Thuận lợi và trở ngại của doanh nghiệp khi sản xuất theo hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trong và ngoài mô hình sản xuất theo phương thức cánh đồng lớn tại huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 34 - 36)

Theo Shepherd và Eaton (2001), khi tham gia sản xuất theo hợp đồng, các doanh nghiệp sẽ có được những thuận lợi như (1) tăng uy tín của các doanh nghiệp trong việc cung cấp hàng hóa cả về số lượng và chất lượng (giảm chi phí sàng lọc và chọn lựa hàng hóa); (2) trong nhiều trường hợp sẽ khơng cịn rủi ro cho sản xuất

của doanh nghiệp lẫn người nông dân; (3) xây dựng được các tiêu chuẩn và nhân tố niềm tin dựa trên các đặc điểm về cách thức sản xuất và đặc điểm mùa vụ; (4) giảm chi phí sản xuất như các chi phí thường xuyên và chi phí cố định từ đó doanh nghiệp có cơ hội mở rộng sản xuất; (5) giúp các doanh nghiệp có thể chủ động trong việc tăng hoặc giảm bớt sản xuất (từ đó các doanh nghiệp có thể ngừng sản xuất, đặc biệt là xác định được đã đạt ở đỉnh cao chưa); (6) chủ động được đầu vào do đó các doanh nghiệp có thể dự trữ cho sản xuất, từ đó sẽ mang đến lợi thế kinh tế theo quy mơ cho các doanh nghiệp. Do đó làm giảm tỷ lệ vay nợ và các doanh nghiệp có thể vận dụng sự hiểu biết để nghiên cứu cho sản xuất tốt hơn, ví dụ như tìm ra các mầm bệnh và giảm sự tương đồng huyết thống trong các loại cây trồng (Martin Prove, 2012).

Tuy nhiên bên cạnh đó là những trở ngại mà doanh nghiệp phải đối mặt:

- Do nông dân đã quen với phương thức sản xuất truyền thống nên các doanh nghiệp sẽ gặp khó khi muốn nơng dân thay đổi tập quán sản xuất và ứng dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất.

- Nơng dân có thể phá vỡ hợp đồng với doanh nghiệp và bán sản phẩm của họ ra bên ngồi.

- Doanh nghiệp phải có nhiều vốn để có thể cung ứng các đầu vào cho nơng dân và gặp rủi ro khi nông dân phá vỡ hợp đồng bán sản phẩm của họ ra bên ngoài.

- Trở ngại lớn nhất cho việc thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng ở các nước đang phát triển hiện nay là chi phí thực hiện ln ở độ cao vì đa số các nơng hộ có qui mơ sản xuất nhỏ, phân tán, trình độ sản xuất thấp nên các doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí rất cao cho việc hướng dẫn, giám sát, quản lý và thực thi hợp đồng với rất nhiều nơng dân (Barry và cộng sự, 1992).

Tóm lại, khi sản xuất theo hợp đồng thì nơng dân và doanh nghiệp vừa có lợi và cũng có những khó khăn cần giải quyết. Vì thế, cần phải thắt chặt mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp để sản xuất có hiệu quả và mang lại lợi ích cho cả hai bên. Ở nước ta, có nhiều mơ hình mà doanh nghiệp liên kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nơng dân, trong đó nổi bật là mơ hình cánh đồng lớn (CĐL) về hợp

đồng sản xuất và tiêu thụ lúa. Khơng ngồi xu hướng trên, nơng dân khi thực hiện mơ hình CĐL vừa có nhiều lợi ích vừa gặp khó khăn trong q trình hợp đồng với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trong và ngoài mô hình sản xuất theo phương thức cánh đồng lớn tại huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)