Nguyện vọng của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trong và ngoài mô hình sản xuất theo phương thức cánh đồng lớn tại huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 86)

Qua thời gian triển khai mơ hình cánh đồng lớn mặc dù còn gặp nhiều khó khăn tuy nhiên mơ hình đã mang lại nhiều hiệu quả cho nông dân. Điều này không những các hộ trong mơ hình nhận thấy mà kể cả các hộ dân trong vùng cũng nhận thấy được hiệu quả do mơ hình mang lại được thể hiện qua bảng nguyện vọng của người dân như sau:

Bảng 4.26. Nguyện vọng của người dân

Nguyện vọng của người dân

Trong mơ hình Ngồi mơ hình

Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ

(hộ) Tỷ lệ (%)

Tiếp tục hoặc tham gia mơ hình 78 97,50 57 71,25

Ngưng hoặc khơng tham gia mơ hình 2 2,50 23 28,75

Tổng 80 100,00 80 100,00

Đối với các hộ đã tham gia mơ hình cánh đồng lớn có 78 hộ (chiếm 97,5%) có nguyện vọng tiếp tục tham gia mơ hình. Điều này khẳng định rằng mơ hình cánh đồng lớn đã góp phần nâng cao lợi nhuận cho nơng dân và có được thị trường tiêu thụ ổn định.

Đối với nhóm hộ ngồi cánh đồng lớn, khi được hỏi về nguyện vọng của hộ nơng dân có muốn tham gia mơ hình cánh đồng lớn hay khơng, thì có đến 71,25% hộ dân có nguyện vọng tham gia mơ hình và họ đã làm đơn xin tham gia mơ hình. Đây là điều kiện để mở rộng mơ hình trong thời gian tới tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu rộng lớn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của thế giới và xây dựng thương hiệu cho hạt lúa của địa phương nói riêng và của vùng Đồng bằng sơng Cửu Long nói chung.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận.

Mơ hình cánh đồng lớn do Công ty CPBVTV An Giang đã từng bước hình thành được mối liên kết, trong đó mối liên kết dọc giữa nông dân và doanh nghiệp từng bước được củng cố và được thể hiện qua hợp đồng gia công sản xuất lúa. Công ty CPBVTV An Giang hỗ trợ cung ứng các đầu vào cho sản xuất như lúa giống, phân bón, thuốc BVTV, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Có thể nói đây là mơ hình khép kín từ đầu vào đến đầu ra.

Qua nghiên cứu cho thấy hiệu quả của mơ hình cánh đồng lớn như sau:

- Về hiệu quả kỹ thuật: khi tham gia mơ hình cánh đồng lớn, dưới sự hỗ trợ

kỹ thuật của các cán bộ “3 cùng”, người dân đã thay đổi tập quán sản xuất: sử dụng giống xác nhận để gieo trồng, giảm lượng giống gieo sạ từ 36-42,5 kg/ha, gieo sạ đồng loạt theo lịch thời vụ; thay đổi tập qn bón nhiều phân đạm, ít phân kali làm cho cây lúa dễ bị đổ ngã dẫn đến giảm năng suất, thay đổi cách phun thuốc từ phun thuốc theo định kỳ và kinh nghiệm sang phun thuốc theo sự hướng dẫn của các cán bộ kỹ thuật. Đặc biệt khi tham gia vào mơ hình cánh đồng lớn người dân được hướng dẫn kỹ thuật sử dụng nước tiết kiệm và điều này đã làm cho bộ rễ cây lúa phát triển tốt, mặt đất khô ráo vào cuối vụ giúp cây lúa ít đổ ngã làm cho năng suất lúa tăng từ 405-450 kg/ha so với hộ ngồi mơ hình, thuận tiện cho máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch lúa. Bên cạnh đó, khi tham gia mơ hình cánh đồng lớn cịn giúp nông dân ghi chép sổ tay sản xuất lúa giúp nơng dân tính được chi phí sản xuất, doanh thu từ đó tính được giá thành, lợi nhuận thu được từ sản xuất lúa. Đây là điều kiện tiền đề cho việc xây dựng vùng nguyên liệu rộng lớn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của thế giới và xây dựng thương hiệu cho hạt lúa của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung.

- Về hiệu quả kinh tế: khi tham gia mơ hình cánh đồng lớn giúp cho nơng

phân bón từ 388.830 đồng/ha - 412.778 đồng/ha, giảm chi phí thuốc BVTV từ 325.314 đồng/ha - 443.811 đồng/ha, chi phí bơm nước giảm từ 127.700 đồng/ha - 138.954 đồng/ha, chi phí lao động từ 450.000 đồng/ha - 466.875 đồng/ha từ đó tổng chi phí giảm từ 1.547.256 đồng/ha - 1.772.346 đồng/ha dẫn đến giá thành 1 kg lúa của các hộ trong mơ hình cũng giảm từ 398 đồng/kg - 459 đồng/kg. Thu nhập của các hộ trong mơ hình cũng tăng so với các hộ ngồi mơ hình từ 5.384.623 đồng/ha - 5.660.678 đồng/ha; lợi nhuận của các hộ trong mơ hình cũng tăng so với các hộ ngồi mơ hình từ 5.322.220 đồng/ha - 5.629.297 đồng/ha. Tỷ suất lợi nhuận/ tổng chi phí của các hộ trong mơ hình là 0,89 lần, cao hơn tỷ suất lợi nhuận /tổng chi phí của các hộ bên ngồi mơ hình 0,33 lần. Điều này nói lên rằng khi hộ nơng dân trong mơ hình đầu tư 1 đồng chi phí sẽ thu được 0,89 đồng lợi nhuận trong khi đó các hộ bên ngồi mơ hình đầu tư chỉ thu được 0,56 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu của các hộ trong mơ hình là 0,46 lần, cao hơn tỷ suất lợi nhuận /doanh thu của các hộ bên ngồi mơ hình 0,11 lần. Điều này nói lên rằng khi hộ nơng dân trong mơ hình đầu tư 1 đồng chi phí sẽ thu được 0,46 đồng lợi nhuận trong khi đó các hộ bên ngồi mơ hình đầu tư chỉ thu được 0,35 đồng lợi nhuận.

Như vậy, khi tham gia sản xuất theo hợp đồng, nơng dân sẽ có được hiệu quả cao hơn so với hộ khơng có hợp đồng (sản xuất tự do) và sẽ có được nhiều lợi ích như được cung ứng đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất lúa và bao tiêu thu hoạch so với hộ sản xuất tự do.

5.2. Kiến nghị.

5.2.1. Đối với nông dân.

5.2.1.1. Về kỹ thuật chăm sóc lúa.

Người dân cần tuân thủ theo kỹ thuật canh tác lúa được ngành nông nghiệp và các cán bộ “3 cùng” khuyến cáo để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất lúa. Cụ thể như sau:

Lượng giống gieo sạ: người dân có thói quen sạ dầy do đó năng suất lúa

khơng cao (vì khi sạ dầy cây lúa sẽ dễ bị nhiễm các loại bệnh, bông ngắn dẫn đến năng suất thấp); bên cạnh đó cịn tốn thêm chi phí để mua lúa giống và làm cho lợi

nhuận cũng bị giảm theo. Vì vậy, để tăng năng suất, tăng lợi nhuận, người dân cần giảm lượng giống gieo sạ, sạ với mật độ thưa. Tuy nhiên để thay đổi thói quen sạ dầy là một điều rất khó, vì vậy Trạm khuyến nơng huyện, Trung tâm khuyến nông tỉnh cần tăng cường công tác tuyên truyền hướng dẫn người dân.

Lịch thời vụ: từ kết quả nghiên cứu cho ta thấy lợi ích của việc sạ theo lịch

thời vụ giúp cây lúa tránh được dịch bệnh, nhất là các bệnh do rầy nâu là tác nhân chính như vàng lùn, lùn xoắn lá đây là các loại bệnh ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa, tăng chi phí thuốc BVTV và làm giảm lợi nhuận của nơng dân. Do đó để góp phần làm tăng năng suất lúa, tăng hiệu quả trong sản xuất lúa người dân cần tuân thủ gieo sạ theo lịch thời vụ do ngành khuyến nông khuyến cáo.

Sử dụng giống xác nhận: trong thời gian qua, ngành nông nghiệp đã đẩy

mạnh công tác nâng cao chất lượng lúa giống, khuyến cáo người dân sử dụng giống xác nhận. Qua nghiên cứu cho thấy khi người dân sử dụng giống xác nhận sẽ làm tăng năng suất lúa và tăng lợi nhuận của người dân. Phẩm cấp giống thể hiện chất lượng hạt giống, khi người dân sử dụng giống xác nhận sẽ giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, ít nhiễm sâu rầy, dịch bệnh làm tăng năng suất và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên hiện nay vẫn cịn nơng dân tự để giống vụ trước làm giống gieo sạ cho vụ sau và điều này làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt gạo. Do đó, trong thời gian tới người dân cần chuyển dần sang sử dụng giống xác nhận. Để làm được điều này nhà nước phải tăng cường công tác khuyến nơng, giúp người dân hiểu ra được lợi ích của việc sử dụng giống xác nhận; bên cạnh đó, nhà nước cần hỗ trợ nơng dân sử dụng giống xác nhận như hỗ trợ tiền trên một kg giống xác nhận để tăng hiệu quả trong sản xuất lúa của bà con nông dân.

Về phân bón: qua kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay người dân trong mơ

hình cánh đồng lớn đã dần thay đổi cách sử dụng phân bón: giảm sử dụng phân đạm tăng lượng phân kali kết hợp cách bón phân theo nhu cầu và từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa giúp cho cây lúa ít nhiễm bệnh, ít đổ ngã làm tăng năng suất, lợi nhuận của nơng dân. Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện nay, bón phân cân đối theo nhu cầu của cây lúa đang được ngành nông nghiệp quan tâm vì làm giảm lượng

phân bón dư thừa gây ơ nhiễm mơi trường. Tuy nhiên, bên cạnh các hộ tuân thủ rất tốt kỹ thuật bón phân do nhân viên “3 cùng’ hướng dẫn thì vẫn cịn một số hộ dân chưa thật sự làm theo vì họ vẫn cịn hồi nghi với kỹ thuật bón phân theo kỹ thuật mới. Do đó, trong thời gian tới, thông qua các cuộc hội thảo, tổng kết mùa vụ cần phải so sánh hiệu quả của việc bón phân theo phương pháp mới để người dân áp dụng theo.

Về cách sử dụng thuốc BVTV: qua kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả

của cách phun thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”, sử dụng thuốc theo loại bệnh, loại sâu rầy, không phun theo định kỳ. Do đó, trong thời gian tới, nơng dân cần tuân thủ theo cách phun thuốc do ngành nông nghiệp và cán bộ “3 cùng’ khuyến cáo, có như vậy mới giúp cho người dân chủ động với các loại dịch bệnh, khơng sử dụng lãng phí các loại thuốc BVTV mà cịn tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận đồng thời góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.

Ứng dụng kỹ thuật tưới nước tiết kiệm: cùng với sự tiến bộ kỹ thuật thì kỹ

thuật canh tác lúa theo hướng tiết kiệm nước cho thấy khi người dân ứng dụng kỹ thuật tiết kiệm nước sẽ giúp bộ rễ cây lúa phát triển tốt, không bị đổ ngã, tăng năng suất và lợi nhuận của người dân. Tuy nhiên để việc ứng dụng kỹ thuật này địi hỏi mặt ruộng phải có độ bằng phẳng tương đối. Hiện nay, ngành nông nghiệp đang xây dựng mơ hình ứng dụng cơng nghệ san phẳng mặt ruộng bằng tia lazer và hướng tới sẽ được áp dụng rộng rãi vào sản xuất nơng nghiệp. Do đó, trong thời gian tới người dân cần mạnh dạn áp dụng việc ứng dụng kỹ thuật san phẳng mặt ruộng theo hướng dẫn của cán bộ “3 cùng” và cán bộ ngành nông nghiệp để tiết kiệm nước tốt hơn qua đó làm giảm chi phí đầu vào và tăng lợi nhuận cho bà con.

5.2.2. Đối với chính quyền địa phương.

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân thấy được lợi ích của việc tham gia mơ hình cánh đồng lớn cũng như những nghĩa vụ mà nông dân phải thực hiện khi tham gia mơ hình cánh đồng lớn như phải tuân thủ kỹ thuật gieo sạ, thời gian gieo sạ, bón phân, phun thuốc, ghi chép sổ tay sản xuất lúa v.v…theo sự hướng dẫn của các cán bộ “3 cùng” để tăng hiệu quả sản xuất lúa.

Đầu tư nạo vét kênh thuỷ lợi, xây dựng đê bao khép kín, trang bị máy bơm nước....đảm bảo phòng ngừa xâm nhập mặn, ngập úng trong mùa mưa, đủ lượng nước tưới tiêu trong mùa khô đồng thời rửa phèn, mặn để hạn chế những thiệt hại cho nông dân.

Phịng Nơng nghiệp huyện, UBND xã hỗ trợ, vận động người dân đang sản xuất trong mơ hình cánh đồng lớn cần liên kết lại với nhau để hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác để thực hiện các dịch vụ như làm đất, bơm nước, thu hoạch lúa, vận chuyển lúa v.v…để tiết kiệm chi phí đầu vào trong sản xuất.

Nhà nước cần làm tốt vai trò làm cầu nối, thu hút doanh nghiệp tham gia vào mơ hình cánh đồng lớn; kết nối doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm trong mơ hình cánh đồng lớn để nông dân yên tâm đầu tư cho ruộng lúa của mình đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận.

5.2.3. Đối với doanh nghiệp.

Doanh nghiệp trong cánh đồng lớn có vai trị rất quan trọng trong mơ hình cánh đồng lớn; do đó trong thời gian tới để tăng hiệu quả cho người nông dân đồng thời cũng là cho doanh nghiệp thì cần thực hiện một số vấn đề sau;

- Tăng cường và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ kỹ thuật (cán bộ “3 cùng”).

- Cải tiến trong công tác thu mua lúa nhất là thống nhất với người dân về thời điểm thu hoạch lúa, đẩy nhanh tiến độ thu mua lúa của người dân vào các thời điểm thu hoạch rộ và hướng dẫn người dân để người dân hiểu rõ hơn về cách quy đổi lúa tươi sang lúa khô để người dân yên tâm liên kết với doanh nghiệp.

- Bên cạnh việc hỗ trợ kỹ thuật sản xuất lúa, trong thời gian tới cơng ty cần có các hoạt động xã hội như tổ chức cho nông dân tham quan các mơ hình sản xuất mới, quy trình canh tác hiện đại để nơng dân có thể học hỏi thêm kinh nghệm trong sản xuất lúa.

5.3. Hạn chế của đề tài.

Đề tài chỉ dừng lại phân tích hiệu quả của mơ hình cánh đồng lớn mà chưa phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận từ sản xuất lúa, phân

tích lợi ích của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cây lúa trong mơ hình cánh đồng lớn; phân tích chuỗi giá trị cây lúa trong mơ hình cánh đồng lớn.

Do giới hạn về thời gian và kinh phí nên tác giả chỉ nghiên cứu vụ Đơng Xuân 2015-2016 nên phần nào ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo.

Về thời gian nghiên cứu nên chọn thêm các vụ Hè Thu và Thu Đông để kết quả nghiên cứu thuyết phục hơn.

Đề tài làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về mơ hình cánh đồng lớn như nghiên cứu nâng cao chuỗi giá trị cây lúa trong mơ hình cánh đồng lớn, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận từ sản xuất lúa, phân tích lợi ích của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cây lúa trong mơ hình cánh đồng lớn; phân tích chuỗi giá trị cây lúa trong mơ hình cánh đồng lớn.

1) Cai, J., Ung, L., Setboonsarng, S., and Leung, P., 2008. Rice Contract Farming in Cambodia: Empowering Farmers to Move Beyond the Contract Toward Independence. ADBI Discussion Paper 109.

2) Colman, D. and Young, T., 1994. Principles of Agricultural Economics: Markets and Prices developed countries.

3) FAO (2001). Contract farming. Partnerships for growth, by Eaton, C. and Shepherd, A.W. FAO Agricultural Services Bulletin 145. Rome.

4) Glover, D., 1984. Contract farming and smallholder outgrower schemes in less-developed coutries. World Development 12: 1143-1157.

5) Okoruwa, V.O.; Akindeine, A.O.; Salimonu and K.K., 2009. Relative economic efficiency of farms in rice production: A profit function approach in North central Nigieria.

6) Prowse, M., 2012. Contract Farming in Developing Countries. A Review. À Savoir 12. Agence Franỗaise de Dộveloppement (AFD).

7) Sharma, P. and.Vashishtha, Dr.S.D., 2012. Contract farming: The Survey on

Diffirent Issues. International Journal of Computer Science & Management Studies, Vol. 12, Issue 03, Sept 2012.

8) Shepherd, A.W [CTA, Technical Centre for Agricultural and Rural Cooperation (ACP-EU)]., 2013. An introduction to Contract Farming.

9) Setboonsarng, S.; Leung, P.S.; and Stefan.A., 2008. Rice Contract Farming in Lao PDR: Moving from Subsistence to Commercial Agriculture.

10) Singh, S., 2002. Contracting out solutions: Political economy of contract farming in the India Punjab. World Development 30: 1621-1638.

11) Sriboonchitta, S., and Wiboonpoongse, A., 2008. Overview of Contract Farming in Thailand: Lessons Learned.

small-scale producers and buyers through business model innovation.

Danh mục tài liệu tiếng Việt

14) Cục Thống kê huyện Long Mỹ, 2016. Niêm giám thống kê 2015. 15) Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2016. Niêm giám thống kê 2015.

16) Đào Thế Tuấn, 1997. Kinh tế hộ nông dân. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 17) Đinh Phi Hổ, 2007. Kiến thức nông nghiệp - Hành trang của nông dân trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trong và ngoài mô hình sản xuất theo phương thức cánh đồng lớn tại huyện long mỹ tỉnh hậu giang (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)