 13.2 5,085,780 2.5 4,960,154 Vốn tự có 578,020 16.4 496,573 4.4 475,529 11.6 425,982 8.9 391,002 Vốn điều lệ 460,279 5.65 435,649 3.3 421,793 7.6 392,152 11.2 352,575

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước

Nhìn chung tổng tài sản của hệ thống các NHTM đều tăng qua các năm, trong đó có sự gia tăng mạnh mẽ vào năm 2007, 2009 và 2010. Điển hình trong năm 2007 là sự gia tăng mạnh nhất về quy mô tài sản của SHB. Trong năm này SHB có sự gia tăng đột biến trong khoản mục tiền, vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác, tăng 124 lần trong phần đầu tư chứng khoán và 8.5 lần trong phần cho vay khách hàng. Năm 2007 là năm đầu tiênViệt Nam gia nhập WTO, cùng với dòng tiền đầu tư nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)