Đánh giá tác động của việc thamgia sản xuất theo hợp đồng đến hiệu quả sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trong và ngoài mô hình sản xuất theo phương thức cánh đồng lớn tại huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 82 - 85)

sản xuất lúa (kết quả mơ hình PSM).

Bằng cách áp dụng các kỹ thuật của so sánh điểm xu hướng, tác giả đã xác định được điểm xu hướng và thỏa mãn thuộc tính cân bằng bằng cách thực hiện lệnh “pscore trong Stata”. Sau đó, tác giả dùng phương pháp so sánh cận gần nhất để tính tốn các tác động can thiệp bình qn của việc tham gia mơ hình cánh đồng lớn tác động như thế nào đến hiệu quả sản xuất lúa của nông dân trong và ngồi mơ hình bằng lệnh “attnd”. Kết quả với nhóm hộ nơng dân ngồi mơ hình, đã loại bỏ 51/80 hộ vì những hộ này quá khác biệt và làm khác biệt hiệu quả sản xuất lúa, chỉ cịn lại 29 hộ có đặc điểm tương đồng với nhóm hộ trong mơ hình làm cơ sở tính

tốn các tác động và so sánh hiệu quả sản xuất. Kết quả cụ thể được trình bày bên dưới.

4.6.1. So sánh về việc sử dụng các yếu tố đầu vào giữa nhóm hộ trong và ngồi mơ hình. mơ hình.

Bảng 4.23. So sánh về việc sử dụng các yếu tố đầu vào giữa nhóm hộ trong và ngồi mơ hình

Khoản mục Đơn vị tính ATT Std.Err t

Lượng lúa giống gieo sạ Kg/ha -42,588 4,526 -9,409

Lượng phân đạm Kg/ha -5,301 7,155 -0,741

Lượng phân lân Kg/ha -4,519 2,644 -1,709

Lượng phân kali Kg/ha 7,903 2,296 3,343

Ghi chú: ATT: Can thiệp bình quân trên đối tượng can thiệp

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016 Qua bảng 4.23 cho thấy, việc tham gia của hộ nông dân vào mơ hình cánh đồng lớn thực sự có tác động đáng kể đến các yếu tố đầu vào (giống, phân bón) mà hộ nơng dân đã sử dụng để sản xuất lúa. Cụ thể:

Lượng lúa giống gieo sạ: nhóm hộ nơng dân trong mơ hình sử dụng lượng lúa giống để gieo sạ ít hơn nhóm hộ ngồi mơ hình 42,5 kg/ha (t = -9,409).

Lượng phân đạm: nhóm hộ nơng dân trong mơ hình sử dụng lượng phân đạm ít hơn nhóm hộ ngồi mơ hình 5,3 kg/ha (t = -0,741).

Lượng phân lân: nhóm hộ nơng dân trong mơ hình sử dụng lượng phân lân ít hơn nhóm hộ ngồi mơ hình 4,5 kg/ha (t = -1,709).

Lượng phân kali: nhóm hộ nơng dân trong mơ hình sử dụng lượng phân kali nhiều hơn nhóm hộ ngồi mơ hình 7,9 kg/ha (t = 3,343).

Như vậy, khi tham gia mơ hình cánh đồng lớn, nơng dân được hướng dẫn kỹ thuật nên sạ thưa hơn, sử dụng phân bón cũng ít hơn so với hộ ngồi mơ hình.

4.6.2. So sánh các khoản mục chi phí của các hộ trong và ngồi mơ hình.

Các khoản mục chi phí sản xuất lúa của các hộ trong và ngồi mơ hình được thể hiện qua bảng số liệu 4.24.

Qua bảng 4.24 cho thấy việc tham gia mơ hình đã làm giảm tổng chi phí sản xuất cho hộ nơng dân thơng qua tiết kiệm chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí th lao động và chi phí bơm nước.

Chi phí giống: nhóm hộ nơng dân trong mơ hình tiết kiệm được 276.224 đồng/ha so với hộ ngồi mơ hình ( t = -2,572).

Chi phí phân bón: nhóm hộ nơng dân trong mơ hình tiết kiệm được 412.778 đồng/ha so với hộ ngồi mơ hình ( t = -3,140).

Chi phí thuốc BVTV: nhóm hộ nơng dân trong mơ hình tiết kiệm được 443.811 đồng/ha so với hộ ngồi mơ hình (t = -3,923).

Chi phí bơm nước: nhóm hộ nơng dân trong mơ hình tiết kiệm được 127.700 đồng/ha so với hộ ngồi mơ hình (t = -4,307).

Chi phí lao động: nhóm hộ trong mơ hình tiết kiệm được 466.875đồng/ha so với nhóm hộ ngồi mơ hình (t = -2,551).

Tổng chi phí: từ việc tiết kiệm chi phí giống, phân, thuốc, chi phí lao động, chi phí nước do đó tổng chi phí của nhóm hộ trong mơ hình cũng thấp hơn hộ ngồi mơ hình 1.772.346 đồng/ha (t = -4,843).

Bảng 4.24. So sánh chi phí sản xuất lúa của các hộ trong và ngồi mơ hình (tính cho 1 ha)

Khoản mục ĐVT ATT Std.Err t

Chi phí giống Đồng -276.224 107.393 -2,572

Chi phí phân bón Đồng -412.778 131.440 -3,140

Chi phí thuốc BVTV Đồng -443.811 113.124 -3,923

Chi phí bơm nước Đồng -127.700 29.650 -4,307

Chi phí lao động Đồng -466.875 183.041 -2,551

Tổng chi phí Đồng -1.772.346 365.945 -4,843

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016

4.6.3. So sánh hiệu quả sản xuất giữa nhóm hộ trong và ngồi mơ hình

Các khoản mục chi phí sản xuất lúa của các hộ trong và ngồi mơ hình được thể hiện qua bảng số liệu 4.25.

Bảng 4.25. So sánh hiệu quả sản xuất lúa của các hộ trong và ngồi mơ hình (tính cho 1 ha)

Khoản mục ĐVT ATT Std.Err t

Năng suất Kg/ha 449,748 123,918 3,629

Giá bán lúa Đồng 231 0.082 2,819

Doanh thu Đồng/ha 3.856.951 806.786 4,781

Tổng chi phí Đồng/ha -1.772.346 365.945 -4,843

Giá thành Đồng/ha -459 0,089 -5,170

Lợi nhuận Đồng/ha 5.629.297 972.884 5,786

Thu nhập Đồng/ha 5.660.678 940.637 6,018

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016 Kết quả từ bảng 4.25 cho thấy việc tham gia mơ hình cánh đồng lớn đã làm giảm giá thành, giảm chi phí, tăng năng suất, tăng thu nhập và lợi nhuận cho nông dân so với hộ không tham gia mơ hình. Chi tiết như sau:

Giá thành: giảm 459 đồng/kg lúa (t = -5,170). Năng suất: tăng năng suất 450 kg/ha (t = 3,629).

Lợi nhuận: tăng lợi nhuận 5.629.297 đồng/ha (t = 5,786). Thu nhập: tăng 5.660.678 đồng/ha (t = 6,018).

Giá bán lúa: tăng 231 đồng/kg (t = 2,819).

Như vậy, qua phương pháp PSM, cho thấy khi tham gia mơ hình cánh đồng lớn, nơng dân đạt hiệu quả sản xuất cao hơn so với hộ khơng tham gia: tiết kiệm chi phí sản xuất và năng suất lúa, lợi nhuận và thu nhập tăng hơn so với hộ khơng tham gia mơ hình.

4.7. Thuận lợi và nguyện vọng của người dân khi tham gia mơ hình cánh đồng lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trong và ngoài mô hình sản xuất theo phương thức cánh đồng lớn tại huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)