Các hình thức của sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trong và ngoài mô hình sản xuất theo phương thức cánh đồng lớn tại huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 29 - 33)

2.2.2.1. Phân loại theo “độ sâu” của hợp đồng.

Theo Minot (1986), Shepherd và Eaton (2001) có thể phân loại hợp đồng theo “độ sâu” của các hình thức thỏa thuận. Theo hình thức này có ba hình thức cơ bản là (1) hợp đồng tiếp cận đầu ra về thị trường, (2) hợp đồng quản lý sản xuất và (3) hợp đồng cung cấp dịch vụ đầu vào.

- Hợp đồng tiếp cận về đầu ra thị trường: là một hình thức thỏa thuận và cam kết trước của các nhà thu mua (doanh nghiệp) về việc đảm bảo thu mua sản phẩm cho nhà sản xuất (nông dân) với giá cả, số lượng và chất lượng hàng hóa tại một thời điểm nhất định trước khi thu hoạch. Hình thức này chỉ phát huy hiệu quả khi giá cả trên thị trường ổn định và khơng có sự biến động lớn. Tuy nhiên, hình thức này cịn địi hỏi doanh nghiệp phải có sự dự báo chính xác về giá cả cịn về phía người nơng dân phải có trình độ sản xuất cao để có thể đảm bảo được số lượng và chất lượng sản phẩm như đã ký trong hợp đồng. Hình thức này sẽ làm giảm chi phí giao dịch cho hai bên trong việc tìm kiếm thị trường và khách hàng.

- Hợp đồng quản lý sản xuất: hình thức này địi hỏi người nơng dân phải thực hiện theo các yêu cầu kỹ thuật, quy trình sản xuất, đầu vào, thời điểm gieo trồng và các yêu cầu về xử lý sau thu hoạch do các doanh nghiệp thu mua đặt ra. Về phía doanh nghiệp, họ sẽ đảm bảo mua hàng hóa của nơng dân khi thu hoạch; bên cạnh đó, họ cịn chịu trách nhiệm chuyển giao kỹ thuật và giám sát quá trình sản xuất của nơng dân. Hình thức này sẽ giúp nơng dân giảm chi phí và thời gian rong việc tìm kiếm các thơng tin về kỹ thuật sản xuất, cịn doanh nghiệp thì giảm chi phí và rủi ro tìm kiếm sản phẩm có chất lượng.

- Hợp đồng cung cấp dịch vụ đầu vào: hợp đồng theo hình thức này doanh nghiệp sẽ cung cấp trước các đầu vào cho sản xuất của nông dân như giống, phân bón, thức ăn…dưới dạng tín dụng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn cung cấp kỹ thuật sản xuất và giám sát quá trình sản xuất của nơng dân. Hình thức này sẽ giúp cho doanh nghiệp kiểm sốt được tồn bộ quy trình sản xuất của nơng dân từ đầu vào cho đến đầu ra. Doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được tín dụng đã ứng trước cho người nơng dân thơng qua mua lại hàng hóa của nơng dân. Hình thức này xem ra có tính ưu việt hơn so với hai hình thức trước, giúp hai bên giảm được chi phí giao dịch trong việc tìm kiếm thơng tin về thị trường, khách hàng và chất lượng sản phẩm đầu vào.

2.2.2.2. Phân loại theo hình thức tổ chức thực hiện.

Các mơ hình sản xuất theo hợp đồng trong nông nghiệp rất đa dạng và việc phân loại chúng dựa trên đặc điểm của mùa vụ, mục tiêu và tiềm lực của các doanh nghiệp với kinh nghiệm của người nông dân (Shepherd và Eaton, 2001). Từ đó, (Shepherd và Eaton, 2001); Martin Prove (2012); Pallivi Sharma and Dr.S.D.Vashishtha (2012) đã chỉ ra năm mơ hình, đó là: mơ hình tập trung, mơ hình trang trại hạt nhân, mơ hình đa thành thành phần, mơ hình khơng chính thức và mơ hình trung gian.

Mơ hình tập trung: là mơ hình mà trong đó các doanh nghiệp (thường là các doanh nghiệp chế biến quy mô lớn) hợp đồng với nhiều người nông dân trong việc mua bán hàng hóa của họ với những tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng nhất định

(Martin Prove, 2012). Doanh nghiệp sẽ hỗ trợ các đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật, theo dõi quá trình sản xuất, kiểm sốt chất lượng và thu mua lại hàng hóa của nơng dân như đã thỏa thuận. Nông dân sẽ đầu tư về đất đai, công lao động, chuồng trại…và thực hiện theo đúng qui trình sản xuất do doanh nghiệp đặt ra. Như vậy, doanh nghiệp sẽ tốn nhiều chi phí như chi phí đầu tư, chi phí thu gom hàng hóa của nơng dân, chi phí theo dõi và giám sát kỹ thuật của người nông dân nhưng bù lại doanh nghiệp sẽ mua được hàng hóa có chất lượng. Mơ hình này thích hợp cho những sản phẩm có mùa vụ như thuốc lá, bơng vải, ớt, mía, chuối, cà phê, trà, cơ ca và cao su. Mức độ cung cấp đầu vào của các doanh nghiệp có thể biến đổi tùy theo loại cây trồng (Pallivi Sharma and Dr.S.D.Vashishtha, 2012) và Bijman (2008) cho rằng mơ hình này thường thích hợp cho các nơng trại lớn vì doanh nghiệp cần có đủ số lượng lớn hàng hóa để chế biến.

Mơ hình trang trại hạt nhân: đây là hình thức biến đổi của mơ hình tập trung, doanh nghiệp vẫn là bên mua sản phẩm nhưng lại nắm sở hữu về đất đai, tài sản. Bên bán sản phẩm chỉ thực hiện hình thức sản xuất tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của doanh nghiệp và bán lại hàng hóa cho doanh nghiệp đó. Hạn chế của mơ hình này đó là do nơng dân không nắm quyền sở hữu về đất đai và tài sản nên họ khơng có động lực mạnh mẽ trong sản xuất; trong khi đó, doanh nghiệp sẽ dựa vào việc sở hữu đất đai và tài sản để chèn ép giá thu mua. Shepherd và Eaton (2001) đề xuất mơ hình này nên sử dụng cho các loại cây lâu năm và thích hợp với những loại cây có sự chuyển giao và có chu kỳ (như cây cọ ở Indonesia).

Mơ hình đa thành phần: ở đó là một sự liên kết mạo hiểm giữa một tổ chức công cộng và một doanh nghiệp tư nhân liên kết với nông dân. Shepherd và Eaton (2001) cho rằng mơ hình này có thể bao gồm cả một quốc gia và/hoặc một địa phương và Bijman (2008) cũng xác nhận rằng mơ hình này được áp dụng phổ biến ở Trung Quốc. Hợp đồng theo mơ hình dựa trên chính phủ là nền tảng này thích hợp đối với các nước theo đuổi mục tiêu chính trị. Khâu tổ chức tốn kém, mất nhiều thời gian; tuy nhiên, mức độ rủi ro sẽ được chia đều cho các bên.

Mơ hình phi chính thức: thường được áp dụng bởi các doanh nghiệp cá thể hay các cơng ty có quy mơ nhỏ, là sự thỏa thuận miệng (phi chính thức) giữa các bên để đáp ứng cho việc sản xuất theo mùa vụ, như việc sản xuất trái cây hoặc rau và địi hỏi cơng nghệ chế biến không nhiều. Do quy mô của doanh nghiệp là nhỏ, vì vậy mơ hình này được hình thành một phần cịn do sự mở rộng của các nhà cung cấp khác (như tổ chức chính phủ và/hoặc phi chính phủ) có thể cung cấp các đầu vào cho sản xuất như là sự mở rộng và cung cấp vốn (Shepherd và Eaton, 2001). Hạn chế của mơ hình này là chỉ áp dụng trong cùng cộng đồng, qui mơ sản xuất nhỏ nên khó mở rộng phạm vi hoạt động, doanh nghiệp dễ gặp rủi ro và sẽ không đảm bảo được khả năng tái hoạt động.

Mơ hình trung gian: trong đó các doanh nghiệp ký hợp đồng với người nông dân thông qua người trung gian, thường là các hợp tác xã, thương lái hay chính quyền địa phương. Nông dân sản xuất qui mô nhỏ sẽ dễ dàng tham gia, doanh nghiệp có thể giảm được chi phí theo dõi, giám sát q trình sản xuất của nơng dân vì “nhà trung gian” thường là người ở địa phương nên nông dân dễ tin hơn các cán bộ của doanh nghiệp những người mà họ chưa bao giờ biết. Tuy nhiên, mức độ ràng buộc giữa nông dân và doanh nghiệp không cao nên cũng dễ dàng phá vỡ hợp đồng. Theo Shepherd và Eaton (2001), mơ hình này phổ biến ở Thái Lan và Indonesia, và mơ hình này sẽ làm gia tăng khoảng cách giữa người nông dân với các doanh nghiệp sản xuất và làm giảm sự kiểm soát của doanh nghiệp này.

Sản xuất theo hợp đồng trở nên quan trọng hơn đặc biệt là ở những nước có nền nơng nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, có sự sản xuất nhưng không được mua bởi các công ty đa quốc gia mà là những công ty nhỏ, công ty đại diện, hợp tác xã hoặc những người bn bán riêng lẻ. Hình thức này cịn quan trọng hơn đối với những nước có tiềm năng sản xuất nông nghiệp nhưng quy mô nhỏ, họ không thể cạnh tranh, khơng có khả năng tiếp cận các dịch vụ của sản xuất theo hợp đồng do các công ty mang lại. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, yếu tố quyết định mơ hình sản xuất theo hợp đồng là do hình thức mua bán. Sự phát triển của hình thức sản xuất theo hợp đồng khơng chỉ tạo sự phát triển cho khu vực nông thơn mà cịn

là sự hỗ trợ của các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ (NGOs) cho khu vực này khi các sự tiếp cận khác bị thất bại. Hình thức này nếu chỉ hướng về mục đích nhằm thúc đẩy quyền lực chính trị hơn là mục tiêu cho kinh tế và cải tiến kỹ thuật thì chắc chắn sẽ thất bại (Shepherd và Eaton, 2001).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trong và ngoài mô hình sản xuất theo phương thức cánh đồng lớn tại huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)