Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và trong nước về hiệu quả sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trong và ngoài mô hình sản xuất theo phương thức cánh đồng lớn tại huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 36)

xuất và sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng.

2.3.1. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới.

Nghiên cứu sản xuất theo hợp đồng trong nông nghiệp ở Lào: Di chuyển từ tự cung tự cấp sang nông nghiệp thương mại (Rice Contract Farming in Lao PDR: Moving from Subsistence to Commercial Agriculture) của các tác giả Sununtar Setboonsarng, PingSun Leung và Adam Stefan (2008). Sử dụng dữ liệu từ một cuộc khảo sát hộ gia đình của 332 nơng dân hợp đồng và 253 nơng dân khơng có hợp đồng. Sử dụng phương pháp so sánh điểm xu hướng và phân tích mơ hình hồi quy để đánh giá hiệu quả của sản xuất lúa có hợp đồng hợp đồng ở Lào, các nhà nghiên cứu đã cho thấy rằng khi tham gia sản xuất theo hợp đồng, nơng dân sẽ có được lợi nhuận cao hơn đáng kể so với người nơng dân khơng có hợp đồng. Bên cạnh đó, hợp đồng nơng nghiệp có xu hướng cung cấp sự gia tăng lớn trong thu nhập cho nông dân với hiệu suất dưới mức trung bình. Nghiên cứu này là một cơ chế dẫn đầu hiệu quả để tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi sang nền nơng nghiệp hàng hóa. Ngồi việc đưa vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) vào khu vực nơng thơn, sản xuất theo hợp đồng trong nơng nghiệp có thể là một cơng cụ hiệu quả để cải thiện lợi nhuận và nâng cao thu nhập của hộ nông dân có quy mơ nhỏ và làm giảm đói nghèo ở khu vực nông thôn của Lào Cai và các cộng sự (2008) thực hiện một nghiên cứu về sản xuất lúa gạo theo hợp đồng ở Campuchia. Nghiên cứu dựa trên việc sản xuất lúa gạo theo hợp đồng xuất khẩu ở Campuchia, sử dụng phương pháp so sánh trung bình hai mẫu độc lập, phương pháp so sánh điểm xu hướng (PSM) và mơ hình hồi quy. Kết quả cho thấy khi tham gia sản xuất theo hợp đồng, nơng dân sẽ có được nhiều lợi ích so với sản xuất tự do như được đảm bảo đầu ra cho lúa gạo, được vay vốn cho sản xuất, được cung cấp các dịch vụ cho sản xuất lúa, được bảo hiểm cho sản xuất và nhiều lợi ích khác. Và nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sản xuất

theo hợp đồng thì nơng dân sẽ có lợi nhuận cao hơn sản xuất tự do. Và nhóm nơng dân có diện tích đất canh tác lớn, ở gần trung tâm, tuổi của chủ hộ trẻ hơn và có trình độ học vấn cao sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ mơ hình này.

Trường hợp nghiên cứu về sản xuất theo hợp đồng ở Thái Lan: Bài học kinh nghiệm do Setboonsarng và các cộng sự thực hiện vào năm 2008. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên nguồn số liệu khảo sát vào năm 2007 với phương pháp so sánh điểm xu hướng và mơ hình hồi quy để so sánh sự khác biệt giữa sản xuất theo hợp đồng và sản xuất tự do. Kết quả cho thấy khi tham gia sản xuất theo hợp đồng, người nông dân sẽ được đảm bảo đầu ra và giá bán cho hàng hóa của mình, và được hỗ trợ kỹ thuật sản xuất. Đối với những nơng dân nghèo, họ cịn được cung cấp đầu vào và hỗ trợ vốn sản xuất từ các doanh nghiệp. Và hình thức sản xuất theo hợp đồng ở Thái Lan đã làm tăng thu nhập và lợi nhuận cho người nông dân, chuyển giao kỹ thuật và thúc đẩy nông nghiệp của nước này phát triển. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy rằng vai trị của chính phủ là rất lớn để phát triển và duy trì hình thức này.

Một nghiên cứu khác về sản xuất theo hợp đồng ở Thái Lan do Sriboonchitta và Wiboonpoongse (2008) đã đánh giá bài học kinh nghiệm từ sản xuất theo hợp đồng trên nhiều địa điểm và loại hình sản xuất khác nhau từ đó lý giải cho sự thành cơng của mơ hình sản xuất theo hợp đồng ở Thái Lan. Trong đó ngun nhân để người nơng dân nước này tham gia vào sản xuất theo hợp đồng là do họ có được lợi nhuận cao hơn. Bên cạnh đó họ cịn được cung ứng vốn thơng qua tín dụng và được hỗ trợ kỹ thuật sản xuất. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra những bài học kinh nghiệm, nhưng đáng chú ý là: 1) sự minh bạch trong hợp đồng; 2) tính ha bằng trong hợp đồng; 3) rủi ro phải được chia sẻ hợp lý; 4) có sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương; 5) có sự hỗ trợ của các cơ quan cung cấp dịch vụ công về khoa học công nghệ; 6) phù hợp với các sản phẩm nông nghiệp cần chế biến.

Từ các nghiên cứu của các nước trên thế giới về sản xuất theo hợp đồng cho thấy, sản xuất theo hợp đồng có vai trị rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa. Sản xuất theo hợp đồng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nơng

dân đặc biệt là nơng dân nghèo, có diện tích đất ích như được hỗ trợ đầu vào cho sản xuất, được vay vốn, được đảm bảo đầu ra với giá bán hợp lý. Với phương pháp so sánh điểm xu hướng và phân tích mơ hình hồi quy đã cho thấy nơng dân trong hợp đồng sẽ có thu nhập và lợi nhuận cao hơn so với sản xuất tự do. Bên cạnh đó, sản xuất theo hợp đồng cịn nhấn mạnh vai trị của chính phủ mỗi nước, là cầu nối quan trọng để duy trì hình thức này và thúc đẩy nền nơng nghiệp của nước mình phát triển thơng qua kêu gọi đầu tư của khu vực tư nhân vào nông nghiệp.

2.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước.

Đinh Phi Hổ và Đoàn Ngọc Phả (2011), sử dụng phương pháp kiểm định Trung bình mẫu độc lập (T-test) và kiểm định Chi bình phương (Chi-square) để đánh giá sự khác biệt về sản xuất lúa của 309 hộ nông dân áp dụng công nghệ mới và nông dân canh tác theo tập quán tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả cho thấy: Nông dân được tập huấn công nghệ mới với các cải tiến cơ bản như sau: sử dụng giống được xác nhận; giảm lượng giống, lượng phân bón hóa học; giảm phun xịt thuốc bảo vệ thực vật và hạn chế phun thuốc trong vòng 40 ngày sau khi sạ mà vẫn giữ được năng suất. Từ đó, họ giảm được chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; chi phí sản xuất giảm, giá bán lúa cao hơn, giảm giá thành, tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.

“Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất tiêu thụ lúa gạo - Trường hợp cánh đồng mẫu lớn tỉnh An Giang” do Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Ngọc Vàng thực hiện vào năm 2012. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu 120 hộ (60 hộ trong mơ hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) và 60 hộ ngồi mơ hình CĐML. Bằng phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA) để phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế và tài chính giữa hai nhóm hộ. Kết quả:

- Về hiệu quả sử dụng vốn: khi các hộ đầu tư 1 đồng chi phí thì các hộ trong mơ hình CĐML thu được 0,75 đồng lợi nhuận trong khi đó các hộ ngồi mơ hình chỉ thu được 0,39 đồng lợi nhuận.

- Về hiệu quả sử dụng tiền mặt: Khi đầu tư 1 đồng tiền mặt thì các hộ trong mơ hình CĐML thu được 1,14 đồng trong khi đó các hộ ngồi mơ hình chỉ thu được 0,6 đồng.

Bên cạnh đó, các tác giả sử dụng hàm tuyến tính để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Với biến phụ thuộc là lợi nhuận, các biến độc lập gồm diện tích đất canh tác, trình độ học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm trồng lúa, chi phí giống, chi phí phân, chi phí thuốc, chi phí thuê lao động, giá bán lúa. Kết quả cho thấy các biến như diện tích đất canh tác, trình độ học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm trồng lúa, chi phí phân, chi phí thuốc, giá bán lúa có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Cụ thể, khi đầu tư cùng một đơn vị diện tích thì lợi nhuận của nơng hộ trong CĐML sẽ cao hơn nơng hộ ngồi mơ hình CĐML. Khi trình độ học vấn tăng lên 1 đơn vị thì lợi nhuận của nơng hộ trong CĐML sẽ cao hơn nơng hộ ngồi mơ hình CĐML. Khi giá bán tăng lên 1 đồng thì lợi nhuận của nông hộ trong CĐML sẽ cao hơn nông hộ ngồi mơ hình CĐML. Về chi phí phân bón: có tác động nghịch với lợi nhuận của 2 mơ hình, khi chi phí phân bón tăng 1.000 đồng sẽ làm cho lợi nhuận của hộ ngồi mơ hình giảm nhiều hơn so với lợi nhuận của nhóm hộ trong mơ hình.

Theo Cục Trồng trọt, 2012, trong quá trình thực hiện xây dựng mơ hình Cánh đồng mẫu lớn các bên tham gia đều thụ hưởng các lợi ích một cách cao nhất, trong đó nơng dân được hưởng lợi từ các dịch vụ phục vụ sản xuất, chất lượng vật tư nông nghiệp và các giá trị tăng thêm cho lúa từ các hoạt động dịch vụ nhiều nhất. Mơ hình cánh đồng mẫu lớn sẽ được áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến trong sản xuất, từng bước được dịch vụ hóa tất cả các khâu trong sản xuất từ giống, làm đất, chăm sóc, quản lý nước đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, tồn trữ,… các hoạt động dịch vụ này sẽ góp phần gia tăng năng suất, chất lượng và giá trị hạt gạo, tăng tính cạnh tranh và lợi nhuận. Về hiệu quả kinh tế trong mơ hình cánh đồng mẫu lớn tại 5 tỉnh: Đồng Tháp, Long An, Bạc Liêu, Tây Ninh, Trà Vinh cho thấy lợi nhuận thu được từ mơ hình cao hơn so với ngồi mơ hình từ 2,2 - 7,5 triệu đồng/ha, giá thành lúa từ 2.300-3.100 đồng/kg (giảm từ 120-600

đồng/kg so với ngồi mơ hình), số lần phun thuốc bảo vệ thực vật giảm từ 1,2 – 4,0 lần/vụ). Nguyên nhân do việc áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật đã làm tăng năng suất, đồng thời giảm chi phí sản xuất như lượng giống xạ, số lần phun thuốc trừ sâu bệnh.

Nghiên cứu “Phân tích hiệu quả tài chính của hộ sản xuất lúa theo mơ hình liên kết với doanh nghiệp ở tỉnh An Giang” do La Nguyễn Thùy Dung và Mai Văn Nam thực hiện vào năm 2015 thông qua phỏng vấn 338 hộ trực tiếp sản xuất lúa thuộc 4 huyện Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành và Tịnh Biên của tỉnh An Giang trong đó có 126 hộ tham gia liên kết với doanh nghiệp. Các tác giả đã sử dụng phương pháp kiểm định tham số trung bình hai mẫu độc lập để kiểm tra sự khác biệt về hiệu quả tài chính giữa nhóm nơng hộ tham gia và khơng tham gia theo mơ hình liên kết với doanh nghiệp. Kết quả cho thấy có sự khác biệt về năng suất, doanh thu và lợi nhuận giữa nhóm nơng hộ tham gia và khơng tham gia theo mơ hình liên kết với doanh nghiệp như sau:

- Về năng suất: nhóm hộ có liên kết năng suất là 8,34 tấn/ha, cao hơn nhóm hộ khơng liên kết 0,61 tấn/ha.

- Về doanh thu: trung bình nhóm nơng hộ tham gia liên kết có doanh thu cao hơn nhóm hộ khơng có liên kết với mức dao động từ 2,109 triệu đồng/ha đến 6,550 triệu đồng/ha. Nguyên nhân là do nhóm hộ liên kết có giá bán và năng suất cao hơn nhóm hộ khơng có liên kết.

- Lợi nhuận: lợi nhuận trung bình nhóm nơng hộ tham gia liên kết (dao động từ 9,879 triệu đồng/ha đến 19,983 triệu đồng/ha) cao hơn nhóm hộ khơng có liên kết (dao động từ 7,756 triệu đồng/ha đến 13,294 triệu đồng/ha).

Qua các nghiên cứu trước cho thấy, các tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh lợi ích chi phí kết hợp với hàm tuyến tính (hàm lợi nhuận) để phân tích, so sánh hiệu quả sản xuất lúa theo hợp đồng so với sản xuất tự do. Kết quả cho thấy có sự khác biệt đáng kể về hiệu quả sản xuất lúa giữa nhóm hộ xuất lúa theo hợp đồng so với sản xuất tự do. Hiệu quả sản xuất lúa bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), diện tích đất canh tác, kinh

nghiệm trồng lúa, kiến thức nông nghiệp và giá bán lúa của nông hộ. Sản xuất lúa theo hợp đồng được xem là mơ hình mới, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nông dân và doanh nghiệp cùng liên kết với nhau để cùng có lợi.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu

Đề tài được thực hiện theo quy trình nghiên cứu cụ thể như sau:

Phác thảo bảng câu hỏi

Phỏng vấn thử 7 mẫu Hoàn thiện bảng câu hỏi Thu thập dữ liệu (160 mẫu)

Mã hóa và làm sạch dữ liệu

Thống kê mơ tả, phân tích dữ liệu, so sánh

Viết báo cáo kết quả nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu

Đầu tiên, xuất phát từ các vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu tìm hiểu các khái niệm, cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu trước, kết hợp thảo luận nhóm với những người trồng lúa tiêu biểu, tham khảo ý kiến các chuyên gia kỹ thuật và các cán bộ khuyến nông.

Tiếp theo trên cơ sở lý thuyết đề ra, thơng qua kết quả nghiên cứu định tính từ q trình điều tra sơ bộ ban đầu hình thành mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết liên quan cho các biến, qua đó phát thảo bảng câu hỏi cho đề tài, tiến hành điều tra thử nghiệm một số bảng câu hỏi.

Kết quả điều tra thử nghiệm được dùng làm cơ sở để hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức, từ đó tiến hành thu thập dữ liệu nghiên cứu (mẫu điều tra), với cở mẫu n = 160. Mẫu điều tra sau khi thu về sẽ được kiểm tra, làm sạch, mã hóa trên máy tính.

Bước cuối cùng là phân tích dữ liệu bằng các kỹ thuật phân tích thơng qua ứng dụng các phần mềm Excel và phần mềm Stata 12 để thống kê mô tả, so sánh sự khác biệt về chi phí và hiệu quả sản xuất từ đó đưa ra kết luận và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho sản xuất lúa theo mơ hình cánh đồng lớn.

3.2. Dữ liệu nghiên cứu.

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.

- Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các báo cáo hằng năm của xã Lương Nghĩa, Phịng nơng nghiệp huyện Long Mỹ, Niên giám thống kê của huyện Long Mỹ và của tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp đại học, cao học và các nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài, thơng tin từ internet để tổng hợp các dữ liệu kết quả nghiên cứu mơ hình liên kết bốn nhà và “cánh đồng lớn” đã được nghiên cứu và thực hiện tại các vùng trên.

- Số liệu sơ cấp: được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp nông hộ bằng phiếu điều tra soạn sẵn với sự hỗ trợ của các cán bộ khuyến nông xã. Đối với các hộ tham gia sản xuất theo hợp đồng, điều tra thông qua các buổi tập huấn về kỹ thuật trồng lúa và trực tiếp tại nhà; đối với các hộ sản xuất không theo hợp đồng (sản xuất

3.2.2. Nguồn dữ liệu. 3.2.2.1. Số liệu thứ cấp. 3.2.2.1. Số liệu thứ cấp.

Số liệu thứ cấp được thu thập từ Cục Thống kê, Niên giám thống kê huyện, tỉnh; Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hậu Giang, Phịng nơng nghiệp huyện Long Mỹ và Ủy ban nhân dân xã Lương Nghĩa; luận văn tốt nghiệp đại học, cao học và các nghiên cứu khoa học; các trang web có liên quan.

3.2.2.2. Số liệu sơ cấp.

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp nông hộ tại xã Lương Nghĩa huyện Long Mỹ.

3.3. Số mẫu điều tra.

Để đảm bảo tính chính xác của ước lượng thống kê và độ tin cậy của nghiên cứu, ta phải xác định cỡ mẫu phù hợp. Cỡ mẫu là số lượng các phần tử của tổng thể được chọn vào mẫu. Cỡ mẫu phụ thuộc vào mức độ biến thiên của tổng thể và mức chính xác của đo lường mà ta muốn có. Ngồi ra, cỡ mẫu cũng phụ thuộc vào sự phức tạp của tổng thể (Trần Tiến Khai, 2014).

Việc xác định chính xác cỡ mẫu khảo sát sẽ ảnh hưởng đến mức độ phản ánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trong và ngoài mô hình sản xuất theo phương thức cánh đồng lớn tại huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)